Chọn xe tiết kiệm nhiên liệu để giảm áp lực tăng giá
Những tháng đầu năm 2022, thị trường xăng dầu trong nước liên tục xác lập những kỷ lục mới về giá, khiến không chỉ doanh nghiệp vận tải, mà phần lớn người tham gia giao thông sử dụng ô tô, xe gắn máy ý thức rõ hơn sự cần thiết của việc lựa chọn những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu để lưu thông, giảm áp lực chi phí khi giá nhiên liệu tăng.
Người tiêu dùng cần hiểu rõ quy định về nhiên liệu xe
Theo ông Trần Hoàng Phong, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam-Bộ GTVT), căn cứ Thông tư liên tịch số 43 của Bộ GTVT và Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, loại từ 7 chỗ trở xuống và Thông tư 40 của Bộ GTVT về hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ, Thông tư 59 đối với xe máy, tất cả kiểu loại xe đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 43, Thông tư 40 và Thông tư 59. Trong đó, tất cả các kiểu loại ô tô, mô tô, xe gắn máy đều phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường, gồm các chỉ tiêu về tiêu thụ nhiên liệu được in trên nhãn năng lượng, kết quả báo cáo thử nghiệm khí thải…
Giá xăng tăng cao từ đầu năm đến nay làm thay đổi thói quen sử dụng xe của người dân. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Còn ông Mai Văn Hiến (Vụ Môi trường-Bộ GTVT) chia sẻ, các phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là xe mô tô, chiếm 70% lượng xăng dầu cả nước, góp 22,6% lượng rác thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp giảm thiểu tác động này là việc đánh giá và dán nhãn mức tiêu thụ năng lượng đối với xe cơ giới. Do đó, các quy định về dán nhãn năng lượng trên xe ô tô, mô tô, xe gắn máy chính là yếu tố bắt buộc để các nhà sản xuất công khai mức tiêu hao nhiên liệu và đảm bảo người tiêu dung có thể hiểu rõ để chọn mua. Với các trường hợp không tuân thủ quy định, chế tài xử phạt hiện nay đang ở mức đình chỉ nhãn năng lượng, thu hồi chứng nhận.
Cụ thể, tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP, điều 30 đã quy định Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng. Điều 32 cũng quy định Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Trong năm 2022, Bộ GTVT cũng chủ trương xây dựng về mức tiêu thụ nhiên liệu với ô tô con, quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo công tác đo kiểm và công bố nhiên liệu.
Qua tìm hiểu thực tế, việc quyết định mua mẫu xe nào hiện nay của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tính thời trang, sự bền bỉ, nhiều trang bị hay đơn giản chỉ là thích… Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng tăng cao, việc kiểm soát chi phí đối với phương tiện giao thông đang dần thay đổi. Vì mức tiêu hao nhiên liệu của xe ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải ô tô, chưa kể tới ý thức của toàn bộ người dân đang quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường.
Về vấn đề này, ông Đặng Thanh Bình, Trưởng phòng dịch vụ (Công ty Yamaha Motor Việt Nam) cho hay, lợi ích xe tiết kiệm nhiên liệu mang lại rõ ràng như: Tiết kiệm được tiền bạc, giảm thời gian đến trạm xăng, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế cháy nổ… Do đó, các hãng xe đều đang tập trung nghiên cứu, sản xuất các mẫu xe đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu tối đa để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường, kèm theo các chính sách sau bán hàng như bảo dưỡng, kiểm tra miễn phí để duy trì tiết kiệm nhiên liệu trong thời gian dài.
Nắm rõ mức tiêu hao nhiên liệu
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, chỉ số tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe hiện nay được cống bố chỉ là con số trong phòng thử nghiệm, còn việc sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cách thức sử dụng – vận hành; bảo hành bảo dưỡng, kinh nghiệm của người sử dụng… Vì vậy, theo ông Đặng Thanh Bình, đối với người tham gia giao thông hiện nay, việc bảo dưỡng xe định kỳ có vai trò quan trọng, vì liên quan trực tiếp đến khả năng vận hành, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Bên cạnh đó, chủ xe, lái xe thường nói thói quen chạy xe gây ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nhiên liệu như: Chạy tốc độ thấp/cao hơn quá nhiều với mức độ tiêu thụ nhiên liệu; tăng/giảm ga quá nhanh, rồ ga, phanh gấp… cũng làm ảnh hưởng. PGS.TS Nguyễn Thành Công (Phó Trưởng khoa Cơ khí ô tô-Đại học GTVT) cho biết, thông số chỉ tiêu tiết kiệm nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào thông số tốc độ khai thác, ví dụ đi ở tốc độ cao nhất hoặc thấp nhất sẽ tiết kiệm nhiên liệu mà sẽ nằm ở vùng tốc độ, tất nhiên đối với mỗi một loại xe, vùng tốc độ này sẽ được thiết lập riêng. Để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, người sử dụng cần có kinh nghiệm trong quá trình vận hành xe để có thể vận hành tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất.
“Trên mỗi phương tiện, phương pháp đo mức tiêu hao nhiên liệu thường sẽ tương tự nhau, nhưng tuỳ từng công nghệ của các mẫu xe sẽ cách thể hiện khác nhau. Việc tính toán tiêu hao nhiên liệu trên xe còn phụ thuộc vào tốc độ đạp ga, vòng tua máy, cách vận hành xe của người sử dụng”, ông Nguyễn Thành Công chia sẻ.
Giá xăng tăng cao kỷ lục, doanh nghiệp vận tải gặp 'ác mộng'
Xăng dầu tăng giá mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp gây sức ép khủng khiếp lên doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực vận tải.
Trong kỳ điều chỉnh mới nhất, giá mỗi lít xăng A95 đã chạm 25.320 đồng, xăng E5 cao nhất là 24.570 đồng, giá các loại dầu cũng tăng mạnh. Việc giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu tiếp tục leo thang, trong khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục gây áp lực khủng khiếp đối với doanh nghiệp vận tải.
"Ác mộng" vì giá xăng tăng
Không giấu nổi sự lo lắng trước việc giá xăng dầu tăng cao kỷ lục, ông Tô Quang Học, Giám đốc Công ty TNHH Phiệt Học - đơn vị có nhiều đầu xe chuyên chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình cho hay, doanh nghiệp đang "vò đầu bứt tai" tìm phương án kinh doanh khi giá nhiên liệu liên tục tăng chóng mặt.
Giá xăng dầu tăng ở ngưỡng cao nhất trong 8 năm qua đã khiến các doanh nghiệp vận tải rơi vào tình cảnh khó khăn.
Xăng dầu chiếm 30 - 40% đơn giá vận chuyển nên việc nhiên liệu đầu vào tăng giá chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Hiện doanh nghiệp đang phải tính toán lại giá cước vận chuyển cho những chuyến xe sắp tới. Tuy nhiên, việc này không dễ, bởi mỗi chuyến chỉ lèo tèo vài khách.
"Hai năm nay, doanh nghiệp lao đao vì dịch COVID-19 kéo dài. Nay giá xăng dầu tăng cao kỷ lục không còn là nỗi lo nữa mà là ác mộng thật sự với ngành vận tải", ông Học nói.
Tương tự, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (chủ thương hiệu xe Sao Việt), cũng lo lắng không kém. Theo ông Bằng, giá xăng dầu thế giới tăng cao nên việc giá nhiên liệu đầu vào trong nước tăng vọt là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp gần như kiệt quệ vì dịch bệnh, nay giá xăng dầu chẳng khác nào cú đánh bồi đẩy họ đến bờ vực phá sản.
"Chúng tôi cũng không biết làm thế nào. Anh em nhà xe cũng chỉ biết nhìn nhau "cắn răng" mà chấp nhận. Tiếp tục chạy thì thua lỗ, nghỉ thì lấy đâu ra tiền trả lãi vay ngân hàng, mà bán xe lúc này cũng chẳng ai dám mua", ông Bằng chia sẻ.
Trong nỗi lo chung vì giá nhiên liệu tăng cao, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại dịch vụ Đất Cảng cho biết, từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách đa số thua lỗ nên áp lực rất lớn. Trong khi, phương án tăng giá vé để bù đắp thua lỗ không khả thi vì khách đi lại rất hạn chế do lo ngại lây lan dịch bệnh.
Hạ nhiệt giá xăng, hồi phục kinh tế
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.
"Với nền kinh tế Việt Nam, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 % - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế", ông Lâm nhấn mạnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần phục hồi sau thời gian đình trệ vì dịch COVID-19, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ kéo theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, logictisc...
Xe khách vắng bóng người đi. (Ảnh: Đắc Huy)
Việc giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, doanh nghiệp và người dân hiện có hai mối lo thường trực là dịch COVID-19 và giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt là xăng dầu đã đạt mức giá cao nhất trong 8 năm qua. Trong khi dịch bệnh đã tạm thời được kiểm soát, nền kinh tế trên đà hồi phục, việc giá xăng dầu lại liên tục tăng, gây áp lực rất lớn lên đà phục hồi kinh tế.
Ông Long cho hay, giá xăng dầu trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới. Việt Nam không có cách nào làm giá xăng thế giới hạ nhiệt, chỉ có thể ổn định giá mặt bằng này bằng cách điều chỉnh hai van là thuế và quỹ bình ổn giá (BOG). Với việc quỹ bình ổn nay đã cạn, chỉ còn trông vào điều chỉnh thuế phí.
Hiện mỗi lít xăng dầu bán ra thị trường phải gánh 4 loại thuế gồm: thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế bảo vệ môi trường từ 3.800 - 4.000 đồng/lít.
Trong số này, chỉ có thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt là có thể giảm. Hiện thuế nhập khẩu đã ở mức thấp trong khi nghị quyết mới đây của Quốc hội về giảm thuế VAT cho các hàng hóa, dịch vụ thì mặt hàng xăng dầu không được đề cập đến.
Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giá xăng dầu tăng cao như hiện này sẽ ảnh hưởng nhất định đến giá cả của một số hàng hoá và mặt bằng giá cả trong nền kinh tế quốc dân.
Ông Thịnh cho rằng, có 2 công cụ để giảm bớt sự tăng giá là quỹ bình ổn xăng, dầu và thuế. Nếu sử dụng 2 chính sách này hợp lý thì sẽ giảm được tỉ lệ tăng của giá xăng dầu.
Nghệ An: Tháo gỡ khó khăn cho vận tải hành khách Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đã được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.Nhưng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn gặp khó khăn, đang đứng trước nguy cơ phá sản do nguồn vốn cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao, thiếu nhân lực. Khu vực phòng chờ...