Chơi vật tay, nam thanh niên gãy xương
Nam thanh niên 24 tuổ.i đến Bệnh viện E khám, trong tình trạng biến dạng cánh tay, hạn chế vận động khủyu tay phải.
Anh bị xuất hiện tình trạng này sau khi chơi trò vật tay với bạn.
Ngày 16/1, Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú Đặng Văn Hiếu, Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E cho biết, khoa mới tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 24 tuổ.i gãy xương vì chơi trò vật tay với bạn.
Nam thanh niên đến viện trong tình trạng bị biến dạng cánh tay và hạn chế vận động khủyu tay phải.
Theo Bác sĩ Hiếu, kết quả chụp X-quang cho thấy người bệnh bị gãy 1/3 dưới xương cánh tay phải. Đây là tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến chức năng tay phải nếu không được điều trị kịp thời.
Nam bệnh nhân hiện ổn định sau phẫu thuật (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Bác sĩ Hiếu cho biết, ca bệnh này rất may mắn, khi không có dấu hiệu tổn thương thần kinh đi kèm. Đây là một biến chứng thường gặp trong các trường hợp gãy xương cánh tay phức tạp.
Video đang HOT
Sau khi đán.h giá toàn diện, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít. Đây là kỹ thuật hiện đại và phổ biến trong điều trị gãy xương cánh tay, mang lại hiệu quả cao giúp người bệnh gãy xương mau lành, cố định vững chắc vị trí gãy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động phù hợp, nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện biên độ cử động của tay và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng như cứng khớp hay yếu cơ.
Bác sĩ Hiếu cho biết, trong các hoạt động đối kháng như chơi vật tay, tình trạng gãy xương xảy ra do cơ chế xoắn vặn.
Người chơi thường dùng một lực rất lớn lên cánh tay khi khủyu cố định trong tư thế gấp, dẫn tới một lực rất lớn dồn vào vùng 1/3 dưới xương cánh tay là vùng chuyển tiếp giữa thiết diện tròn và tam giác của xương, là nguyên nhân gây gãy xương.
Ngoài ra, một số người còn sử dụng các mẹo như thay đổi hướng xoắn hoặc tăng lực đột ngột vô tình sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương.
Đặc biệt, ở những người tham gia vật tay, hệ cơ vùng cánh tay thường rất khỏe, tuy nhiên hình thể xương thường không thay đổi. Do vậy, việc tham gia trò chơi này có nguy cơ cao dẫn đến gãy xương.
Tình trạng gãy xương khi chơi vật tay thường khiến ổ gãy có dạng chéo vát phức tạp và có thể kèm theo mảnh rời, gây khó khăn cho các phẫu thuật viên trong việc đưa các mảnh xương về vị trí giải phẫu, gia tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh quay, dây thần kinh trụ và mạch má.u lân cận.
“Nếu tình trạng này không được giải quyết, sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động tay phải trong lâu dài, tăng nguy cơ biến chứng như nhiễ.m trùn.g hoặc cứng khớp sau phẫu thuật”, Bác sĩ Hiếu thông tin.
Bác sĩ khuyến cáo, trước khi tham gia các môn thể thao có tính đối kháng mạnh như vật tay, người chơi cần nắm rõ kỹ thuật và hiểu rõ giới hạn sức lực của cơ thể để tránh các chấn thương nghiêm trọng.
Trong trường hợp có dấu hiệu đau bất thường, cần dừng ngay lại để tránh tổn thương nặng hơn và đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Xem bạn bẻ "đồ long đao", b.é tra.i bị đậ.p gãy xương mũi
B.é tra.i 10 tuổ.i gãy xương mũi sau khi bị "đồ long đao" đậ.p vào mặt trong lúc xem các bạn thực hiện thử thách bẻ "đồ long đao" giống trên mạng xã hội
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E (TP Hà Nội) vừa cấp cứu và xử trí cho một b.é tra.i (10 tuổ.i, ở TP Hà Nội) bị "đồ long đao" đậ.p vào mặt gây tổn thương nghiêm trọng vùng mũi.
Bác sĩ Lê Thị Nga, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, cho biết b.é tra.i nhập viện trong tình trạng mặt sưng nề, bầm tím nhiều vùng mũi, biến dạng lõm vùng mũi phải. Kết quả chụp CT hàm mặt xác định có tổn thương gãy xương chính mũi phải. Bệnh nhi phải phẫu thuật nắn chỉnh mũi.
B.é tra.i bị ta.i nạ.n khi đứng xem các bạn thực hiện thử thách bẻ "đồ long đao" giống trên mạng xã hội
Theo người nhà bệnh nhân, cháu bé gặp ta.i nạ.n khi xem các bạn ở trường thực hiện thử thách bẻ "đồ long đao" giống như clip trên mạng xã hội. Đồ long đao này có trọng lượng 30 kg do một bạn học mang đến lớp.
Hầu hết các bạn nhỏ đều bỏ cuộc vì "đồ long đao" này có sức bẻ nặng 30 kg. Đến lượt một bạn khác chơi, cháu bé đứng cạnh thì bị văng vào mặt.
Cháu bé cho biết có biết đến "đồ long đao" khi xem các clip trên mạng xã hội với trò chơi thách đố ai có thể bẻ được đồ long đao 100 kg... Sản phẩm "đồ chơi" được bán phổ biến với giá rất rẻ, từ 50.000 đồng đến 75.000 đồng/sản phẩm, tùy vào chất lượng và cân nặng của "đồ long đao".
"Đồ long đao" là một dụng cụ tập thể thao. Ảnh: Internet
Theo bác sĩ Lê Thị Nga, "đồ long đao" được biết đến là dụng cụ hỗ trợ tập cho người tập gym tăng cơ tay. Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn clip thách đấu nhau nên nhiều người, đặc biệt là tr.ẻ e.m, mua về chơi mà họ không biết rằng khi sử dụng các các dụng cụ tập bổ trợ này cần có sự lựa chọn phù hợp với thể trạng, cân nặng, chiều cao của từng người và phải có người hướng dẫn.
Người sử dụng đồ long đao quá cân so với thể trạng có thể gặp một số ta.i nạ.n sinh hoạt nguy hiểm. Nhẹ có thể gây ta.i nạ.n cho chính người chơi như rách cơ tay (khi gồng quá lực), gây vỡ mũi, gãy răng...
Nặng hơn, đồ long đao có thể đậ.p vào mắt gây tổn thương nhãn cầu, thậm chí vỡ con ngươi; đậ.p vào vùng trán có thể gây chấn thương sọ não, má.u tụ. Chưa kể "đồ long đao" cũng có thể gây nguy hiểm cho người khác...
Ai cần tiêm uốn ván chủ động? Uốn ván không lây lan từ người này sang người khác. Thông thường, nó xâm nhập vào cơ thể thông qua các tổn thương trên da hoặc vết thương hở trong điều kiện yếm khí, bào tử giải phóng một loại độc tố dẫn đến đau cơ và cứng khớp. Ai cũng có thể bị uốn ván nhưng đặc biệt phổ biến và...