Chọn cổ phiếu nào thời hậu Covid-19?
Phiên giao dịch cuối tháng 5 (29-5), VN-Index chốt ở mức 864,47 điểm, tức đã hồi phục được hơn 200 điểm so với mức thấp nhất vào cuối tháng 3, tương đương 30%.
HNX-Index cũng tăng gần 20% so với thời điểm nhà đầu tư hoảng loạn nhất vì Covid-19. Cùng với đó, hàng loạt mã cổ phiếu đã tăng giá rất mạnh giúp nhiều người kiếm được khối tiền nhờ dũng cảm “bắt đáy” thời điểm đó. Tuy nhiên, đến hiện tại, khi dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát; trên thế giới cũng bắt đầu có những tín hiệu tích cực, nhà đầu tư lại không biết mua gì, bán gì trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn chật vật thời hậu Covid-19.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Everest, nhận định ngoài ngành tiêu dùng thiết yếu được hưởng lợi do nhu cầu của người dân tăng cao trong mùa dịch thì tới đây ngành thủy sản sẽ rất hấp dẫn. Bởi, nhu cầu toàn cầu sẽ tăng cao sau đại dịch nên cuối năm ngành này gia tăng nhiều lần về sản lượng, doanh thu. Đặc biệt, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, nhóm ngành thủy, hải sản xuất khẩu sẽ có cơ hội tốt hơn.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch của công ty chứng khoán HSC. Ảnh: Hoàng Triều
Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu xây dựng, hạ tầng giao thông, sắt thép sẽ thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ hưởng lợi từ gói giải ngân đầu tư công lên tới 700.000 tỉ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên, những cổ phiếu này chỉ thích hợp để đầu tư ngắn hạn chứ khó có triển vọng lâu dài.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính chứng khoán Phan Dũng Khánh cho rằng sau đại dịch Covid-19, nhóm cổ phiếu nào cũng tăng giá, ngay cả nhóm cổ phiếu ngành bất động sản… nhưng khả quan nhất là cổ phiếu ngành công nghệ và tiêu dùng thiết yếu. Còn cổ phiếu y tế, dược được xem là nhóm “phòng thủ” nên dù không có dịch bệnh vẫn được ưu tiên đầu tư để giảm rủi ro từ những ngành khác. Tuy vậy, không phải là tất cả các mã cổ phiếu liên quan y tế đều hưởng lợi từ dịch bệnh mà chỉ có doanh nghiệp liên quan tới sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, nước rửa tay, hỗ trợ phòng chống dịch mới có triển vọng. Còn những cổ phiếu dính tới hoạt động khám chữa bệnh, bệnh viện vẫn rất khó khăn do người dân không đi khám chữa bệnh nhiều vì sợ dịch. Đó là lý do giá cổ phiếu ngành dược, y tế bị phân hóa.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, nếu xét về đầu tư ngắn hạn, nhóm cổ phiếu lớn (bluechips) sẽ đi đầu tăng giá. Cụ thể là các cổ phiếu nằm trong rổ VN30, nhà đầu tư có thể canh mua nhưng không nên mua bằng mọi giá và nếu có lãi thì nên chốt lời ngay” – ông Khánh đưa lời khuyên cho nhà đầu tư nhỏ.
Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu giá thấp (penny) cũng có xu hướng thu hút dòng tiền, nhà đầu tư có thể chú ý đến nhóm này; đồng thời bỏ một phần tiền vào thị trường phái sinh để giảm rủi ro.
Phân tích từ các công ty chứng khoán lại cho thấy dầu khí là nhóm cổ phiếu kém hấp dẫn nhất hiện nay do giá dầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng không tốt do những khó khăn về dòng tiền, dự án, chính sách vẫn chưa được giải quyết. Chỉ vài cổ phiếu lớn của ngành bất động sản và bất động sản công nghiệp mới có thể được quan tâm nhằm đón làn sóng dịch chuyển sản xuất trên thế giới thời hậu Covid-19.
ĐHĐCĐ KSB: Làn sóng đầu tư công và dòng vốn khu công nghiệp mới chỉ là xu hướng, năm 2020 sẽ đối mặt nhiều diễn biến khó lường
Dự kiến ngay trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41%. Quy mô của công ty này vào khoảng 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB, mức định giá rất lớn
Ngày 29/5, CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020, thông qua kế hoạch doanh thu 1.476 tỷ - tăng 13,5%, ngược lại LNST giảm nhẹ về 320 tỷ đồng.
Kế hoạch LNST giảm là đi sát tình hình thị trường
Là đơn vị khai thác đá, năm 2020 KSB được xem là cái tên sáng giá trong ngành đá xây dựng giữa bối cảnh Chính phủ chủ trương tăng cường đầu tư công. Theo ước tính của giới phân tích, 2 dự án cao tốc trên sẽ cần khoảng 6-7 triệu tấn đá xây dựng, tương đương 30-35% công suất khai thác được cấp phép của các công ty niêm yết. Hiện, KSB có lợi thế sở hữu nhiều mỏ đá ở vị trí tốt, công suất khai thác lớn và thời hạn khai thác dài.
Trước kế hoạch kinh doanh thậm chí đi lùi, ban lãnh đạo KSB phân trần do năm 2020 có những diễn biến không lường trước được; trong khi làn sóng đầu tư công và đón đầu dòng vốn khu công nghiệp mới chỉ là xu hướng, từ chủ trương đến thực tiễn phải mất thời gian dài.
Ngược lại, thực tế thì dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ dự án doanh nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ rất chậm, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng nặng lên hoạt động kinh doanh. Từ đầu năm 2020 đến nay hầu như không ghi nhận thêm khách nào, thậm chí chưa thể xác định thời gian sẽ mở cửa trở lại để có thể đón nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, kế hoạch của Công ty là bám sát tình hình thị trường, ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch HĐQT - khẳng định.
2020 sẽ hoàn tất thâu tóm công ty sở hữu mỏ đá lớn tại Đồng Nai, mở rộng quy mô khai thác
Hiện, Công ty đang ủy thác đầu tư với giá trị 1.311 tỷ đồng vào một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% và sẽ tăng tỷ lệ trong thời gian tới. Quy mô của công ty này vào khoảng 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB, mức định giá rất lớn.
Mục đích mua lại nhằm mở rộng quy mô. Dự kiến ngay trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh.
Năm 2020, mỏ Tân Đông Hiệp của Công ty sẽ bước vào giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường để đóng cửa theo giấy phép khai thác. Theo đó, việc mua lại doanh nghiệp tại Đồng Nai trên sẽ góp phần giảm áp lực bù đắp sản lượng khi mỏ Tân Đông Hiệp hết thời hạn khai thác.
Song song, Công ty cũng sớm lên kế hoạch bù đắp sản lượng với sản lượng tồn kho dự trữ tính đến nay đã vào khoảng 1,5 triệu m3, tương đương 75% cả năm 2019 (2,2 triệu tấn). Mặt khác, Công ty cũng đang làm thủ tục để trình đề án, xin mở rộng mỏ Phước Vĩnh; tăng quy mô, xin giấy phép khai thác mỏ Tân Lập, và tiến hành mua lại một số mỏ đá khác trên thị trường. Với mỏ đá Tân Mỹ, Phước Vĩnh, Công ty sẽ vừa mở rộng, vừa khai thác xuống sâu lần lượt 150 m và 100 m.
Nhìn chung, ban lãnh đạo Công ty khẳng định dự trữ sản phẩm đủ để hoạt động năm 2020 không bị gián đoạn.
Khu công nghiệp Đất Cuốc sẽ đền bù hết trong năm 2020, thực hiện cuốn chiếu đầu tư cơ sở hạ tầng
Đối với mảng khu công nghiệp, năm 2019 đóng góp khoảng 40% doanh thu, lợi nhuận; dự kiến con số này sẽ không thay đổi nhiều trong năm 2020. Tuy nhiên, với tốc độ dịch chuyển dòng vốn nước ngoài, nhà máy ra khỏi Trung Quốc, thì bất động sản khu công nghiệp đang được kỳ vọng hưởng lợi khi nhu cầu tăng, kéo theo giá thuê tăng lên.
Công ty hiện tiếp tục hoàn thành quy hoạch Khu công nghiệp Đất Cuốc tỷ lệ 1:5000 cho 500 ha và quy hoạch chi tiết giai đoạn 2 tỷ lệ 1:2000, đền bù giải tỏa và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ông Đạt cho biết, trong 320 ha đã được đền bù, Công ty đã cho thuê hết khoảng 200 ha, còn lại đã cho thuê, ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, dự kiến cho thuê hết trong năm nay.
Với 200 ha giai đoạn 2, Công ty dự kiến năm nay sẽ vừa đền bù, vừa đầu tư cơ sở hạ tầng, cho thuê theo hình thức cuốn chiếu. Dự án còn 36 năm khai thác, giá cho thuê khoảng 80 USD/m2 cho 36 năm còn lại, đóng tiền sử dụng đất một lần và thu tiền thuê một lần.
Ngoài ra, KSB còn có đề án đầu tư vào đó một khu thương mại dịch vụ, nhà ở, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, KSB đang xin chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có đề án quy hoạch chi tiết.
Đầu tư BT, BOT: Nghiêng về nhà nước thì không có nhà đầu tư Khẳng định, việc xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) "rất khó và rất phức tạp", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu chỉ nghiêng về vấn đề của Nhà nước thì không có nhà đầu tư nào sẵn sàng tham gia. Kiểm toán để chấm dứt việc đặt trạm...