Cholesterol sát thủ thầm lặng sau các bệnh không lây nhiễm
Thống kê năm 2016, tại Việt Nam cư 10 ngươi chết co 7 ngươi chêt do bệnh không lây nhiễm, tập trung ở người mắc bệnh như tim mạch do cholesterol cao.
Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, là một trong những thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Thống kê năm 2016, cư 10 ngươi chết co 7 ngươi chêt do BKLN tập trung ở các bệnh như tim mạch đa phần do lượng người mắc cholesterol cao.
Bộ Y tế phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”.
Thừa Choleterol – gây ra các bệnh lý về tim mạch, bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, ít vận động… Thực trạng người Việt Nam thừa cholesterol trong cơ thể đang ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Cụ thể, trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 tuổi đang trong tình trạng thừa cholesterol.
Video đang HOT
Sáng 16/10, trong khuôn khổ chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”. Bộ Y tế khẳng định, đây là hoạt động quan trọng, thiết thực để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, bên cạnh nguyên nhân liên quan đến lối sống ít vận động, thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, người Việt nhìn nhận tầm quan trọng của vấn đề này còn chưa đúng cách.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại Lễ phát động. (Ảnh: SKĐS)
“Tại Việt Nam, BKLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. 10 người có 3 người chỉ số cholesterol cao vượt ngưỡng, hơn 1/2 phụ nữ trong độ tuổi 50-69 có cholesterol cao, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Xuất phát từ thực trạng này, Bộ Y tế triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Tháng hành động tập trung vào tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và quản lý các bệnh không lây nhiễm ngay từ y tế cơ sở”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh./.
Người Việt lười vận động, ăn ít rau nhiều muối
Mô hình bệnh tật của người Việt đang chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang không lây nhiễm do dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động.
Ảnh minh họa
Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, đưa ra nhận định trên ngày 14/10. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017 hơn 541.000 người Việt tử vong, trong đó nguyên nhân do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76%, đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout...
Theo một điều tra do Bộ Y tế tiến hành năm 2015, đến 57% người Việt trưởng thành ăn ít rau và trái cây. Trong khi đó, mức tiêu thụ muối cao gần gấp hai lần khuyến nghị của WHO. Hơn 28% người thiếu hoạt động thể lực, tức là có dưới 150 phút trong tuần hoạt động thể lực cường độ trung bình.
"Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ít hoạt động thể lực là những nguyên nhân tăng các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng", ông Tuyên nói.
Bộ Y tế ghi nhận những năm qua Việt Nam đã cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30% năm 2000 xuống 14% năm 2015 và năm 2018 là 12,8%. Tỷ lệ thấp còi, tức chiều cao theo tuổi, ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (23% năm 2018) và chênh lệch giữa các vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng.
Tuy nhiên, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng, nhất là ở khu vực đô thị. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng giai đoạn 2017-2018 với 5.000 học sinh từ 75 trường phổ thông cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh là 29%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 18%; thành thị 42%.
Hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới năm nay, Bộ Y tế phát động Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, chủ đề "Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững". Theo đó, khuyến khích phát triển mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ, sạch, an toàn cho bữa ăn gia đình. Sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn đủ nhu cầu theo từng lứa tuổi; Tăng cường ăn rau, củ, trái cây và các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng. Nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời để phát triển tối ưu cả về thể chất, tầm vóc và trí tuệ khi trưởng thành. Dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vận động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây.
Triệu chứng của căn bệnh gây tử vong cao hơn ung thư Hiện tại, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu (31% các ca), cao hơn cả ung thư. Không phải tất cả các vấn đề về tim đều có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Không phải lúc nào bệnh nhân cũng cảm thấy đau ngực và ngã xuống sàn như bạn thấy trong phim. Nếu trên...