Chốn bình yên trong ngôi làng cổ ít người biết ở Hà Nội
Ngôi làng cổ xây bằng đá ong tồn tại hàng trăm năm nay ở ngoại thành Hà Nội là địa điểm du lịch, thăm quan lý thú nhưng không nhiều người biết đến.
Làng cổ Yên Trường (Chương Mỹ, Hà Nội) với lịch sử hàng trăm năm.
Làng Yên Trường (Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) hay được người ta nhắc đến với tập tục ăn thịt chó vào ngày mùng 4 tết Nguyên đán.
Con đường dẫn vào làng với hàng phượng vĩ chạy dài, bên cạnh là hồ nước xanh mát.
Bên cạnh tập tục lạ, ngôi làng này còn được nhắc đến như chốn bình yên, đậm chất làng quê đồng bằng Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và những mảng tường đá ong đầy hoài niệm.
Những người cao tuổi trong làng cho biết, không rõ làng có gốc tích từ năm nào, chỉ biết cách đây hàng trăm năm, nơi đây đã gắn liền với câu chuyện về di tích Bãi Pháo, Bãi Giỗi – nơi Hai Bà Trưng đánh giặc.
Nhiều ngôi nhà có tường được xây bằng đá ong.
Nằm ngay sát con đường lớn, dẫn ra quốc lộ nhưng khi đặt chân vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận được không khí thoáng đãng, yên ả.
Đầu làng là ngôi đình cổ, chiếc hồ lớn và cây đa.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là những bờ tường bằng gạch đá ong vàng đậm như mật mía, đôi chỗ nhuốm màu rêu phong. Người thợ xưa đã khéo léo xếp những viên gạch khít vào nhau đến từng chi tiết, kết dính chúng bằng hỗn hợp từ mật mía và một số phụ gia.
Đến nay, sau hàng trăm năm, những bức tường vẫn vững chãi, chưa có dấu hiệu mủn, vỡ.
Bức tường bằng gạch đá ong hàng trăm tuổi, tồn tại bền vững với thời gian.
Viên gạch xây tường có kích thước đều nhau, hình thù giống với các lỗ của tổ ong, cấu tạo chủ yếu là đất đá nên chúng được gọi là gạch đá ong.
Loại vật liệu này mang đặc điểm: Xốp, rỗng, có tác dụng giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Video đang HOT
Nhà xây bằng gạch đá ong có đặc điểm mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Những ngôi nhà được xây bằng đá ong ở đây mang đặc trưng kiến trúc nhà vườn Bắc bộ, với nhà 3 gian 2 chái và khoảng sân rộng trước mặt.
Xưa kia, khoảng sân này là nơi tập trung con cháu trong gia đình mỗi khi giỗ chạp, vừa là nơi phơi thóc khi vào mùa gặt.
Ngôi nhà cổ 3 gian, 2 chái trong làng Yên Trường.
Lý giải nguyên nhân nhiều ngôi nhà và tường bao ở đây được làm bằng đá ong, một cụ cao niên cho biết, vì đây là nguồn nguyên liệu sẵn có dưới nền đất của làng.
Chỉ cần đào sâu xuống dưới lớp đất là có. Loại vật liệu này, nếu gặp không khí sẽ khô rất nhanh.
Đá ong dưới nền đất của một ngôi nhà.
Ông Trịnh Văn Hùng – người dân Yên Trường cho hay: “Ngày xưa, dân làng chỉ cần tìm đúng ‘mỏ’ đá ong, đào lên là đủ gạch xây. Bây giờ, do khai thác qua nhiều năm tháng, nguồn nguyên liệu này cũng không còn bao nhiêu nữa”.
Cánh cổng cổ kính.
Chạy dọc con ngõ nhỏ, ta còn bắt gặp những cánh cổng cổ kính, thiết kế mái vòm.
Trên mái vòm là biểu tượng bức cuốn thư. Tất cả các cánh cổng cổ có điểm chung là thấp, phù hợp với chiều cao của người Việt ngày xưa.
Đình Yên Trường tọa lạc trên bãi đất cao, phía trước mặt là chiếc hồ lớn.
Một trong những cảnh đẹp khác của làng Yên Trường là đình Yên Trường, thờ đức thành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh.
Đình tọa lạc trên bãi đất cao, phía trước mặt là chiếc hồ lớn, quanh năm xanh mát.
Một số ngôi nhà xây thời Pháp thuộc bằng gạch đỏ nhưng cũng ngót nghét trên 100 năm.
Mặc dù có vẻ đẹp đến nao lòng, khiến ai đặt chân đến cũng bồi hồi thương nhớ. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay, làng chưa thu hút được khách du lịch.
Việc phát triển du lịch tại địa phương còn mang tính chất manh mún, tự phát.
Bảng thông báo nham nhở trước cửa đình.
Thông tin với VietNamNet, ông Trần Văn Hiển – Chủ tịch xã Trường Yên cho biết: “Việc định hướng, phát triển làng du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều đầu tiên là thiếu kinh phí, cái thứ 2 liên quan đến vấn đề bảo tồn.
Cụ thể là: Số lượng nhà cổ bằng gỗ và nhà cổ bằng đá ong hiện nay không còn nhiều, do các gia đình đông con, khi con trưởng thành, bố mẹ phá nhà chia đất, cho con cái”.
Ông Hiển cũng cho biết, trong tương lai, kế hoạch phát triển làng Yên Trường thành làng du lịch như một số địa phương khác vẫn còn bỏ ngỏ.
Một căn nhà cổ được xây tường ngăn, chia phần theo thừa kế.
Ngắm hoa phượng vĩ đỏ rực Thành Nam
Trong những ngày này, các hàng phượng vĩ nở đỏ rực thành phố Nam Định, tô điểm cho phố phường và nhiều đường làng thêm thơ mộng.
Những ngày này, miền Bắc đang là cao điểm mùa nắng, dạo quanh một tuyến đường nội đô và ngoại thành Nam Định, chúng ta sẽ bắt gặp sắc đỏ của hoa phượng.
Đầu tháng 6 là lúc hoa phượng nở nhiều nhất. Cả thành phố Nam Định bừng sắc đỏ. Hoa phượng rực rỡ khiến lòng người xao xuyến hơn, đặc biệt là đối với các em học sinh vì phượng nở cũng là lúc báo hiệu mùa thi đang đến gần.
Vẻ đẹp rực rỡ đầy sức sống của hoa phượng được rất nhiều người yêu thích.
Vào giờ tan học, từng nhóm học sinh đạp xe trên con đường đầy hoa phượng tạo khung cảnh thanh bình, lãng mạn.
Phượng là loài hoa gắn liền với ký ức học trò.
Những chùm hoa phượng đỏ khoe sắc bên tán cây xanh biếc
Ở Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ XIX tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định... Hiện nay, phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi trên các tuyến phố, công viên, trường học.
Những chùm hoa phượng đỏ rực cả một góc trời.
Con đường đầy nắng, những tán lá phượng như chiếc ô che cho người đi đường.
Hoa phượng thường có 4 cánh màu đỏ, cánh còn lại là màu trắng cam.
Vẻ đẹp của hoa phượng còn là cảm hứng sáng tác của các nhiếp ảnh gia.
Những chùm hoa phượng ngả bóng khoe sắc bên dòng sông ngoại thành, thành phố Nam Định.
Những ngày trời nắng gắt, hoa nở càng đẹp.
Trải nghiệm du lịch miệt vườn Cách trung tâm TP. Bà Rịa chừng 8km, được xây dựng với mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm, KDL sinh thái Tứ Phương Thất Đảo (ấp Phước Hữu, xã Long Phước, TP. Bà Rịa) là điểm tham quan, vui chơi, cắm trại lý thú. Du khách check-in, chụp hình lưu lại kỷ niệm tại KDL sinh thái...