Chơi lớn ở An Giang: Một người dân bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để đầu tư nuôi rồng Nam Mỹ quý hiếm
Sau khi bán hết số lượng con rồng Nam Mỹ giống thường và thu về từ 4-5 tỷ đồng, một người dân ở An Giang đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng để mua hơn 50 con rồng Nam Mỹ quý hiếm về nuôi và cho sinh sản.
“Kho báu” 50 con rồng Nam Mỹ quý hiếm
Anh Phạm Văn Lợi (39 tuổi) ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết, đang sở hữu hơn 50 con rồng Nam Mỹ quý hiếm, với đủ chủng loại và màu sắc.
Anh Phạm Văn Lợi ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang giới thiệu về những con rồng Nam Mỹ quý hiếm do mình nuôi. Ảnh: Huỳnh Xây
Những con rồng Nam Mỹ quý hiếm được anh Phạm Văn Lợi nuôi từ 2-3 năm. Ảnh: Huỳnh Xây
Theo anh Lợi, rồng Nam Mỹ quý hiếm của anh nuôi có độ tuổi từ 2-3 năm. Thời điểm anh mua con giống (kích thước rất nhỏ), những con rồng Nam Mỹ quý hiếm này có giá từ trên 100 triệu đến 200 triệu đồng/con.
“Tôi đã chi hơn 3 tỷ đồng để mua rồng Nam Mỹ quý hiếm này về nuôi và kinh doanh. Trong đó, có giống rồng Nam Mỹ cao cấp như Thanos, Snow, Red Albino…” – anh Lợi nói.
Anh Lợi cho biết, anh đã có 9 năm nuôi rồng Nam Mỹ, nhưng chỉ nuôi dòng quý hiếm từ 2-3 năm trở lại đây, trước đó anh nuôi dòng dưới 100 triệu đồng/con giống. Do có nhiều công việc nên anh bán hết rồng Nam Mỹ giống thường thu được từ từ 4-5 tỷ đồng.
Hiện anh Phạm Văn Lợi đang nuôi hơn 50 con rồng Nam Mỹ quý hiếm. Ảnh: Huỳnh Xây
Từ trong ra ngoài nước, tham gia đấu giá quyết săn rồng Nam Mỹ
Video đang HOT
Anh Phạm Văn Lợi ở tỉnh An Giang cho biết rồng Nam Mỹ cao cấp của anh nuôi có đủ chủng loại và màu sắc. Ảnh: Huỳnh Xây
Anh Lợi tự tin cho hay, để có những con rồng Nam Mỹ quý hiếm như hiện nay, anh phải bỏ ra thời gian dài săn lùng từ Nam ra Bắc, tham gia đấu giá mua và tìm kiếm, nhờ mua từ Thái Lan gửi về.
“Rồng Nam Mỹ quý hiếm của tôi nuôi cực kỳ đẹp, đủ màu sắc, có những giống gần như độc quyền” – anh Lợi khẳng định.
Năm 2022 này cũng là năm anh Lợi bắt đầu cho rồng Nam Mỹ sinh sản và bán giống rồng Nam Mỹ quý hiếm cho khách hàng gần xa.
Anh Lợi mạnh dạn bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để đầu tư nuôi rồng Nam Mỹ quý hiếm. Ảnh: Huỳnh Xây
Để có những con rồng Nam Mỹ quý hiếm như hiện nay, anh Lợi phải bỏ ra thời gian dài săn lùng từ Nam ra Bắc, tham gia đấu giá mua và tìm kiếm, nhờ mua từ Thái Lan gửi về. Ảnh: Huỳnh Xây
Về giá cả con giống, anh Lợi cho biết, hiện nhiều con rồng Nam Mỹ cao cấp anh nuôi đang chuẩn bị sinh sản nên chưa thể nói giá vì mỗi thời điểm giá bán không giống nhau. Tuy nhiên, anh Lợi cho biết, giá con giống rồng Nam Mỹ của anh bán ra sẽ rất cao.
Anh Lợi cho hay, kỹ thuật nuôi rồng Nam Mỹ rất dễ, chỉ cho ăn rau cải, không có bệnh và thích nghi tốt với khí hậu ở ĐBSCL. “Giống rồng Nam Mỹ cao cấp này dễ nuôi và bán nên có thể 1 lời 10″ – anh Lợi khẳng định.
Chuyện lạ miền Tây-dân trèo lên những cái cây cao vút lấy thứ mật kỳ lạ vang danh cả nước
Tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ 3 giờ sáng đến 4 giờ chiều hằng ngày, rất nhiều người dân trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát (mật thốt nốt) để bán.
Ngoài những cây cao từ 10-15 mét, có rất nhiều cây thốt nốt cao khoảng 20 mét nhưng vẫn không làm khó được người dân.
Những ngày này, từ 3 giờ sáng, ông Nguyễn Bá Tòng (58 tuổi) ngụ ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát. Ngoài những cây cao từ 10 - 15 mét, có nhiều cây thốt nốt cao đến 20 mét nhưng ông Tòng vẫn trèo bình thường, không có gì lo lắng.
Người dân ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát. Ảnh: Huỳnh Xây
Ngoài những cây cao từ 10-15 mét, có rất nhiều cây cao khoảng 20 mét nhưng vẫn không làm khó được người dân đi lấy mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Theo ông Tòng, nước giải khát được ông lấy trên cây thực chất là loại nước có vị ngọt chảy ra từ hoa thốt nốt, nhiều người còn gọi loại nước này là mật thốt nốt.
"Tôi trèo cây thốt nốt từ 3 giờ sáng đến tận 4 giờ chiều mỗi ngày để lấy mật thốt nốt. Tùy vào mùa vụ, tôi có thể lấy được 100-400 lít/ngày" - ông Tòng cho biết.
Theo ông Tòng, để lấy được mật thốt nốt, ngày hôm trước, ông phải trèo lên cây thốt nốt, dùng dao cắt dạt phần đầu hoa và gắn vào phía duới bình nhựa (đã cắt bỏ phần đầu) để đựng mật thốt nốt. Qua ngày hôm sau, ông Tòng trèo lên lấy bình nhựa đó đem xuống và thay vào đó là bình nhựa khác.
Ông Nguyễn Bá Tòng dùng dao cắt dạt phần đầu hoa và gắn vào phía duới bình nhựa (đã cắt bỏ phần đầu) để đựng mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Người dân trèo xuống, đem theo mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Mỗi người dân An Giang có thể thu hoạch được từ 100-400 lít mật thốt nốt mỗi ngày. Ảnh: Huỳnh Xây
Thông thường, mỗi cây thốt nốt có từ 2-5 hoa thốt nốt nên ông Tòng thường mang trên người số bình nhựa tương ứng.
Đặc biệt, do thân cây thốt nốt to, người dân không thể dùng tay ôm thân cây mà trèo lên như trèo cây dừa. Do đó, người dân nghĩ ra cách cột cây tre vào thân cây thốt nốt, khi trèo, người dân chỉ cần dùng chân đạp vào những nhánh tre đi lên.
Người dân nghĩ ra cách cột cây tre vào thân cây thốt nốt, khi trèo, người dân chỉ cần dùng chân đạp vào những nhánh tre đi lên và đi xuống. Ảnh: Huỳnh Xây
Tay ông Nguyễn Văn Út bị chai do trèo cây thu hoạch mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Ông Tòng cho hay, mật thốt nốt sau khi đem về, ông bán cho các điểm bán nước giải khát hoặc làm đường thốt nốt bán cho các mối đặt trước. Trung bình mỗi ngày kiếm được từ 500.000 đồng, có những lúc mật nhiều vẫn kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Út ngụ cùng địa phương thì cho hay, ông đã trèo cây thốt nốt lấy mật hoa rất nhiều năm, cây cao 20 mét là chuyện bình thường, nhẹ nhàng và không cần đồ bảo hộ.
"Làm nghề trèo cây thốt nốt lấy mật có thể kiếm 1 triệu đồng/ngày nhưng cực, tay chân bị chai" - ông Út nói.
Ông Nguyễn Văn Út cho biết, nghề trèo cây thốt nốt lấy nước mật rất cực nhưng có tiền nuôi sống gia đình. Ảnh: Huỳnh Xây
Tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có rất nhiều khu vực, cây thốt nốt được mọc lên tập trung. Ảnh: Huỳnh Xây
Hiện ông Út cùng con trai của mình, ngày nào cũng trèo cây thốt nốt để bán. Không riêng gì ông Tòng, ông Út, mà có rất nhiều người dân ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang sống bằng công việc này. Nơi đây có rất nhiều khu vực, cây thốt nốt mọc lên tập trung.
Đổ dớn bắt cá đặc sản nơi đầu nguồn An Giang, còn đâu cảnh cá chạy dày đặc, mua được cả tấn Anh Điền (An Giang) cho biết: "Nước nổi, tôi chỉ mua duy nhất cá linh. Nhu cầu tiêu thụ thì nhiều, mà lượng cá linh chỉ còn khoảng 3 phần so với trước. Từ 8-9 giờ đến trưa, chắt mót từ nhiều nông dân, tôi gom chừng 100kg cá linh mỗi ngày, chớ nào dám mơ số lượng cả tấn nữa" Ngay hôm...