Chọn ngày giờ “tốt” để sinh: Lợi hay hại?
“Ngày giờ sinh ảnh hưởng đến cả cuộc đời đứa nhỏ nên dù nghe người ta nói sinh kiểu tự nhiên, ngày giờ tự nhiên thì con dễ nuôi hơn nhưng tôi vẫn quyết cho con ra đời đúng giờ vì đây là quý tử, vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm mới có…”.
Chị N.T.M.H (32 tuổi; ngụ quận 3, TP HCM) quả quyết khi ngồi chờ khám thai tại Bệnh viên Phụ sản Từ Dũ.
Chị đang đợi chồng vào thuyết phục bác sĩ (BS) về chuyện này, nếu không xong thì quyết đi tìm một BV tư nhân để được như ý. Chị tiết lộ rằng một “thầy” rất thân quen với gia đình đã bảo nếu con chị tuổi Mùi thì sẽ… yểu mệnh nên chị quyết định cho em bé ra đời trước giao thừa, tức sớm gần 2 tuần so với ngày dự sinh.
Ảnh minh họa
Nhân viên trực tổng đài tư vấn của một đơn vị phụ sản tư nhân kể rằng chị đã không ít lần nhận được cuộc gọi nhờ tư vấn cách chọn một ngày sinh khác so với ngày dự sinh. Thậm chí có người còn hỏi “BS có thuốc gì để tôi… sinh chậm vài ngày không vì ngày thứ tư sau ngày dự sinh mới là ngày tốt?”. Nhiều người sẵn sàng chọn một đơn vị y tế khác để sinh nếu nơi họ đang theo dõi thai từ chối việc chọn ngày sinh.
“Quá trình tử cung co bóp để đẩy đứa trẻ ra khỏi cơ thể mẹ khi sinh thường sẽ giúp phổi đứa bé được bung ra, giãn nở tốt hơn… và đó cũng là lý do em bé sinh thường dễ dàng cất tiếng khóc chào đời hơn” – BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, giải thích.
Không chỉ là cách sinh, cái lợi về hô hấp còn ở chỗ trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng. Vị BS trực tổng đài tư vấn trên cho biết nhiều bà bầu đòi sinh ở những tuần thai 35, 36 và nghĩ rằng chỉ sớm 2-3 tuần thì không sao. Họ không biết rằng nhiều bà mẹ khác bị dọa sinh non, phải cực khổ dưỡng thai qua mốc 35 tuần ấy, nếu dưỡng không được thì em bé phải được tiêm thuốc để phổi trưởng thành sớm, đồng nghĩa với khả năng đối mặt với một số nguy cơ khác. Sinh sớm dù chỉ vài tuần theo cách không tự nhiên, trẻ còn có nguy cơ bị ngạt sau sinh, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đe dọa tính mạng và có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
Tại các bệnh viện, ngay cả trường hợp có chỉ định buộc sinh mổ, BS cũng đợi đến lúc thai phụ vào giai đoạn chuyển dạ mới tiến hành phẫu thuật bắt con. “Cuộc sinh càng gần với tự nhiên nhất thì càng tốt cho 2 mẹ con. Sản phụ đã chuyển dạ thì sau sinh, tử cung sẽ co hồi tốt hơn, ngăn ngừa được nguy cơ tai biến, nhất là băng huyết sau sinh. Cuộc mổ vì thế sẽ an toàn hơn và sản phụ cũng mau hồi phục hơn” – BS Thông cho biết.
Đứa trẻ sinh ra đúng chỉ định y khoa dù không hợp “giờ tốt” nhưng sẽ được hưởng “lợi thế” ngay từ đầu, đó là dòng sữa non của mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh, được mẹ ôm ấp “da kề da” sớm – một yếu tố quan trọng đã được Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị y tế áp dụng nhằm giúp thân nhiệt trẻ ổn định và tạo mối liên kết mẹ – con từ sớm.
Nhiều chuyên gia y tế đặt vấn đề: Với những bất lợi trước mắt và nhiều mối nguy tiềm tàng cho cả người mẹ và em bé như đã xảy ra, liệu việc chọn “giờ tốt” để sinh con theo cách trái tự nhiên là giải pháp phù hợp?
Theo Nld
Những thực phẩm ngày Tết rất có hại đối với mẹ bầu
Trong ngày Tết, có nhiều loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu, nhưng cũng có những món ăn, đồ uống mà mẹ bầu phải hết sức chú ý để đảm bảo sức khỏe.
Các loại trái cây không tốt cho mẹ bầu
Những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn nhiều, đặc biệt trong dịp tết là quả đào, nhãn, dứa, đu đủ xanh... Với những loại trái cây bình thường, mẹ bầu nhớ rửa sạch và khử độc trước khi ăn nhé.
Video đang HOT
Với những loại trái cây bình thường, mẹ bầu nhớ rửa sạch và khử độc trước khi ăn nhé.
Những món ăn mẹ bầu nên tránh
Rượu
Rượu là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này. Vì vậy, trong dịp Tết, dù có vui đến mấy, các mẹ cũng không nên uống rượu nhé.
Cà phê, trà
Dù chị em có thực sự đam mê loại đồ uống này và được khách mời uống trong dịp Tết thì cũng nên khéo léo từ chối và loại bỏ chúng trong thói quen hàng ngày.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong thời gian mang bầu, nếu thai phụ dùng quá nhiều cà phê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc teo thai.
Nước uống có ga
Nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đếnbệnh tiểu đường. Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí.
Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn.
Các món chiên rán
Thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món chiên, rán nhưng phụ nữmang thai không nên quá "mặn mà" với chúng. Những loại đồ ăn này có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ này nhé.
Các loại mứt
Mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt. Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng (chỉ có năng lượng nhưng không kèm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất...).
Chính vì thế, nếu ăn nhiều mứt mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhưng không có dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng. Hơn nữa, ăn mứt nhiều khiến mẹ bầu ăn mất ngon trong bữa chính (là bữa ăn có đủ dưỡng chất) hoặc bỏ đi một vài bữa phụ nên càng không tốt cho bé yêu trong bụng.
Bánh kem
Trong dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có rất nhiều bánh kẹo đặc biệt là những loại bánh kem. Nhưng loại đồ ăn này không phải là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu.
Bánh kem có chứa nhiều đường, dễ ngán và có thể làm tăng mức độ ốm nghén của mẹ bầu. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn loại bánh này nhiều trong dịp Tết nhé.
Thực phẩm chế biến sẵn
Những loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ và các loại gia vị không có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều dịp Tết. Trong những ngày này, mẹ bầu nên tự nấu nướng cho mình và vẫn cố gắng giữ chế độ ăn uống cân bằng, khoa học.
Món lẩu
Mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng.
Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng gây hại cho dạ dày và đường ruột. Mẹ bầu cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị cay dễ làm tổn thương dạ dày.
Các loại rau mầm
Mầm cải tươi, giá đỗ rất tốt cho sức khỏe của con người song lại không tốt cho bà bầu.
Mầm cải tươi, giá đỗ rất tốt cho sức khỏe của con người song lại không tốt cho bà bầu. Chúng có thể chứa vi khuẩn E. coli hoặc salmonella. Vì vậy, dù trước đây có "nghiền" món rau mầm thế nào thì khi bầu bí chị em nhớ "tránh xa" loại thực phẩm này nhé.
Thức ăn xông khói, nướng
Thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng, và gây ra ung thư. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm xông khói và nướng.
Những món ngon mẹ bầu cần lưu ý khi ăn
Ngoài những món ăn cần tránh như đã kể ở trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi ăn những món ăn sau:
Hải sản
Những món ăn được chế biến từ hải sản luôn rất thơm ngon, bắt mắt và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân không đáng kể như: cá hồi, cá vược, tôm, cá trê, cá tuyết, cá sardine, các loại cua, ngao, sò, hến, tôm...Dù vậy, mẹ bầu nên chế biến kỹ các loại hải sản này trước khi dùng tránh bị đau bụng, tiêu chảy vào đúng ngày Tết nhé.
Ngoài ra mẹ bầu cũng cần lưu ý khi ăn hải sản.
Ngoài ra mẹ bầu cũng cần lưu ý những con ốc, sò, hàu... không mở miệng khi được nấu chín thì chúng đã bị chết hoặc bị thối cũng có thể chúng có bệnh, nên bỏ đi nhé.
Bánh chưng
Bánh chưng là một món ngon, đặc trưng trong ngày tết và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Trong bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì được làm từ gạo nếp và nhân thịt mỡ, chính vì vậy mẹ bầu ăn bánh chưng cũng chỉ nên có "chừng mực" thôi nhé, tránh tình trạng ăn quá nhiều dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, bánh chưng không thích hợp cho nhóm thai phụ béo phì, cao huyết áp.
Thời gian an toàn để ăn bánh chưng là trong vòng 3 ngày. Nếu bánh chưng bị mốc dù có rán hay luộc lại thì độc tố trong bánh vẫn còn. Tốt nhất, các mẹ không nên tiếc mà cố ăn để tránh bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc nhé.
Dưa hành
Nếu mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Tuy nhiên, với những bà bầu khỏe mạnh khác thì dưa hành lại giúp kích thích tiêu hóa tốt. Thậm chí, nhiều thai phụ nghén chua trong đó có các món dưa muối... Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu dù có thèm đến mấy cũng nên hạn chế nhé.
Theo Khoevadep
'Tính toán khôn ngoan' trước khi sinh nở Chín tháng mang thai không hề ngắn nhưng cũng không phải quá dài, hãy cùng điểm danh những việc quan trọng cần hoàn thành trước khi chính thức đón bé chào đời nào! Dành nhiều thời gian hơn chăm sóc bản thân Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng giàu dinh dưỡng. nên nhớ bữa sáng rất quan trọng vì bạn cần...