Chơi Tết Tây teen “méo mặt” vì vé gửi xe
Những ngày cuối năm, giới trẻ đổ xô lên phố để đón giao thừa nhưng không ít người phải “méo mặt” vì giá gửi xe được “thổi” lên cao ngất ngưởng.
Có mặt trên phố Tràng Thi vào lúc 20h ngày 31/12, PV ghi nhận con phố tắc nghẽn do bãi trông xe tự phát mọc lên như nấm, lấn chiếm vỉa hè và nhân tiện “xơi” luôn cả lòng đường. Điều đáng nói là các chủ bãi xe tự phát thẳng tay “chặt chém” người đi chơi hội. Không còn cách nào khác, các teen đành ngậm ngùi rút tiền trả mà lòng xót xa vì tiếc tiền.
Tại một số tuyến phố ở Hà Nội: Tràng Thi, Cầu Gỗ, Nguyễn Xí, Hàng Bài, Hàng Dầu, Trần Nguyên Hãn…tình trạng lấn chiếm vỉa hè và lòng đường diễn ra khá phổ biến. Giá gửi xe cũng ở mức “không tưởng” khiến nhiều teen vui chơi đón giao thừa ở lễ hội hoa, lễ hội đếm ngược… phải méo mặt. Dao động từ 30 – 50 nghìn đồng/ lượt gửi xe, các chủ bãi gửi xe được dịp thu tiền tỉ mỗi dịp như thế này.
Gửi xe ở một bãi gửi trên phố Cầu Gỗ, nam nhân viên bãi trông xe tất tưởi chạy ghi vé và bảo chúng tôi để vào một góc để tiện sắp xếp. Ghi vé xong xuôi, câu nói xanh rờn của anh ghi vé “tiền gửi xe đâu, 50 nghìn nhé” khiến chúng tôi “choáng” thật sự. Khi chúng tôi thắc mắc vì giá gửi xe quá cao, vi phạm quy định của pháp luật thì anh nhân viên này buông “không gửi thì thôi, nhanh để cho người khác vào”. Theo quan sát của chúng tôi, một số bãi gửi xe mặc dù có niêm yết giá là 2000 đồng/1 xe máy và 1000 đồng/ 1 xe đạp nhưng giá vẫn được thu tăng gấp hàng chục lần.
Tình trạng trông giữ xe trái phép này cộng với giá gửi xe bị “thổi phồng” đã gây bức xúc lớn cho những người tham gia đón giao thừa ở khu vực này. Giá gửi xe đã đắt đỏ nhưng thái độ phục vụ của các chủ bãi gửi xe cũng chẳng mấy “ngọt ngào” nếu không muốn nói là “ngoa ngoắt”
Nguyễn Văn Cường, sinh viên CĐ Kinh doanh HN có chia sẻ “mình thực sự bất mãn với thái độ của chủ bãi gửi xe và giá vé gửi. Một chiếc xe máy mà có giá tới 50.000 đồng, xe đạp cũng 20 000 đồng. Biết là đắt nhưng vẫn cắn răng mà gửi vì nếu không chẳng biết để xe ở đâu”
Cùng tâm trạng này, Ngọc Hân, sinh viên năm 3, ĐH Thương Mại HN cũng bức xúc “Hôm nay mình có tham gia lễ hội đếm ngược bên Nhà Hát Lớn. Vì là ngày cuối năm nên không khí hào hứng lắm. Thế nhưng đến lúc gửi xe mới méo mặt, cả nhóm có 4 cái xe tiền vé đã lên tới 220 nghìn đồng, tính ra trung bình là 55 nghìn đồng. Đúng là chặt chém nhau quá đáng!”.
Biện minh cho những việc làm trái phép, chủ một bãi gửi xe nói “gần Tết rồi, chúng tôi cũng muốn kiếm chút ít tiền để mua sắm cái Tết cho trọn vẹn thôi”. Nói vậy để biết rằng, mỗi dịp lễ, hội như thế này là dịp để các bãi gửi xe hốt bạc tiền tỉ bằng những “chiêu chặt chém” như “ăn cướp” từ người lao động.
Video đang HOT
Việc trông xe trái phép và “thổi phồng” giá vé gửi xe là vấn nạn tồn tại phổ biến trong những dịp lễ, Tết lớn ở Hà Nội nhiều năm nay. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng chưa có sự quan tâm, vào cuộc triệt để giải quyết tình trạng này. Chính vì vậy, các bãi gửi xe vẫn ngày càng tăng lên về số lượng và “vô tư” chặt chém người dân.
Chùm ảnh: Bãi gửi xe lấn chiếm vỉa vè, các bãi gửi xe tự phát thu giá vé gửi xe cao
Theo VietNamNet
Chơi Tết ở chốn "tử thần"
Hàng trăm bạn trẻ, đa số là sinh viên, công nhân tại các trường đại học, khu chế xuất, khu công nghiệp... xung quanh địa bàn tỉnh Bình Dương và TP.HCM không có điều kiện đi chơi xa đã đổ về hồ "tử thần" chơi Tết dương lịch.
Mặc dù khu vực hồ đá này (nằm trong khuôn viên Đại học Quốc gia TP.HCM - thuộc phường Đông Hòa, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thường xuyên xảy ra tai nạn chết người đến mức nơi đây được mệnh danh hồ "tử thần" nhưng xem ra nhiều người vẫn bất chấp và xem nơi đây là nơi giải trí lý tưởng.
Sáng 1/1 nhân dịp nghỉ Tết dương lịch, hàng trăm bạn trẻ đã đổ về đây vui chơi và xuống hồ tắm. Nhiều thanh niên cởi trần mặc nguyên quần dài lao từ vách đá cao chót vót xuống hồ.
Ông Bùi Đình Liên, một người dân sống lâu năm tại khu vực này cho biết: "Những hồ nước này trước đây là nơi khai thác đất, đá tạo thành nên có hồ đáy là loại đất sét rất mềm, có hồ đáy đầy đá. Người tắm chỉ cần nhảy từ trên cao xuống là cắm chân lún sâu dưới lớp đất hoặc va vào đá ngầm rất dễ tử vong".
Ông Liên còn cảnh báo thêm, do nước trong hồ phần lớn đều từ mạch nước ngầm chảy ra, nhưng do hồ phơi nắng quanh năm nên nước hồ bị phân ra làm ba lớp với nhiệt độ khác biệt, càng xuống sâu càng lạnh buốt. Chính vì cái lạnh đột ngột của lòng hồ đã khiến cho nhiều nạn nhân bị chuột rút, tê cứng rồi chết đuối.
Được biết thời gian qua đã có hơn 50 người thiệt mạng tại "hồ tử thần" này. Chính quyền địa phương, BGĐ Đại học Quốc gia TPHCM đã lập hàng rào, biển cấm, thậm chí bố trí lực lượng bảo vệ quanh hồ để cảnh báo, nhắc nhở. Thế nhưng, bất chấp cảnh báo, ma lực từ dòng nước trong xanh, mát rượi dưới lòng hồ vẫn lôi kéo nhiều người đến đây
Một số hình ảnh PV Bee ghi nhận tại hồ "tử thần" ngày Tết dương lịch:
Hàng trăm bạn trẻ ùn ùn kéo đến hồ "tử thần" chơi
Và rất nhiều nam, nữ thanh niên xuống hồ "tử thần" tắm.
Không ít bạn trẻ nhảy từ độ cao hàng chục mét xuống hồ mà không biết rằng hiểm nguy luôn rình rập.
Nhiều thanh niên còn bơi ra rất xa
Theo Bee.net.vn
Choáng váng khi vào Keangnam gửi xe máy Cầm cái vé gửi xe máy đóng dấu đỏ choét, in rõ ràng mức giá 20.000 đồng/lần ra-vào, tất cả khách đến Keangnam đều không tin vào mắt mình. Có lẽ đây là giá gửi xe máy "chát" nhất Việt Nam nếu tính theo tiêu chí công khai (in rõ giá trên vé, không kể những bãi gửi xe "chộp giật", chặt chém...