Chôm 70 tấn nếp nướng vào sòng bạc
Hợp tác xã (HTX) Vạn Hưng, TP. Cần Thơ, thuê nhiều phương tiện để vận chuyển 900 tấn nếp cho Công ty KAP từ An Giang đến Long An. Trên đường đi, chủ chiếc ghe AG 11302 do HTX thuê chở 100 tấn nếp đã bất ngờ “biến mất”. Đích thân chủ nhiệm HTX truy đuổi suốt mấy ngày đêm mới tóm được thủ phạm giao cho công an, sau khi hắn ta đã “nuốt” gọn 70 tấn nếp trị giá 900 triệu đồng.
HTX Vạn Hưng, nơi thuê tên Dừa chở 100 tấn nếp
CHỦ NHIỆM HTX RA TAY
Theo hợp đồng được ký ngày 27-10-2011 giữa Công ty KAP với Chủ nhiệm HTX Vạn Hưng Nguyễn Công Văn: HTX Vạn Hưng nhận trách nhiệm vận chuyển 900 tấn gạo nếp từ kho của Công ty KAP ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, đến kho của Công ty Thịnh Phát tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Ông Văn trình bày: HTX đã thuê nhiều phương tiện để vận chuyển số nếp trên, trong đó có ghe AG 11302 trọng tải 100 tấn do Phạm Văn Dừa làm chủ. Đến ngày 29-10-2011, các phương tiện đã giao hàng đầy đủ và nhập vào kho của Công ty Thịnh Phát, riêng ghe của Dừa thì biến mất cùng 100,5 tấn nếp. Ngay khi nhận được tin, ông Văn đã chủ động tìm Dừa khắp nơi. Phát hiện ghe AG 11302 neo đậu tại kênh Long Xuyên vào ngày 7-11-2011, ông Văn báo CAP Bình Khánh, TP. Long Xuyên lập biên bản, sau đó chuyển về CA huyện Thoại Sơn xử lý. Trong số 100,5 tấn nếp mà Dừa chở cho HTX, qua kiểm tra chỉ còn lại 31,8 tấn, trong đó có 27 bao mỗi bao 50kg đã bị hư hoàn toàn. Như vậy, Dừa đã chôm 70 tấn đem bán lấy tiền.
Video đang HOT
Theo lời khai của Trần Quốc Nhựt (người được Dừa thuê lái ghe AG 11302), ngày 27-10-2011 Dừa điện thoại báo bận việc nên yêu cầu Nhựt ra Công ty KAP trình giấy tờ để xuất kho về Long An. Sau khi nhận hàng Dừa không đi Long An mà cho ghe chạy vòng quanh khu vực huyện Thoại Sơn và TP. Long Xuyên để bán nếp lấy tiền. Ngày 7-11-2011, CA huyện Thoại Sơn cùng với Công ty KAP áp giải ghe AG 11302 về kho của công ty để nhập số lượng nếp mà Dừa chưa bán hết.
Ngày 19-11-2011, Dừa đã bị bắt tại Kiên Giang. Ông Văn bức xúc: “Hành vi chiếm đoạt tài sản của tên Dừa đã quá rõ, phải bị xử nghiêm theo pháp luật. Nhưng thật bất ngờ, tôi được người quen cho biết đã nhìn thấy Dừa ôm gà ra biên giới đá độ! Tôi đến huyện Thoại Sơn hỏi cho ra lẽ thì nhận được tin các cơ quan tố tụng đã trả tự do vì cho rằng Dừa không phạm tội (?!)”.
Cơ quan CSĐT và Thanh tra CA tỉnh An Giang, VKS tỉnh An Giang đã có văn bản và chuyển đơn khiếu nại của ông Văn đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CA huyện Thoại Sơn để làm rõ, nhưng đến nay Dừa vẫn nhởn nhơ.
BỊ BUỘC BỒI THƯỜNG 900 TRIỆU ĐỒNG
Kẻ chiếm đoạt sống ngoài vòng pháp luật, trong khi đó phía Công ty KAP đã nhiều lần đề nghị HTX Vạn Hưng bồi thường đối với số nếp bị mất. Công ty KAP cho rằng: HTX chủ động điều ghe AG 11302 để vận chuyển cho HTX, nhưng đã thiếu trách nhiệm, không giám sát theo dõi, để cho chủ phương tiện thoải mái bán tài sản của Công ty KAP. Thiệt hại của Công ty KAP do HTX Vạn Hưng gây ra là số nếp bị mất gần 70 tấn, trị giá 900 triệu đồng.
Theo ông Văn: “HTX Vạn Hưng không thoái thác trách nhiệm của mình. Nhưng trách nhiệm đến đâu, khi có kết luận điều tra của CA, HTX sẽ bồi thường cho Công ty KAP theo thoản thuận”.
Phía Công ty KAP không chấp nhận bởi đến nay đã cuối tháng 4-2012, vụ mất cắp vẫn chưa được cơ quan CSĐT khởi tố thì sao có kết luận điều tra? Đây là kiểu né tránh bồi thường của HTX Vạn Hưng. Trong khi đó, các cơ quan tố tụng của huyện Thoại Sơn cho rằng đây là quan hệ dân sự, nên đã thả tên Dừa. Do đó, HTX Vạn Hưng đưa ra lý do “chờ kết luận điều tra mới bồi thường” là không thể chấp nhận.
Phía HTX Vạn Hưng tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đề nghị làm rõ và mong CA huyện Thoại Sơn sớm khởi tố vụ án, bắt giữ tên Dừa để điều tra làm rõ vụ án.
Theo CATP
"Ghiền" xe bus
Lúc trước tớ thường rất ghét đi xe bus và thực sự là không muốn nhắc đến từ "xe bus". Nhưng từ khi đi học cao đẳng, phương tiện chính của tớ là xe bus thì tớ lại có suy nghĩ khác.
Mọi thông tin đến xe bus tớ đều quan tâm, nhưng chỉ quan tâm đến xe bus của công ty S thôi, vì tớ thích đi xe của S, tớ chưa từng đi xe bus của Hợp tác xã nên không thể nhận xét được. Tớ nghe người ta nói rằng: xe bus chạy ẩu thường gây tại nạn giao thông, xe bus thải nhiều khí ra ngoài không khí, tiếp viên xe bus phân biệt đối xử với khách, nhất là những khách đi vé tập.
Nhưng đối với tớ thì lại khác, đúng là đôi khi tài xế xe bus chạy ẩu nhưng chỉ vì họ chạy theo giờ, nếu về trễ thì sẽ bị phạt, còn xe bus thải khí thải cũng đúng nhưng ngày nay xe bus đang được đầu tư để thay đổi dần dần, điển hình là xe bus mang mã tuyến 01 lúc trước chạy bằng xăng dầu thì bây giờ đổi qua chạy bằng khí gas, và tớ "mê" khi đi xe bus 01 đó, tuy là nhỏ nhưng không hề có tiếng ồn, đi có vẻ thích thích sao đấy.
Tớ còn làm quen được vài chú tài xế vui tính nữa, tớ thường gọi bằng ngôn ngữ của mình là: "Nếu như tài xế mà tớ nói chuyện thì gọi là "tài xế quen", còn ngược lại thì tớ chỉ gọi là tài xế. Nếu ngày nào đi học về mà tớ được chú tài xé quen chở đến trường và chở từ trường về nhà thì tớ sẽ kể chuyện này chuyện nọ cho họ nghe, còn ngày nào không gặp chú tài xế quen thì cách tớ chọn đó là đeo headphone vào và ngủ, ngủ từ khi xé vé cho đến khi về gần nhà."
Bây giờ, tớ có một hội chứng đó là "ghiền" xe bus, đi đâu cũng đi bằng phương tiện quen thuộc này, vừa rẻ mà còn mát nữa. Tớ biết là khi có một ai đó đọc những dòng này sẽ nói lại rằng: chắc là tớ chưa thấy xe bus chạy ẩu thế nào? Chưa thấy được thái độ phục vụ của tiếp viên ra sao? Nhưng thưa rằng, tớ thấy rồi, đúng là do đôi lúc kẹt xe nên chú tài xế chạy ẩu đề về kịp giờ, thái độ của tiếp viên phục vụ không tốt thật, vì thế người dân bắt đắt dĩ lắm mới chọn phương tiện xe bus là phương tiện "chính" của họ.
Nhưng dù thế nào mong các bạn có thái độ khác hơn về những chuyến xe bus.
Theo Mực Tím