Chọi trâu Vĩnh Phúc: Dân “được mùa chặt chém”
Tận dụng 2 ngày của lễ hội chọi trâu, nhiều người dân ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đua nhau “chặt chém” giá cả của nhiều dịch vụ kinh doanh khiến cho nhiều du khách đến với lễ hội phải sửng sốt.
Tận dụng 2 ngày của lễ hội chọi trâu, nhiều người dân ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đua nhau “chặt chém” giá cả của nhiều dịch vụ kinh doanh khiến cho nhiều du khách đến với lễ hội phải sửng sốt.
Lễ hội năm nay thu hút nhiều du khách tới xem chọi trâu. Ảnh Thiên Ân
Đến với lễ hội chọi trâu năm nay, nhiều du khách phải giật mình bởi giá nhà nghỉ 1 đêm ở đây. Vào vai du khách đến lễ hội, khi hỏi giá qua đêm tại 1 nhà nghỉ ở ngay chân dốc cách bãi chọi trâu khoảng 100 mét, tôi phải giật mình bởi giá mà bà chủ “thét” khi cho du khách nghỉ 1 đêm là 600 nghìn đồng/phòng/ đêm.
Không chỉ có nhà nghỉ đội giá lên một cách bất thường, nhiều nhà dân còn cho du khách nghỉ qua đêm tại đây với giá 300 nghìn đồng/đêm.
Chia sẻ với chúng tôi, Anh Nguyễn Ngọc (đến từ Bắc Giang) cho biết: “Do ở quá xa so với lễ hội mà mình lại muốn chứng kiến cuộc chọi trâu từ đầu nên mình cũng muốn thuê phòng qua đêm ở đây, nhưng khi hỏi giá thì mình cũng phải “xin chào” bởi giá quá cao”.
Không những nhà nghỉ đội giá mà đến cả những dịch vụ như trông xe, ăn uống… cũng “đua nhau” đội giá.
Bình thường, phở trâu ở đây chỉ có giá 25-30 nghìn đồng/ bát nhưng vào mùa lễ hội giá cả đã tăng lên gấp đôi. Bạn Duy Anh (Sinh viên ở Hà Nội) ấm ức cho biết: “Mình với bạn gái vừa ăn 2 bát phở ở đây nhưng phải trả tới 100.000 đồng. Đã phải trả đắt mà phở lại còn chẳng ra gì,mang tiếng là phở trâu mà thịt trâu thì được 3 miếng với mấy cọng hành lá… Nói chung là chặt chém kinh quá!”.
Dịch vụ trông xe trong lễ hội chọi trâu cũng được mùa “thét” giá. Giá gửi 1 chiếc xe có giá 30.000 đồng chưa kể muốn giữ mũ bảo hiểm thì du khách phải bỏ thêm tiền. Anh Quân (một du khách ở Hà Nội) chia sẻ: ” Năm ngoái mình gửi xe ở đây nhưng đến lúc về mũ tự dung “không cánh mà bay” nên năm nay tránh trường hợp như năm ngoái mình bỏ thêm 10 nghìn đồng để những người trông xe ở đây “trông” cả mũ cho mình”.
Nhà ở cũng được người dân “biến thành” điểm trông xe với giá “chặt chém”. Ảnh: Thiên Ân
Đến với lễ hội chọi trâu, du khách không những bị chặt chém giá cả từ những dịch vụ mà ngay cả thịt trâu thường cũng “giả” thịt trâu chọi “hét giá”.
Video đang HOT
Thịt trâu chọi thua được khá nhiều người mua với giá khoảng 450-500.000 đồng/kg. Ảnh: Thiên Ân
Nếu thịt trâu chọi thua trong ngày hôm nay được mổ và bán ở trong UBND xã Hải Lựu có giá 450.000 đồng/kg thì cách đó không xa, người dân cũng mổ trâu thường rồi thét với giá “trên trời” 350.000 đồng/kg trong khi bình thường thịt trâu chỉ bán với giá 200.000 đồng/kg. Nhiều người đi đường, nhìn thấy trâu được mổ ở ngoài đường cũng xuống hỏi giá nhưng giá cao nên lại lắc đầu đi qua. Khi thắc mắc hỏi giá cao thì người bán không ngần ngại trả lời: “Thịt trâu chọi thì phải đắt chứ sao”. Có nhiều người tưởng đó là thịt trâu chọi nên sẵn sàng bỏ tiền ra mua thịt trâu thường giá cao với mong muốn nếu ăn thịt ông Cầu thì sẽ may mắn cả năm.
Không chỉ tận dụng mùa lễ hội để chặt chém du khách mà người dân còn tổ chức nhiều trò cá độ, cờ bạc ăn tiền… Những hình ảnh đó một phần đã làm xấu đi hình ảnh của lễ hội trong mắt du khách thập phương.
Theo Thiên Ân (Gia đình & Xã hội)
Hàng vạn du khách đổ về hội chọi trâu Hải Lựu
Hàng vạn du khách mãn nhãn với những pha đấu quyết liệt, hiểm ác của các "ông Cầu" tại hội chọi trâu Hải Lựu(xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) vừa diễn ra trong sáng nay, 15.2.
Năm nay, có tất cả 32 trâu tham gia thi đấu. Theo các chủ trâu, những đòn hiểm của trâu chọi trong sới đấu là những đòn đánh bổ đao, móc mắt, móc hầu... có thể hạ gục đối phương rất nhanh.
Những trâu có tầm vóc to lớn, trường trâu, mình chắc, da dày, mắt lồi, mi dày, thấp quản, đầu hướng tiền, sừng cánh đá là những trâu được đánh giá cao. Đặc biệt, trâu nào có khoáy tam tinh - khoáy tròn giữa đỉnh đầu, trên mí mắt là rất quý bởi kinh nghiệm cho thấy sẽ hiếu chiến và thi đấu hay.
Tìm mua đã khó, nuôi trâu chọi lại càng vất vả, nhọc công sức và tốn nhiều thời gian. Tính từ thời điểm mua về đến khi ra sới chọi cũng phải mất khoảng nửa năm chăm sóc
Theo tìm hiểu, trung bình chế độ ăn mỗi ngày cho trâu chọi là 100 kg cỏ, 5 kg cám ngô, cám gạo và 1-2 kg mật mía.
Hàng ngày, các chủ trâu còn phải đưa trâu ra ngoài đồng ruộng để tập luyện húc bờ khoảng 1 đến 2 tiếng, xuống bãi bùn luyện húc bờ cao, xuống ruộng thấp luyện miếng đánh thấp rồi đưa trâu ra sông, hồ tắm rửa sạch sẽ.
Trước ngày khai hội, 15 tháng Giêng, các chủ trâu tiến hành lễ trình trâu lần cuối tại nơi thờ Thành hoàng làng. Sau khi lễ, trâu được gọi là "ông Cầu" và đợi đến giờ vào sới thi đấu.
Thanh Niên Online ghi lại những đòn đánh hay ở hội chọi trâu Hải Lựu trong ngày khai hội 15.2.
Vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm, hội chọi trâu Hải Lựu (xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) chính thức khai hội và diễn ra trong 2 ngày với nhiều pha đấu quyết liệt, hiểm hóc của các "ông Cầu" làm mãn nhãn hàng vạn du khách
Hai "ông Cầu" số 16 và số 14 ghì nhau sát đất đợi đối phương sơ hở tung đòn hiểm
Đòn móc hầu, bổ đao, hất ngược đối phương...
Đòn móc mắt nhằm hạ gục đối phương nhanh chóng
Sau nhiều đòn hiểm ác, trâu số 21 đã đánh bại trâu số 05
Các "ông Cầu" trong sới đều rất hăng đấu. Chủ trâu rất vất vả mới bắt được đưa ra ngoài khỏi sới khi trận đấu đã phân thắng bại
Sau trận đấu, các trâu đều bị thương tích nặng nề
Chủ trâu xoa đầu khi "ông Cầu" của mình giành chiến thắng
Một cháu bé chăm chú màn đấu của các "ông Cầu" trong sới chọi
Theo TNO
Hãi hùng thịt trâu chọi Hải Lựu Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) năm 2013 có 28 ông Cầu (cách gọi trâu chọi nơi đây) bị đưa tới thi đấu. Sau đó, toàn bộ các ông Cầu được làm thịt "ngay tại trận" để du khách thưởng thức. Không chỉ nổi tiếng ngon, thịt trâu chọi Hải Lựu còn nổi tiếng là đắt và... bẩn....