Chốn địa ngục nơi đảo ngọc Phú Quốc
Từ lâu, trại giam Phú Quốc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới “đảo ngọc”.
Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục chốn trần gian”, khi giam giữ hàng nghìn chiến sĩ cách mạng Việt Nam với những hình thức tra tấn man rợ đến khó tin.
Trại giam tồn tại trong 6 năm, tại đây, đã có hơn 4.000 người bị tra tấn đến chết và hàng nghìn người chịu tàn tật suốt đời.
Từ năm 1967 – 1973, chế độ Mỹ – Ngụy dựng lên một trại giam tại thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc với diện tích rộng hàng trăm mét vuông với 12 khu giam. Đây là nơi, đã giam cầm hàng nghìn tù nhân cách mạng với những hình thức tra tấn dã man, đầy man rợ.
Phía bên trong khu trại giam, Ban Quản lý di tích di tích cho phục dựng lại hiện vật về các tù binh từng bị giam tại đây cũng như các dụng cụ, hình thức thức tra tấn đã được sử dụng. Tại đây, những tội ác của thực dân và đế quốc không chỉ biểu hiện hành động đánh đập tù nhân bằng dùi cui, roi điện… mà còn là những hình thức tra tấn tàn bạo như: Giam nhốt “chuồng cọp”; lộn vỉ sắt có mấu; đốt hạ bộ; đánh bằng roi cá đuối; bẻ răng, luộc trong chảo nước sôi…
Chuồng cọp kẽm gai là một trong những “sáng chế” tàn độc nhất mà Mỹ – Nguỵ đã dùng để hành hạ, tra tấn tù binh tại nhà tù Phú Quốc. Các chuồng cọp được đặt ngoài trời, thiết kế chật hẹp, với nhiều lớp gai kẽm nên chỉ cần người tù nhúc nhích, thay đổi tư thế là bị kẽm gai đâm vào cơ thể tứa máu.
Video đang HOT
Khi bị nhốt trong các chuồng cọp kẽm gai, mỗi ngày tù binh chỉ được uống 1-2 ca nước uống, phải đi vệ sinh tại chỗ. Mùa hè nắng nóng, chúng dội nước muối lên người tù binh khiến cho thân thể những người tù bị bỏng rộp và gọi là ướp cho mau lên cân. Còn mùa đông giá rét,chúng lại dùng nước lạnh dội lên người tù và gọi là rửa chuồng cọp hay giải khát cho cọp. Khi tóc các tù binh dài ra, chúng sử dụng một loại dầu hắc ín bôi lên tóc và châm lửa đốt, nhựa chảy khắp cơ thể khiến da thịt tù binh bỏng rát và chúng gọi đây là kiểu cắt tóc dành cho những con cọp.
Một hình thức tra tấn ngoài trời không kém phần man rợ là chuồng cọp Catso. Các chuồng cọp này được làm bằng sắt tấm bịt kín bốn mặt, có hình dáng giống chiếc container. Chuồng cọp Catso chúng thiết kế để đàn áp tù binh. Tù binh bị giam vào đây, được nhìn thấy ánh sáng, thiếu không khí để thở, ăn uống khổ cực, vệ sinh tại chỗ tại chỗ. Ban đêm thì lạnh, ban ngày nắng nóng cháy da. Đồng thời, chúng còn dùng cách gõ mạnh xung quanh chuồng, gây ra tiếng động lớn khiến người tù đinh tai, nhức óc, tâm trí hoảng loạn. Tù binh được giam tại đây khi được thả ra thường mắt sẽ bị mù do lâu ngày không thấy ánh sáng và tai bị điếc do bị tác động bởi tiếng động lớn.
Giữa năm 1968, phong trào đấu tranh của tù binh lên cao, Mỹ – Nguỵ cho xây dựng các biệt giam 2,4,5,6, trong đó biệt giam B2 là biệt giam khủng khiếp và ác liệt nhất. Biệt giam B2 được làm bằng nhiều lớp bùng nhùng, dựng một lớp vỉ sắt bên ngoài và nền cũng lát vỉ sắt, trên phủ bạt, rất nóng và chật chội. Tại đây, quân Nguỵ đã áp dụng trên 45 hình thức tra tấn tù binh từ thời trung cổ cho đến hiện đại. Mục đích của chúng nhằm phát hiện tổ chức, người lãnh đạo, chủ trương vượt ngục và ép buộc tù binh vào trại sinh hoạt.
Ngoài hơn 4000 tù binh bị sát hại trong thời gian hơn 5 năm tồn tại của trại giam, những hình thức tra tấn dã man này được minh chứng bằng những hố chôn tập thể hàng nghìn người và những chiếc đinh 8 đến 12 phân còn găm ở xương đầu, ống chân, bàn chân, đầu gối, cánh tay… trong các hài cốt được tìm thấy
Hình thức nhốt người vào thùng phuy đầy nước rồi dùng vồ gõ mạnh xung quanh khiến người tù vừa bị sặc nước vừa đinh tai nhức óc, tâm trí hoảng loạn
Để tránh việc các tù binh vượt ngục, chúng cho dựng các vòng thép gai xung quanh các nhà giam, cho chó và quân đội túc trực suốt ngày đêm. Đây thật sự là “chốn địa ngục trần gian” đối với các tù binh cộng sản.
Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, trại giam Phú Quốc cũng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu về lịch sử bi thương của những người chiến sĩ cộng sản. Nhiều du khách khi đến đây đã không dấu nổi sự xúc động khi chứng kiến những chứng tích về những màn tra tấn dã man của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Mộc Thanh
Theo laodongthudo.vn
Sự thật thú vị loài cá ba thú nổi tiếng ở Phú Quốc
Là một trong những loại cá xuất hiện nhiều nhất trong các bữa ăn thường ngày của cư dân huyện đảo Phú Quốc, cá ba thú cùng họ với cá bạc má và dễ dàng chế biến nhiều kiểu khác nhau.
Cá ba thú có tên khoa học là Rastrelliger brachysoma. Đây là một trong những loài cá có giá trị kinh tế, mùa vụ khai thác quanh năm.
Trên thế giới, cá ba thú phân bố ở phân bố ở vùng biển Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Phillippines. Ảnh: mytour.
Ở Việt Nam, cá ba thú có nhiều ở vùng biển Đông và biển Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở huyện đảo Phú Quốc.
Cá ba thú là loại cá nhỏ (khoảng 3 ngón tay trở lại). Nó họ với cá bạc má, cá nục, nên về hình thức ba loại cá này rất giống nhau.
Cá ba thú có thân hình thoi, hơi dẹp bên và rất cao, thân màu xanh lá cây sẫm, hai bên sườn và bụng màu trắng bạc, có một hàng chấm đen chạy dọc lưng.
Mùa sinh sản của cá ba thú vào khoảng tháng 9 đến tháng 11. Ảnh: tintucmientay.
Cá ba thú sống từng đàn rất đông và di chuyển vào ban đêm. Ảnh: tanlongviet.
Hà Nguyễn (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Sửng sốt vì đàn cá heo 50 con tung tăng ở vùng biển Phú Quốc Một đàn cá heo khoảng 50 con (dài từ 1m đến 1,5m) bơi lội tung tăng dưới làn nước xanh biếc. Video này do đoàn khách tham quan quay lại ở vùng biển Nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo thanh niên