Chơi ngông ‘bạo tay’ như đại gia Việt
Đại gia đồng nát xây lâu đài dát vàng, sắm giường đắt nhất thế giới…, là những kiểu chơi ngông của các đại gia Việt.
Sắm giường đắt nhất thế giới
Đại gia Lê Ân, đã mua chiếc “siêu giường” từ Anh Quốc có trị giá 4 tỷ đồng, thêm cả công đoạn lắp ráp, vận chuyển và chịu thuế, ông Lê Ân đã bỏ ra ngót 6 tỷ đồng để sở hữu chiếc giường quý tộc.
Được biết, chiếc giường ông Lê Ân đặt mua là sản phẩm của hãng Savoir Beds, được thiết kế thủ công bởi những người thợ tay nghề của nhãn hàng xa xỉ Hermes.
Ông Lê Ân cho biết, mua giường này không phải để ngủ mà để thế giới biết rằng Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền không khác gì Trung Quốc.
Chiếc giường này được tạo ra dựa trên thiết kế cho Hoàng gia Anh giai đoạn 1640 – 1740. Phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes.
Đệm của giường là 32 kg lông đuôi ngựa Nam Mỹ được xé bằng tay và bọc trong len cashmere của Mông Cổ.
Chất liệu này vừa chống nóng, vừa hút ẩm, lại đuổi được bọ. Theo thợ thủ công chính Jonathan Mason, ông và các thợ thủ công khác ở London đã phải mất 604 giờ để hoàn thành một chiếc Royal Bed.
Trong đó các thợ may, thợ mộc đã phải mất tới 136 giờ để hoàn thành phần thô. Sau đó, các thợ thủ công đầu tư thêm hơn 468 giờ để hoàn thiện nốt chiếc giường trước khi chuyển về Việt Nam.
Theo Savoir Beds, hãng chỉ bán 60 chiếc giường loại này trên thế giới, để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị.
Đóng cửa Đại Nam, chiêu PR chưa từng có?
Vào cuối năm 2014, dư luận gần như “phát sốt” với việc đại gia Dũng “lò vôi” đóng cửa khu du lịch Đại Nam.
Sự kiện Chủ tịch HĐQT công ty Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) đóng cửa khu du lịch Đại Nam bắt nguồn từ việc vị đại gia này tố cáo chính quyền UBND tỉnh Bình Dương “o ép” ông trong việc rút lại giấy phép sử dụng đất dài hạn Khu công nghiệp Sóng thần 3.
Video đang HOT
Việc tranh chấp đất đai không phải là chuyện lạ từ trước đến nay, tuy nhiên việc một đại gia chấp nhận đóng cửa khu du lịch có vốn đầu tư lên tới hơn 5.000 tỷ đồng vì “hết chịu nổi” sức ép từ lãnh đạo địa phương là chuyện chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.
Và như một chuỗi hệ thống, việc làm “vô tiền khoáng hậu” này của ông Dũng đã khiến dư luận chú ý và nhanh chóng cái tên Dũng “lò vôi” và khu du lịch Đại Nam bỗng chốc “nổi như cồn”.
Người ta bắt đầu quan tâm tới tất tần tật mọi chuyện liên quan xung quanh vị đại gia này: từ quá khứ vươn lên làm giàu của ông, chuyện tình sóng gió với người vợ hiện tại, rồi việc ông bỏ nghìn tỷ để thu về “bạc cắc” khi xây khu du lịch Đại Nam và cả chuyện ông chuyển toàn bộ tài sản để con trai khi đó mới 1 tuổi của mình trở thành tỷ phú trẻ nhất Việt Nam.
Thế người ta mới thấy, Dũng “lò vôi” không phải không biết “chơi ngông”. Có điều ông không như các đại gia khác khi khoe xe sang, nhà đẹp, Dũng “lò vôi” lại luôn biết cách để dư luận chú ý tới tên tuổi của mình bằng cách riêng.
Cùng với việc ông tuyên bố đóng cửa Đại Nam, nếu như ông đóng cửa ngay thì chắc chắn sẽ không có “hiệu ứng” như hiện tại, hoặc giả người ta sẽ cũng sẽ chỉ quan tâm tới khu du lịch đó ra sao và nguyên nhân của vụ đóng cửa này đơn thuần là tranh chấp đất cát mà thôi.
Tuy nhiên, ông Dũng “lò vôi” lại biến chuyện tranh chấp đất thuần túy này với quyền lợi vui chơi của người dân Bình Dương và cả chuyện cứu sống hàng trăm nghìn tính mạng trẻ em cần mổ tim tại quỹ từ thiện Hằng Hữu của mình.
Dù không nói ra nhưng đây chính là “sức ép” vô hình lên chính quyền tỉnh Bình Dương khi trong việc thu hồi giấy phép sử dụng lâu dài khu công nghiệp sóng thần 3 của công ty Đại Nam.
Đại gia đồng nát xây lâu đài dát vàng
Theo tin tức trên Gia Đình Và Xã Hội, tòa lâu đài dát vàng ở đường Hoàng Quốc Việt của đại gia Cầu Giấy từng làm xôn xao dư luận là ông Nguyễn Quốc Thanh.
Được biết ông Thanh có biệt danh là “Thanh sắt” nổi tiếng ở Cầu Giấy và Hà Nội với nghề thu gom sắt phế liệu.
Về tòa lâu đài cao cấp, phần đất để xây tòa nhà này được vị chủ nhân mua lại của các hộ dân xung quanh. Diện tích tòa nhà là khoảng 400m2 nằm trong một con ngõ trên đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy.
Các hộ dân sống quanh tòa lâu đài này khẳng định đây là ngôi nhà “có một không hai trên đất Hà thành”.
Tòa lâu đài gồm 5 tầng lầu và một chóp nhọn tròn theo phong cách Âu cổ. Người đi đường có thể thấy rõ lối kiến trúc này khi đi trên đường đê Bưởi nhìn sang. Tòa nhà đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện.
Điểm nhấn của tòa nhà mà ai cũng có thể nhận ra đó chính là 6 con gà dát vàng trên đỉnh chóp, gồm 1 con gà lớn và 5 con gà nhỏ.
Thông tin đồn đoán cho rằng, số gà vàng nêu trên đã tiêu tốn của vị chủ nhân hàng chục tỷ đồng. Riêng phần gỗ dùng làm cửa cũng mất đến 4 tỷ đồng.
Về tổng chi phí của công trình này, hàng xóm xung quanh nhà đại gia này ước lượng vào cỡ 70 tỷ đồng chưa tính đến đồ nội thất bên trong.
Theo Người Đưa Tin
Đại gia bỏ chục ngàn USD mua tượng nhà mồ làm bùa 'hộ thân'
Giới kinh doanh đồ cổ tại TP. Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận đang săn tìm tượng nhà mồ Tây Nguyên với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của các "đại gia". Những tưởng được điêu khắc bằng các loại gỗ quý, có niên đại càng lớn, hoa văn cầu kỳ thì giá bán lên đến hàng chục ngàn USD.
Vật "hộ thân" đặc biệt?
Chia sẻ với PV, ông K. (một đầu nậu chuyên săn lùng đồ cổ tại các tỉnh Tây Nguyên, ngụ TP. Hà Nội) tiết lộ: "Tượng nhà mồ Tây Nguyện hiện đang thu hút luợng lớn khách hàng. Hiện nay, giới kinh doanh đồ cổ như chúng tôi đang tập trung toàn lực để săn lùng các tượng nhà mồ đảm bảo những yếu tố "độc -lạ -cổ" để bán cho các "đại gia". Từ tháng 10 đến nay, tôi "săn" được 3 tượng nhà mồ và được 3 "đại gia" trả hơn 1.000 USD/tượng. Hiện, một số "đại gia" kinh doanh bất động sản đang đặt hàng tôi "săn" 6 tượng với giá khoảng 900 USD/tượng. Các bức tượng đảm bảo "độc -lạ -cổ" sẽ có giá hơn 10.000 USD".
Truớc mối lợi kinh doanh "cục nóng" từ các tượng nhà mồ, các đầu nậu kinh doanh đồ cổ tại TP. Hà Nội, TP.HCM đang ngày đêm đi "lùng" mua tượng tại các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum...
Theo ghi nhận của PV, trước đây, loại tượng này chỉ cần vào khu nghĩa địa của người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên sẽ có rất nhiều. Bởi phong tục của các dân tộc tại đây, khi nguời thân chết, họ cho chạm, khắc hàng loạt tượng nhà mồ để bảo vệ mồ mả.
Các bức tượng xung quanh nhà mồ của người Tây Nguyên
Thế nhưng hiện nay, các bức tượng nhà mồ này trở thành "miếng mồi" của lực lượng săn lùng đồ cổ. Đầu tiên, họ sẽ hỏi mua với giá rẻ mạt. Nếu người dân không bán, lập tức chúng rình rập để ăn trộm, vì vậy, những ngày này, người dân trông giữ các nhà mồ của tổ tiên, ông bà thường rất cảnh giác mỗi khi có người lạ đến làng.
Sau nhiều ngày dò hỏi người quen tại tỉnh Đắk Lắk về lực lượng đi săn lùng tượng nhà mồ, PV tìm gặp anh C. (ngụ tỉnh Đắk Lắk) hiện đang là đầu mối săn tượng nhà mồ cho một đầu nậu kinh doanh đồ cổ tại TP.HCM. Khi được PV hỏi về công việc tìm mua tượng nhà mồ, anh C. vui vẻ cho biết: "Tôi đang thất nghiệp, ngồi không ở nhà thì được một người bà con đang kinh doanh đồ cổ tại TP.HCM điện thoại nhờ tìm mua tượng nhà mồ để bán cho các "đại gia". Cứ mỗi tượng nhà mồ "săn" được, tôi được trả công một triệu đồng".
Tượng nhà mồ giả xuất hiện tràn lanTheo tìm hiểu của PV, các loại tượng nhà mồ Tây Nguyên được nhiều người săn lùng tìm mua cho bằng được nên nhiều đối tượng chuyên buôn bán mặt hàng này đã tung nhiều tượng nhà mồ giả để trục lơi người mua. Nhiều người bị lừa mà không hề hay biết do thiếu sự giám định, đến lúc phát hiện ra thì cũng đành ngậm ngùi chịu mất tiền oan vì những mặt hàng bị "cấm" này.
Được sự giới thiệu của anh C., PV tìm cách liên lạc vói ông Hưng (bà con của C.). Tuy nhiên, sau nhiều cuộc điện thoại, PV mới được ông Hưng đồng ý cho gặp. Nói chuyện với PV vói thái độ e dè, ông Hưng cho biết: "Chuyện các "đại gia" đổ tiền tìm mua tượng nhà mồ chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, các "đại gia" chủ yếu tìm mua các đồ vật trong mộ táng của người dân tộc để làm "bùa hộ mệnh" mang bên người". Khi PV hỏi về việc vì sao các "đại gia" lại đổ xô tìm mua tượng nhà mồ, Ông Hưng cho hay: "Tôi thực chất không biết việc họ mua để làm gì. Tuy nhiên, tôi nghe một số "đại gia" bảo rằng, tượng nhà mồ là vật "hộ thân" vô cùng đặc biệt".
Trả lời PV về câu hỏi vì sao tượng nhà mồ đuợc định giá hàng chục ngàn USD, ông Hung giải thích: "Chúng có giá cao vì được chạm, khắc bằng gỗ trầm, trắc, mun, cà chít, căm xe... Tuy nhiên, ngoài chất lượng gỗ, tượng phải đảm bảo yếu tố về niên đại, hoa văn chậm khắc nguồn gốc xuất xứ... thì mới "móc túi" đuợc "đại gia".
Các tượng nhà mồ Tây Nguyên
Trước những bí ẩn về việc các "đại gia" đổ xô săn lùng tượng nhà mồ Tây Nguyên, PV đã nhập cuộc tìm hiểu từ những đầu nậu kinh doanh đồ cổ, lực lượng săn lùng tượng nhà mồ... nhưng không thu được nhiều kết quả. Thông qua sự giới thiệu của một số người dân, đặc biệt là sự giới thiệu của ông Hưng, PV tìm gặp các "đại gia" đang đổ tiền săn lùng tượng nhà mồ thì thực hư câu chuyện mới phần nào sáng tỏ.
Bà N.T.T.H. (giám đốc một công ty truyền thông tại TP. Hà Nội) vừa mua hai tượng nhà mồ Tây Nguyên cho hay: "Gần hai tháng nay, một số "đại gia" kinh doanh truyền tai nhau rằng, các thầy phong thủy "cao tay" tuyên bố nếu trong phòng làm việc có đặt tượng nhà mồ Tây Nguyên thì sẽ "cầu được, ước thấy". Trong lúc kinh tế khó khăn, làm ăn trì trệ, nhiều "đại gia" đã không ngần ngại chi số tiền lớn để "thỉnh" về một tượng nhà mồ theo lời phán của thầy phong thủy. Họ mang về đặt cẩn thận trên bàn để cầu may cho công việc kinh doanh... Hiện tôi đã chi hơn 8.000 USD để sở hữu cặp tượng nhà mồ cổ có niên đại gần 100 năm mua từ Lâm Đồng để cầu may mắn cho công việc kinh doanh".
Theo bà H., tượng nhà mồ Tây Nguyên được người dân tộc xem là "người" trấn giữ giữa cõi dương và cõi âm cho người chết. Vì vậy, tượng có giá trị tâm linh vô cùng lớn, có thể giúp người sở hữu được may mắn. Chính vì lý do này, nhiều "đại gia" cho rằng, việc sở hữu càng nhiều tượng nhà mồ càng làm cho gia vận hưng thịnh.
Tượng nhà mồ và nhà Rông mang đậm nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Tượng mồ - như tên gọi của nó - chỉ được đặt ở nhà mồ. Sau lễ tiễn người chết về "làng ma" vĩnh viễn, tượng mồ cũng để mặc tàn tạ cùng mưa nắng. Và người đẽo tượng cũng coi tác phẩm của mình như một sự đi không trở lại của kiếp người...
Thông qua bà H., PV có dịp trao đổi vói "đại gia" T.T.A. (54 tuổi, ngụ TP.HCM), người vừa bỏ ra 12.000 USD để mua 4 tượng nhà mồ đặt trong nhà và nơi làm việc để công việc được hưng thịnh, ông A. tiết lộ: "Năm nay, nền kinh tế bất ổn, công việc của tôi không được như ý. Tuy nhiên, kể từ khi có cặp tượng nhà mồ Tây Nguyên ở nơi làm việc, công việc của tôi may mắn hẳn".
Nhiều "đại gia" tại TP. Hà Nội cho biết, tượng nhà mồ Tây Nguyên được đồn thổi ngoài việc giúp các "đại gia" cầu mong tiền tài, danh vọng còn được các con buôn thổi phồng những khả năng rất đặc biệt. Trong đó, công dụng mà cánh "đầu nậu" đồn thổi nhiều nhất là lớp vỏ gỗ của tượng nếu được đem nấu uống có khả năng chữa bách bệnh. Theo tìm hiểu của PV, nhiều người bệnh trong cơn nguy kịch nghe được nhũng lời đồn thổi đã cho rằng tượng nhà mồ có công dụng như những liều thuốc tiên nên đổ xô đi mua.
Là người mua tượng nhà mồ Tây Nguyên có niên đại gần 200 năm với giá hơn chục ngàn USD để chữa ung thư, bà Q. (58 tuổi, ngụ TP.HCM, giám đốc một công ty mỹ phẩm tại TP.HCM) cho hay: "Tôi bị bệnh ung thư đã hai năm nay. Mặc dù chạy chữa ở hàng loạt bệnh viện trong và ngoài nước nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tôi được nhiều người mách bảo rằng, lớp vỏ gỗ của tượng nhà mồ Tây Nguyên có niên đại càng lâu thì có thể chữa được bệnh ung thư, vôi gai cột sống, các bệnh về gan... Chính vì thế, gia đình tôi đã liên hệ với nhiều đầu nậu kinh doanh đồ cổ để mua tượng nhà mồ về chữa bệnh, dù chưa biết kết quả ra sao".
Tượng nhà mồ đang bị chảy máu
Già làng Ma H'Trinh (ngụ tỉnh Đắk Lắk), người đang gìn giữ, tôn tạo tượng nhà mồ trong cộng đồng cho biết: "Trong những năm gần đây, tình trạng mua bán đồ cổ nổi lên khắp vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tượng nhà mồ không nằm ngoài quy luật đó. Với nhiều hình thức mua lại, sưu tầm, những người săn đồ cổ thường thuê người dân đi trộm, hoặc thu gom về bán lại. Có thể thấy, tượng nhà mồ đang bị "chảy máu"".
Theo Đời sống & Pháp luật
Toàn xe siêu sang: ai nói VN nghèo? Người Việt đôi lúc hãnh diện khi nói về số lượng xe sang - chỉ số nói lên độ ăn chơi của giới nhà giàu Việt và không quên bình luận thêm "ai bảo VN mình nghèo? LTS: Trong bài viết trước, tác giả Trần Văn Tuấn đã nêu những kỳ vọng chuyển biến cho năm 2015 trong cải cách kinh tế. Bài...