Chơi pháo tự chế, 3 thiếu niên bị nổ nát tay
Ba thiếu niên đến viện trong tình trạng bàn tay dập nát, trật khớp, hở xương do bị pháo nổ.
Sáng 14/1, Ths.Bs. Lưu Danh Huy – Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – cho biết, liên tục mấy ngày gần đây bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế.
Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân nam ở Quảng Ninh, chuyển tuyến đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng vết thương dập nát phức tạp bàn tay phải, vết thương bàn tay trái, vết thương thành bụng.
Bàn tay dập nát của bệnh nhân.
Video đang HOT
Trường hợp thứ hai, bệnh nhi nam 14 tuổi ở Bắc Giang bị tai nạn khi đang chơi pháo dẫn đến dập nát bàn tay. Bệnh nhân sơ cứu ở tuyến dưới, được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cùng ngày trong tình trạng tay phải có vết thương dập nát ngón 3, 5, vết thương phần mềm bàn tay.
Nam bệnh nhân thứ ba ở Nam Định gặp nạn khi cùng bạn sử dụng pháo, bị nổ khi cầm đốt trên tay. Bệnh nhân bị dập nát ngón tay 4, tụ máu phần mềm.
Theo bác sĩ Huy, các bệnh nhân đến viện trong tình trạng vết thương bẩn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành rửa, cắt lọc, làm sạch khối cơ bị dập nát, xử lý vết thương phần mềm, đặt và khâu phục hồi dây chằng khớp ngón cụt. ” Các trường hợp này đều có vết thương bàn tay, tỷ lệ cụt ngón rất cao“, bác sĩ Huy nói.
Vị bác sĩ chia sẻ, ở những người trẻ tuổi, tổn thương ở tay thuận sẽ ảnh hưởng chức năng sinh hoạt, lao động và để lại di chứng cả cuộc đời.
Bác sĩ Huy thăm khám cho bệnh nhân.
Cận Tết, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do pháo nổ gia tăng. Chuyên gia khuyến cáo, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ.
Mọi người không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ gây nguy hiểm tính mạng của bản thân và người xung quanh, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
Các bậc phụ huynh, nhà trường cần phối hợp tuyên truyền, giáo dục để hạn chế các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Kiểm tra nồng độ cồn "không có vùng cấm" tại nhiều tỉnh thành, Cục CSGT phát hiện hơn 2.700 "ma men"
Theo Cục CSGT, trong 3 tuần triển khai kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, cảnh sát đã phát hiện 2.762 tài xế ô tô, xe máy vi phạm về nồng độ cồn.
Cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn tài xế.
Trưa 27/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, từ ngày 30/8 đến ngày 21/9 (3 tuần), các tổ công tác của Cục CSGT đã triển khai kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Yên Bái, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Bến Tre, Đắk Lắk...
Các tổ công tác của Cục CSGT đã trực tiếp kiểm soát 80.560 phương tiện (45.197 xe ô tô, 35.363 xe mô tô và xe máy điện) phát hiện và bàn giao cho công an các đơn vị địa phương lập biên bản xử lý 2.890 trường hợp vi phạm (có 787 ô tô, 2.094 xe máy và 9 xe máy điện).
Trong đó có 2.762 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 31 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, 9 trường hợp vi phạm về ma túy, 5 trường hợp quá tải và 80 trường hợp vi phạm khác.
Theo đại diện Cục CSGT, việc xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn là xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ngoài xử lý theo quy định, lực lượng CSGT còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với các cá nhân vi phạm là cán bộ, đảng viên để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, của cơ quan.
"Để lan tỏa thông điệp xử lý vi phạm về nồng độ cồn với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, lực lượng CSGT cũng tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng xe thông tin lưu động cảnh báo đến các khu dân cư, khu vực tập trung nhiều người, để người dân biết và thực hiện", đại diện Cục CSGT thông tin.
Quảng Ninh: Lại thêm 1 vụ học sinh ngộ độc sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc Một số học sinh của Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Hoành Mô mua kẹo đem đến lớp để chia nhau ăn, đến tối cùng ngày, các em ăn kẹo đều có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Kẹo lạ tại khu vực cổng Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Hoành Mô. (Ảnh:...