Chọn cá chép cứ nhắm đúng kiểu này, đảm bảo ông Công ông Táo “ưng bụng”
Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện đưa ông Công ông Táo về chầu trời.
Theo phong tục truyền thống, trong ngày 23 tháng Chạp, ngoài các vật phẩm thông thường như hương, hoa, vàng mã… các gia đình sẽ cúng cá chép sống. Cá này sau đó sẽ được phóng sinh.
Cá chép là phương tiện đưa các vị thần lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình một năm qua của gia chủ. Do đó, việc thả cá chép chính là để các Táo đi lên thiên đình, cũng như đặt niềm tin, hy vọng vào một năm mới an khang thịnh vượng.
Các chép dùng để cúng ông Công ông Táo thường là loại cá chép đỏ. Khi mua, gia chủ cần chọn những con khỏe mạnh, bơi nhanh, không bị tróc vẩy.
Video đang HOT
Có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra. Nếu thấy mang màu đỏ tươi nghĩa là cá khỏe mạnh.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thiêm (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cổ phương Đông), nếu mua được cá cái đang chửa thì tốt nhất. Bởi việc phóng sinh sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn, phóng sinh được nhiều cá con. Đây là những con cá mà đáng ra sẽ bị gi-ết làm thịt nhưng giờ được chúng ta mua về cúng và thả về môi trường tự nhiên.
Theo quan niệm, sau khi kết thúc lễ cúng Táo quân, tạ lễ hóa vàng, các gia đình sẽ thả cá chép về sông, hồ.
Dân gian cho rằng, nên thả cá trước chính Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) – thời điểm các vị thần lên đường trở về thiên đình. Mọi thủ tục cúng lễ đều nên được thực hiện trước thời điểm này. Gia chủ tùy điều kiện thời gian mà có thể thắp hương ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Khoe va dep
Cúng ông Công ông Táo tuyệt đối đừng phạm những sai lầm sau kẻo bất kính tới thần linh
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Vậy nên gia chủ tuyệt đối đừng phạm những sai lầm sau kẻo bất kính tới thần linh.
Cúng trong bếp
Nhiều người cho rằng cúngông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là trông coi bếp núc. Vậy nên, phải cúng ông Táo dưới bếp, còn ông Công trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi ông Táo là một vị thần cao quý, luôn phải được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình - nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất.
Trên bàn thờ luôn bát hương, bát chính giữa là dành để thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ. Để cầu xin may mắn, bình an cho gia đình. Vì vậy, không có ai đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp cả. Đồng thời, bếp là nơi đun nấu, chứa nhiều uế tạp, sẽ xúc phạm đến thần linh.
Không thả cá chép từ trên cao
Vào ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng là vật phẩm đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, gia chủ không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước. Một mặt cá sẽ chết - ông Công ông Táo không thể lên chầu trời, mặt khác thể hiện sự phạm thượng, bất kính tới thần kinh. Gia chủ nên chọn địa điểm mép nước ở sông, hồ, nhẹ nhàng thả cá xuống. Chú ý không ném cá túi nilon xuống để bảo vệ môi trường.
Không khấn xin tài lộc, sung túc
23 tháng Chạp là dịp để ông Công ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ trong một năm qua. Vậy nên, gia chủ đừng khấn xin tài lộc vô ích. Thay vào đó hãy thành tâm khấn vái, cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình bình an hạnh phúc là đủ.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Khoe va dep
Cúng ông Công ông Táo chớ phạm 5 điều kiêng kị này kẻo mất "thiêng", thần trách phạt Cúng ông Công ông Táo 23 Tháng Chạp cần kiêng kị điều gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết những điều kiêng kị không nên làm trong ngày cúng ông Công ông Táo nhé. Cúng ông Công ông Táo là nghi lễ cổ truyền của văn hóa người Việt. Nhưng không phải ai cũng nắm được cách cúng lễ sao cho...