Chọn lựa chất liệu trám răng
Vật liệu để trám răng có nhiều loại khác nhau, trong đó hiện có 3 loại phổ biến. Mỗi loại có ưu khuyết điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.
Trong nha khoa, trám răng là một phương pháp điều trị phổ biến cho những trường hợp răng bị khuyết một phần do sâu răng hoặc do sang chấn. Vật liệu để trám răng có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có ưu khuyết điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Sau đây là 3 loại chất liệu trám răng phổ biến hiện nay:
Ưu điểm:
- Tuổi thọ lâu, ít nhất 10 đến 15 năm hoặc lâu hơn, không bị ăn mòn.
- Chịu lực, có thể chịu được sức nhai bình thường.
- Thẩm mỹ, nhiều đánh giá cho thấy, ánh vàng nhìn dễ chịu hơn so với ánh trám bạc (silver, amalgam filling).
Trám vàng.
Nhược điểm:
- Khá đắt tiền, thường chi phí gấp 10 lần so với trám bạc.
- Phải lui tới phòng nha nhiều lần, cần ít nhất hai lần đến trung tâm nha khoa để hoàn thành.
Video đang HOT
- Thẩm mỹ, hầu hết bệnh nhân hiện nay không thích trám với chất liệu kim loại, chủ yếu họ thích chất liệu trùng với màu răng.
Trám bạc (silver, amalgam filling)
Ưu điểm:
- Độ bền, ít nhất 10 đến 15 năm, thường vượt trội hơn hẳn chất liệu composite.
- Chịu lực tốt, có thể chịu được sức nhai bình thường.
- Chi phí, rẻ hơn so với trám composite.
Trám bạc.
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ kém, với màu sắc không giống màu răng tự nhiên.
- Cần phá cấu trúc răng nhiều hơn để có không gian đủ lớn để giữ miếng trám bạc.
- Làm đổi màu, chuyển màu hơi xám cho vùng răng xung quanh.
- Khả năng gãy và vỡ gây ra bởi trám bạc cao hơn, do chất liệu amalgam dễ co giãn do nhiệt hơn các chất liệu khác.
- Dị ứng (khoảng 1% dị ứng với thủy ngân trong amalgam).
Trám composite
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ tốt, màu sắc của trám composite gần như giống hoàn toàn so với răng bình thường nên thường dùng cho răng cửa hoặc các vùng răng thấy được.
- Kết hợp tốt với cấu trúc hóa học của răng.
- Rất linh hoạt cho nhiều trường hợp khác nhau.
- Cần ít phá bỏ hơn các tổ chức lành của răng để chuẩn bị cho miếng trám so với các loại trám kim loại khác.
Trám composite (dưới) so với trám bạc amalgam.
Nhược điểm:
- Độ bền không lâu như trám kim loại.
- Giá thành thường cao hơn khoảng hai lần so với trám bạc.
Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn khi hiểu rõ từng loại chất liệu, và quan trọng là hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, để có thể chọn cho mình một liệu pháp hiệu quả nhất.
Theo Zing
Hiểu rõ về trám răng
Trám răng là một biện pháp điều trị trong nha khoa rất phổ biến, tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và hiệu quả của phương pháp này.
Trám răng sẽ dứt điểm sâu răng?
Trám răng giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bằng chất liệu nhân tạo, không phải là chấm dứt sâu răng. Chất trám không thể so sánh bằng men và ngà răng tự nhiên.
Hơn nữa, nếu không biết cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ, hút thuốc lá, uống cà phê nhiều... răng sẽ bị sâu trở lại. Đặc biệt, khi đã trám nhiều lần cùng một chỗ, lỗ sâu ngày càng to ra, cấu trúc răng cũng yếu dần... Nếu sâu nặng gây đau nhức, phải điều trị tủy mất nhiều thời gian và đau đớn hơn. Nếu phần khuyết răng to quá không thể trám được thì phải nhổ đi, sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.
Vì vậy, không có gì tốt hơn vệ sinh răng miệng đúng cách mơi giảm được nguy cơ mắc sâu răng, nhất là với trẻ em vì còn răng sữa nên cần phải luôn được theo dõi.
Khi nào thì cần trám răng?
Trám răng chia làm hai loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa. Trám răng điều trị là khi bạn có bất cứ vấn đề nào về khuyết răng (chủ yếu là do sâu răng hoặc chấn thương). Các bác sĩ sẽ đánh giá trình trạng hiện tại, mức độ vững chắc của mô răng lành còn lại mà quyết định sẽ trám răng hay không.
Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn sự trú ngụ của các vi khuẩn cũng như quá trình lên men tạo a-xít gây phá hủy men răng, do đó có tác dụng phòng ngừa sâu răng rất tốt. Trám răng phòng ngừa thường thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao.
Chất liệu trám răng có nhiều loại, đảm bảo về độ cứng chắc cũng như nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.
Bảo vệ răng miệng
Không gì tốt hơn đánh răng thường xuyên và đúng cách.
Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Để có hàm răng khỏe mạnh bạn nên hạn chế ăn nhiều chất bột đường sẽ gây phá hủy men răng, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi rau củ...
Khi đánh răng nên ép mặt bàn chải vào mặt răng với lực vừa đủ chải lên xuống, giúp làm sạch các kẽ răng. Không hút thuốc lá, uống nhiều cà phê gây ố răng và giảm tuổi thọ miếng trám.
Theo Zing