Chọn cơ hội đầu tư trước kỳ vọng TPP tháng 9
Sau kết quả không khả quan của vòng đàm phán tại Hawaii hồi cuối tháng 7, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ sớm được nối lại trong tháng 9/2015. Thông tin này cộng với việc biến động tỷ giá thời gian vừa qua sẽ có tác động nhất định đến giá cổ phiếu của các ngành có liên quan, đặc biệt là dệt may và thủy sản.
Hiện các DN dệt may đang mở rộng sản xuất, nếu TPPđược ký kết sẽ là cơ hội lớn cho các DN ngành này
Đối với DN dệt may, điều cổ đông và nhà đầu tư quan tâm hiện nay là năng lực sản xuất và số lượng đơn hàng xuất khẩu của các DN. Một số DN dệt may đang niêm yết có thể kể đến như CTCP Thương mại TNG (TNG), CTCP Dệt may Thành Công (TCM), CTCP May Sài Gòn (GMC)…
Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCK FPT (FPTS) cho rằng, các thị trường xuất khẩu của TCM đều được hưởng lợi do thuế suất giảm khi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia có hiệu lực, trong đó, mức thuế hàng dệt may giảm từ 12% về 0% (FTA EU-Việt Nam) và từ mức 17% về 0% ở thị trường Mỹ (đối với TPP).
Trong khi đó, hiện các nhà máy của TCM đang hoạt động với công suất gần như tối đa, nên Công ty đã lên kế hoạch mở rộng nhà máy. Vì thế, FPTS ước tính, năm 2015, TCM sẽ đạt doanh thu 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 185 tỷ đồng; đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu TCM để chờ cơ hội mới. 6 tháng đầu năm, TCM đạt doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 86 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu dệt may cũng không nằm ngoài xu hướng giảm chung của thị trường. Báo cáo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC) chỉ ra rằng, những phản ứng tiêu cực có phần thái quá của thị trường đối với thông tin đàm phán TPP có thể sẽ mở ra cơ hội mua giá thấp cho những nhà đầu tư trung và dài hạn.
Các DN này vẫn đang có những bước phát triển mới. Cụ thể, TNG vừa vận hành giai đoạn 1 Nhà máy Đại Từ, công suất 35 dây chuyền may trong tháng 2; TCM cũng đã đưa vào hoạt động Nhà máy Vĩnh Long với công suất 9,6 triệu sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Hòa Phú, Vĩnh Long; trong khi GMC đang có kế hoạch nâng công suất Nhà máy An Phú (Hóc Môn) từ 15 dây chuyền lên 17 dây chuyền vào năm 2016 và lên 18 dây chuyền trong 2018; Nhà máy Hà Lam cũng có thể mở rộng công suất lên 16 dây chuyền ( 50%) trong năm nay và lên 20 dây chuyền trong 3 năm tới. Công suất mở rộng sẽ cho phép DN nắm bắt sự tăng trưởng về nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu hàng dệt may ngay cả khi TPP bị trì hoãn. Trong trường hợp TPP sớm được ký kết trong năm nay, thì đây sẽ là cơ hội lớn đối với các DN trong ngành.
Tương tự, nhóm DN ngành thủy sản – một trong những nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn trong tổng sản lượng sản xuất, nên cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi các FTA Việt Nam tham gia được ký kết và thực thi.
Báo cáo phân tích ngày 7/9 của CTCK SSI cho rằng, HVG là DN chịu rủi ro lớn khi tỷ giá biến động, nhưng lại có tiềm năng rất lớn từ các FTA, đặc biệt là TPP. Cụ thể, những dự án trang trại nuôi trồng thủy sản mới của HVG sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2016, qua đó gia tăng sản lượng và năng suất của Công ty.
Bên cạnh đó, giá bột đậu nành sẽ được giữ ở mức thấp trong tương lai do nguồn cung tăng mạnh, giúp HVG giảm chi phí nuôi trồng thủy sản và thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. SSI khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ HVG dựa trên tiềm năng tăng trưởng của Công ty.
Theo dự báo của Hiệp hội Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các DN ngành thủy sản Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ các FTA hơn là TPP.
Video đang HOT
Giới phân tích đánh giá cao những DN có vùng nuôi lớn và khả năng tự cung ứng tốt như VHC (tự cung ứng 65% nhu cầu nguyên liệu), HVG (65 – 70%) và FMC (10% và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 19%). Đây là những DN có kế hoạch nâng cao khả năng tự chủ vùng nuôi cũng như đầu tư mở rộng khả năng sản xuất và tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm.
Hiện thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 170 thị trường, trong đó 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngôi chùa cổ có lịch sử dữ dội thời chiến tranh VN
Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế. Ảnh: Cổng tam quan chùa Từ Đàm ở Huế.
Đây cũng là một ngôi chùa in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Tòa chính điện và tháp Ấn Tôn trong khuôn viên chùa.
Theo các sử liệu, chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ 17, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn, với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ". Ảnh: Cây bồ đề tại chùa Từ Đàm có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo, được trồng sớm nhất tại Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Đến năm 1813, chùa mới được tái thiết. Ảnh: Chính điện chùa Từ Đàm.
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành chùa Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông), với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp". Ảnh: Bên trong chính điện.
Là nơi quy tụ những học giả Phật giáo xuất sắc nhất miền Trung, trong giai đoạn thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chùa Từ Đàm trở thành trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ từ thập niên 1920. Ảnh: Tháp Ấn Tôn.
Năm 1951, một hội nghị rất quan trọng được tổ chức tại chùa, nhằm thống nhất Phật giáo trên toàn quốc, quy tụ các đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ cả nước.
Hội nghị đã ra quyết nghị thành lập một Tổng hội lấy tên là Hội Phật giáo Việt nam, qua đó thống nhất Phật giáo Việt Nam và gia nhập Phật giáo thế giới.
Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động phản chiến và đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Chùa là nơi khởi phát phong trào Bất Bạo Động, chống lại chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm để bảo vệ Đạo pháp, diễn ra từ ngày 8/3/1963 cho đến ngày 1/11/1963.
Trong thời gian đó, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại sân chùa Từ Đàm, khiến toàn thế cộng đồng Phật giáo Việt nam chấn động.
Từ ngôi chùa này, ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo đã lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, góp phần làm lung lay tận gốc chế độ Ngô Đình Diệm...
Về mặt kiến trúc, chùa Từ Đàm lúc mới hình thành chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Sau các cuộc trùng tu lớn vào những năm 2000, diện mạo của chùa đã thay đổi toàn diện khi tòa chính điện mới bề thế cùng tòa tháp Ấn Tôn 7 tầng uy nghiêm được xây dựng.
Ngày nay, chùa Từ Đàm là một điểm đến nổi tiếng xứ Huế, thu hút rất đông du khách tới thăm hàng năm.
Theo_Kiến Thức
Thiệt hại đáng sợ do mưa lũ ở miền Bắc Báo cáo nhanh cho biết, đợt mưa lũ ở miền Bắc đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Nhiều người chết, mất tích và bị thương Cụ thể, theo thông tin từ Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, cơn mưa lũ lớn nhất...