Cholesterol và những điều cần lưu ý
Cholesterol cao trong máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…
Cuộc sống hiện đại và phát triển khiến con số người có lượng cholesterol trong máu cao ngày càng gia tăng. Hiện nay tại Việt Nam con số này đã tăng lên 29.1% trên tổng bình quân dân số.
Cholesterol là gì?
Cholesterol hay còn gọi là mỡ trong máu là chất béo dính dạng sáp được tạo ra từ gan và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể thực hiện chức năng của mình như : duy trì thành tế bào được khỏe mạnh, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời và hỗ trợ tuyến mật trong việc tiêu hóa các chất béo.
Tại sao cholesterol trong máu lại tăng cao?
75% lượng cholesterol trong cơ thể được sản sinh từ gan và 25% còn lại là từ khẩu phần thức ăn mà bạn nạp hằng ngày. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng lượng cholesterol trong máu. Thông thường các chất béo no và cholesterol luôn có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm làm từ sữa
Ngoài việc ảnh hưởng từ lượng thức ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày, thì cholesterol tăng cao còn có thể ảnh hưởng do vấn đề di truyền. Một vài người thừa hưởng các gene kích thích việc sản sinh quá nhiều cholesterol từ gan từ đó làm cho chỉ số này trong máu luôn luôn trên mức bình thường.
Ảnh hưởng của việc tăng cholesterol trong máu?
Video đang HOT
Chỉ số cholesterol cao thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nó lại gây ra tổn thương sâu trong cơ thể. Qua thời gian, quá nhiều cholesterol có thể tích tụ thành các mảng bám vào động mạch. Được biết đến như chứng xơ vữa động mạch, tình trạng này làm hẹp khoảng trống có sẵn trong động mạch vành, từ đó giảm lưu lượng tuần hoàn máu và có thể gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tai biến,…
Khi nào chúng ta cần kiểm tra cholesterol trong máu?
Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra chỉ số cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Việc này có thể thực hiện với chỉ một xét nghiệm máu đơn giản, đó là phương pháp thử sơ lược chỉ số lipoprotein trong điều kiện nhịn ăn. Phương pháp này đo các dạng khác nhau của cholesterol đang lưu chuyển trong máu sau khi chúng ta nhin ăn từ 9-12 tiếng đồng hồ. Kết quả sẽ chỉ ra chỉ số cholesterol “xấu”, cholesterol “tốt” và mỡ máu tử đó đưa ra những cách điều trị hợp lý và cụ thể.
Ngăn chặn sự tổn hại do cholesterol tăng cao
Phải mất nhiều năm thì chỉ số cholesterol cao mới gây ra việc tắc động mạch. Tuy nhiên, có bằng chứng cho rằng, chứng xơ vữa động mạch vành có thể bị đảo ngược, ít nhất là ở một số mức độ nhất định.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã công bố một số nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn chay ít chất béo,và bổ sung thêm các acid béo bão hòa,điều chỉnh mức độ stress, hay tập các bài tập vừa phải có thể giúp loại bỏ việc hình thành mảng bám vào động mạch vành.
Cái Lân
Theo 24h
7 loại thực phẩm nên lưu ý khi cho con bú
Đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, việc lựa chọn các loại thực phẩm là rất quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Thậm chí, một số loại thực phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cam là một loại hoa quả lý tưởng nhưng nên uống bằng ống hút (để tránh ảnh hưởng tới men răng của mẹ)và uống ít một để theo dõi phản ứng trên da dẻ của trẻ
1. Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ. Loại thực phẩm này có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.
2. Sô-cô-la
Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên loại thực phẩm này lại dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu yêu thích món sô-cô-la, hãy chọn loại sô cô la trắng bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Ngoài ra, bạn có thể ăn các loại đồ ngọt khác, nhưng hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn.
3. Ca-fe-in
Ca-fe-in là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người lớn. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, uống các loại thực phẩm có chứa ca-fe-in như cà phê hoặc sô-đa sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
4. Các loại quả họ cam quýt và một vài loại rau
Mặc dù các bà mẹ đang cho con bú rất cần ăn nhiều rau quả hàng ngày nhưng một số loại rau quả có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban. Bên cạnh đó, các loại rau như cải xanh, bắp cải, đậu, súp lơ, dưa chuột cũng có thể khiến bé khó tiêu. Vì thế khi ăn, nên theo dõi phản ứng của bé.
5. Các loại thực phẩm từ sữa
Các thực phẩm từ sữa là nguồn canxi và dinh dưỡng dồi dào nhưng lại có thể gây nên những cơn đau bụng ở một số trẻ nhỏ. Vì thế, khi ăn cần theo dõi thái độ của trẻ chứ không nhất thiết cực đoan loại bỏ hẳn chúng khỏi thực đơn hằng ngày vì đây là thực phẩm cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú.
6. Đậu phộng
Mặc dù chưa có bằng chứng tin cậy nào cho thấy các bà mẹ ăn đậu phộng trong thời kỳ cho con bú có thể gây ra hiện tượng dị ứng với đậu phộng ở trẻ nhỏ nhưng tốt nhất nên cẩn thận với loại thực phẩm này.
7. Đồ uống chứa cồn
Hãy lưu ý, trong thời kỳ cho con bú, nếu bạn nghiện một chất nào đó như rượu, cafein, nicotin v..v, cũng rất dễ khiến trẻ bị nghiện theo. Do đó, không nên cho bé bú khi cơ thể người mẹ vẫn chứa các chất cồn vì chúng sẽ tác động xấu đến gan của bé.
Theo SKDS
Ngừa bệnh động mạch vành ở người cao tuổi Càng có tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chuyển hóa trong đó có bệnh động mạch vành (ĐMV) ngày càng tăng lên. Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp bị tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót có di chứng trầm...