Chọn màu son thích hợp tâm trạng
Bạn có biết muốn thể hiện cảm xúc mỗi ngày, màu son hoàn toàn có thể giúp bạn bày tỏ tâm trạng của minh!
Hầu như mọi phụ nữ đều công nhận son môi là vũ khí làm đẹp tuyệt vời và sắc sảo nhất. Bởi chỉ cần một chút son thôi cũng đủ sức hô biến cả khuôn mặt giúp vẻ ngoài của bạn rạng rỡ tươi trẻ và quyến rũ hơn hẳn. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh vai trò là một dòng mỹ phẩm làm đẹp, son môi còn có khả năng thể hiện những cảm xúc, tâm trạng của người dùng trong nhiều hoàn cảnh. Dù bạn vui hay buồn, hứng khởi hay trầm lắng, và ngay cả khi vội vã, bận rộn… tất cả đều được hiện hữu trên khuôn mặt chỉ với một màu son.
1. Chọn tone nude, phớt hồng cho những ngày vội vã/ lười make up
Vào một ngày, tự nhiên đang ngủ bật dậy, bạn phát hiện ra mình đã “nướng” quên cả báo thức, việc cần làm ngay lúc này là vệ sinh cá nhân, chọn trang phục và trang điểm thật nhanh để kịp giờ đi làm. Hay một ngày bỗng dưng tâm trạng không thoải mái, mỗi việc chọn make up thôi cũng khiến bạn thấy phiền phức… Trong những hoàn cảnh thế này, màu son lý tưởng dành cho bạn là: Tone nude và phớt hồng. Thuộc top những tone màu “lành tính” nên nude và hồng phớt dễ dàng phù hợp với nhiều phong cách khác nhau từ cách trang điểm đến trang phục. Hơn thế nữa, ngay cả khi bạn để mặt mộc hoặc trang điểm rất nhẹ thì màu son này cũng có thể quyện ngọt ngào khiến khuôn mặt bạn hài hòa và tươi sáng hơn hẳn.
Son Marc Jacobs Beauty Lovemarc
Son Make up Forever Rouge Artist Natural
2. Cam đỏ tươi tắn cho một ngày bận rộn
Nếu như trước mắt bạn là cả “núi” công việc đang chờ sẵn, chỉ cần bước chân đến công ty là đã phải bù đầu để giải quyết. Một ngày quá mệt mỏi, dường như mọi năng lượng của bạn dành hết cho công việc và không còn hứng thú cho bất kỳ việc nào khác. Khi đó hãy bắt đầu ngày mới với một thỏi son tone màu cam đỏ. Gam màu tươi sáng rực rỡ này có thể giúp bạn xua tan mọi lo lắng, áp lực khơi gợi nguồn cảm hứng không chỉ cho bạn và cho cả những đồng nghiệp xung quanh.
Son Nyx’s Cosmetics’ Matte
Son Butter London Lippy in Ladybird
Son CK One Pure Color Lipstick in Little Liar
3. Những ngày thật lãng mạn: Không gì khác ngoài đỏ tươi
Còn gì tuyệt vời hơn khi những phút giây lãng mạn cùng người ấy bạn yêu kiều trong một màu son đỏ quyến rũ. Sắc màu kinh điển này luôn hoàn hảo dành cho những buổi hẹn hò hay ngày kỷ niệm của đôi lứa. Đôi môi ngọt ngào, nụ cười rạng rỡ cùng sắc đỏ gợi cảm… tất cả hòa quyện vào nhau vừa lãng mạn vừa tinh tế khiến trái tim chàng thổn thức khôn nguôi.
Son Lorac PRO Matte Lip Color
Video đang HOT
Son Urban Decay Revolution
Son MAC in Ruby Woo
4. Chọn tone Bordeaux cho những ngày tâm trạng không tốt
Trong công việc hay tình yêu cũng vậy, khi hạnh phúc may mắn mỉm cười, lúc lại xảy ra một vài chuyện khiến tâm trạng bạn không được tốt… nhưng phải có những nốt trầm- bổng đó cuộc sống của mỗi người mới trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Và một thỏi son tone màu Bordeaux phảng phất sự sâu lắng, nhẹ nhàng của sắc tím cộng thêm nét trầm ấm của rượu vang, sẽ thể hiện được trọn vẹn những cảm xúc hay suy nghĩ của bạn trong những lúc thế này.
Charlotte Tilbury’s KISSING Lipstick in Night Crimson.
Make Matte Lipstick in Jakarta.
Son Kevyn Aucoin Expert Lip Color in Blood Roses.
5. Sắc tím hồng, tím đỏ cho những ngày năng lượng nhiệt huyết dâng trào
Vào những ngày bạn cảm thấy tươi vui, phấn khích, ngập tràn năng lượng cho tất cả mọi việc hay tham gia một vài hoạt động ngoài trời… thì hãy chọn sắc tím hồng, tím đỏ cho đôi môi ngọt ngào của mình nhé. Sự bí ẩn lãng mạn của màu tím pha chút nét tươi trẻ, dễ thương của hồng đỏ tạo nên một màu son lý tưởng cho những dịp thế này. Tất cả năng lượng và sự nhiệt huyết của bạn được thể hiện rõ ràng trên khuôn mặt chỉ với một màu son. Bên cạnh đó, tone màu này còn thầm gửi tới những người xung quanh thông điệp về sự thân thiện dễ gần khiến bất kỳ ai cũng muốn làm quen và kết thân với bạn.
Son cây Bite Beauty’s Matte Crème
Son Revlon ColorStay Ultimate Suede
6. Chọn tone san hô khi tâm trạng ngập tràn hạnh phúc
Khi tậm trạng đang vui vẻ và tiếng cười ở khắp mọi nơi, thì bất kỳ ai cũng muốn chia sẻ với người xung quanh để mọi người đều cảm thấy hạnh phúc và niềm vui như được nhân đôi. Và trong những khoảnh khắc tuyệt vời ấy, không có gì hoàn hảo hơn một thỏi son màu san hô tươi sáng. Được mệnh danh là gam màu của sự hứng khởi và niềm hạnh phúc dạt dào, tone màu san hô không chỉ thể hiện trọn vẹn tâm trạng và cảm xúc của người dùng mà sức hút của nó còn loa tỏa khắp mọi nơi, khiến người xung quanh chỉ ngắm nhìn thôi cũng có thể cảm nhận và chung vui cùng dòng cảm xúc ấy.
Son Queen’sSilver Screen
Son Lancôme Rouge in Love
Bobbi Brown Creamy
Theo Afamily
Những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử son môi
Cùng với giày cao gót, son môi là ví dụ rõ ràng nhất về nữ tính. Đã có thời, những người phụ nữ không tô son môi bị cho là có biểu hiện của tâm thần hoặc đồng tính luyến ái...
Năm 2500-1000 trước công nguyên
Phụ nữ cổ đại nghiền đá quý thành bột mịn, đắp lên môi để trang trí cho bản thân. Đây được coi là dấu hiệu đầu tiên của son môi.
Năm công nguyên thứ 8
Một nhà điều chế mỹ phẩm ở Ả Rập đã phát minh ra son môi dạng lăn, dựa trên thiết kế của thỏi nước hoa dạng lăn.
Năm công nguyên thứ 100
Phụ nữ Ai Cập điều chế son đỏ bằng cách nghiền nát bọ cánh kiến, đôi khi có thêm phần lấp lánh từ vẩy cá. Cleopatra, người đàn bà quyền lực nhất thời kỳ đó, rất đam mê loại son này.
Trước thế kỷ 16
Thời kỳ Trung Cổ, ở Châu Âu, son môi bị cấm hoàn toàn bởi đạo Thiên chúa. Những người theo đạo này tin rằng son môi có liên hệ với quỷ Satan, và nó chỉ dành cho gái mại dâm cũng như tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội.
Thế kỷ 16
Thời đại của nữ hoàng Elizabeth I, cũng là thời kỳ hồi sinh của son môi. Đôi môi đỏ tươi và nước da trắng như tượng sáp - kiểu trang điểm đặc trưng của nữ hoàng - trở thành xu hướng thời thượng. Chỉ diễn viên và tầng lớp phụ nữ quý tộc mới tô son môi.
Thế kỷ 18
Son môi tìm thấy chỗ đứng của mình trong tầng lớp trung lưu và hạ lưu.
Năm 1884
Guerlain trở thành công ty đầu tiên sản xuất son môi thương mại. Son môi của họ được làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu, sáp ong và bọc trong giấy lụa.
Năm 1912
Những phụ nữ sành điệu ở Mỹ bắt đầu coi son môi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Năm 1915
Son môi đựng trong ống kim loại được phát minh bởi Maurice Levy.
Năm 1921
Phụ nữ nước Anh sử dụng son môi một cách đại trà.
Năm 1923
Son môi đựng trong ống xoay do James Bruce Mason Jr. thiết kế được cấp bằng sáng chế. Đây là phiên bản đầu tiên của thiết kế son môi phổ biến ngày nay.
Năm 1927
Nhà hóa học người Pháp Paul Baudecroux phát minh ra son môi Rouge Baiser không trôi ngay cả khi hôn. Nghe có vẻ hấp dẫn như một lời đảm bảo về độ bền màu lâu dài, nhưng loại son này nhanh chóng bị cấm bởi nó gây rất nhiều bất lợi trong việc tẩy trang.
Năm 1930
Công ty mỹ phẩm Max Factor phát minh ra son bóng, ban đầu để phục vụ cho các nữ diễn viên trong những bộ phim đen trắng.
Năm 1940
Khi thế chiến thứ hai nổ ra cũng là lúc ngành công nghiệp son môi lao đao do khan hiếm hàng hóa. Những thành phần thiết yếu trong việc sản xuất son môi đã bị đầu tư vào chiến tranh (petroleum và caster oil). Trong những năm tháng đó, ống son bằng kim loại cũng được thay thế bởi nhựa và giấy.
Năm 1950
Nhà hóa học người Mỹ Hazel Bishop tạo ra loại son môi khó trôi, không nhòe đầu tiên. Mẩu quảng cáo của loại son này có câu: "Không nhòe khi ăn, không nhòe khi mặc áo và không nhòe ngay cả khi hôn".
Thập niên 60
Dưới sức ảnh hưởng của hai cô đào nóng bỏng Marilyn Monroe và Elizabeth Taylor, màu son đỏ sẫm trở nên phổ biến.
Năm 1973
Công ty mỹ phẩm Bonne Bell ra mắt dòng son môi đầu tiên có hương vị. Lip Smackers - tên của dòng son này - rất được các cô gái trẻ yêu thích.
Năm 1970 - 1980
Nhạc rock và văn hóa punk nở rộ, son môi không nằm ngoài xu hướng cũng trở nên độc đáo và hoang dã. Những màu son không tưởng như tím sẫm, đen nở rộ trên đôi môi các thiếu nữ.
Thế kỷ 21
Son môi đã là thứ gia vị không được phép vắng mặt trong cuộc đời phụ nữ. Với đa dạng thương hiệu, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, son môi được coi là loại mỹ phẩm quan trọng nhất và là thứ một phụ nữ có thể sưu tầm nhiều nhất.
Theo Đẹp
Những thỏi son đi ngang đời ta Phụ nữ luôn có thừa lạnh lùng để từ chối một người đàn ông, nhưng chẳng bao giờ đủ lạnh lùng để từ chối "một cây son mới nữa". Bao nhiêu son, đối với họ, cũng là không đủ. Dù màu son ấy đã có chật tủ, họ vẫn tìm ra bằng được lý do để rước nó về nhà: chất liệu khác,...