Chơi lạ Hà thành: Trồng vườn chè cổ thụ trên sân thượng
Những gốc chè lớn, 20-30 năm tuổi, vừa làm cảnh, vừa có thể lấy lá để pha trà… Không ít gia đình ở Hà Nội đầu tư tiền để trồng cả vườn chè xanh trên sân thượng nhà mình.
Trồng chè trên nóc nhà
Vừa đặt mua thêm 5 cây chè, trong đó có một cây chè 40 năm tuổi có giá gần 3 triệu đồng, anh Nguyễn Trí Công ở Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, cả gia đình ăn từ bố mẹ cho tới vợ chồng anh đều nghiện uống nước chè tươi. Thế nhưng mua chè ngoài chợ thì không yên tâm bởi sợ lá chè bán ngoài chợ bị phun quá nhiều thuốc sâu độc hại.
Gần đây, trên mạng facebook anh thấy khá nhiều người rao bán cây chè xanh từ 20-30 năm tuổi để trồng làm cảnh lại có thể lấy lá pha trà uống với giá chỉ khoảng 200 – 500 ngàn đồng/gốc nên anh đặt mua về trồng thử 3 cây trên sân thượng nhà mình. Kết quả, cây chè đã sống và phát triển bình thường, gia đình anh bắt đầu được hái lá và búp chè pha nước uống.
“Thấy cây sống tốt, bố tôi mê lắm bởi ông có sở thích chơi cây cảnh từ hồi còn trẻ. Cho nên tôi quyết định đặt mua thêm 5 cây nữa để về trồng tiếp”, anh Công nói.
Theo anh Công, mặc dù giá mỗi cây anh mua chỉ 200.000 đồng nhưng cộng thêm chi phí vận chuyển, mua đất, chậu về trồng, tính ra cũng hết 1 triệu đồng/cây. Và để hoàn thành được vườn chè xanh trên sân thượng theo đúng sở cũng mất khoảng chục triệu đồng. Song, đổi lại bố mẹ có niềm vui, cà nhà có chè dùng: bố uống, con tắm và mẹ làm đẹp.
Chè cảnh 20-30 năm tuổi đang được rao bán với giá chỉ 200.000 đồng/kg
Sau khi khoe mới mua được mấy gốc chè với giá chỉ 500.000 đồng/cây 30 năm tuổi, chị Trần Thu Hoài làm cho một công ty trên đường Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã được sếp nhờ đặt mua ngay 10 cây để trồng ở cơ quan.
“Sếp bảo, cây cảnh bình thường mua loại rẻ cũng phải 2-3 triệu, đắt thì cả chục triệu đồng, thậm chí hàng vài chục triệu đồng mà chỉ để ngắm. Trồng chè xanh, giá vừa rẻ, có thể làm cây cảnh lại có lá ôm chè uống”, chị Hoài nói.
Chị Hoài chia sẻ, với những người chơi cây cảnh nghệ thuật thì phải chăm sóc tỉ mỉ, phải học cách cắt tỉa cành rồi tạo dáng. Nhưng nhà chị thì mục đích chính chỉ là trang trí, có bóng cây xanh trong nhà, không cầu kỳ chuyện dáng, thế cây nên chăm sóc cây chè không quá khó khăn.
“Nhà tôi chỉnh thỉnh thoảng tưới nước, cành nào dài quá thì cắt bớt cho gọn gàng, lá chè sau khi đã pha nước uống thì cắt nhỏ bỏ vào gốc coi như làm chất dinh dưỡng cho cây luôn”, chị Hoài cho biết.
Video đang HOT
Chè xanh từ rừng xuống phố
Anh Hoàng Văn Đoàn ở xã Phú Cát (Quốc Oai, Hà Nội) chuyên bán cây chè xanh trên mạng xã hội facbook cho biết, thời gian gần đây có khá nhiều khách, nhất là khách ở nội thành Hà Nội đặt mua cây chè xanh của nhà anh để về trồng làm cảnh và lấy lá pha nước uống.
Dân Hà Nội đua nhau mua về trồng làm cảnh và lấy lá để pha nước uống
“Hầu hết mọi người đều đặt mua từ 1-3 cây, song, cũng có những người đặt mua cả 5-6 cây liền một lúc để về trồng”, anh khoe.
Theo anh Đoàn giới thiệu, cây chè nhà anh bán đều là chè từ 20-30 năm tuổi được trồng trên đồi của gia đình với giá bán là 200.000 đồng/kg. Anh nhận chuyển hàng đi khắp các tỉnh nhưng khách phải tự chịu chi phí vận chuyển. Theo đó, một cây chè giá chỉ khoảng 200.000 đồng nhưng tiền vận chuyển có khi đắt gấp 2-3 lần cây. Do đặc tính cây chè khá to, phải đánh gốc hết sức cẩn thận để khách về trồng không bị chết.
Cũng theo anh Đoàn, cây chè rất dễ sống nhưng lúc mới trồng không biết chăm sóc cũng rất dễ chết. “Khi trồng chè mọi người phải chú ý tháo bầu cây ra, cho cây vào chậu và lấp đất đầy vào gốc. Trong 3-4 ngày đầu, mọi người không được tưới nước trực tiếp vào gốc mà chỉ tưới vào tán cây để đảm bảo độ ẩm, nếu tưới trực tiếp vào gốc cây sẽ chết. Đến ngày thứ 5 sau khi trồng, cây chè đã hồi sức lại thì bắt đầu tưới nước thẳng vào gốc được”, anh chia sẻ.
Cây chè xanh càng lâu năm càng đắt tiền bởi dáng đẹp, lá chè hay búp chè của những cây chè đó pha nước uống cũng ngon hơn nhiều lá chè của những cây ít năm tuổi. Anh Đoàn cho biết, dân Hà Nội có tiền rất thích săn mua những cây chè cổ trên 50 năm tuổi. Như cây chè cổ 90 năm tuổi nhà anh hiện được rất nhiều người tìm đến hỏi mua. Tuy nhiên, anh đều lắc đầu không bán bởi gia đình anh thích để lại chơi và thi thoảng hái lá, búp pha nước uống.
Hiện trên thị trường có rất nhiều người rao bán cây chè xanh làm cảnh với giá tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Đơn cử như cây chè 20 năm tuổi, số đo vòng tán khoảng 1,5m, chiều cao của cây khoảng 1,1m hiện có giá 300.000 đồng/cây; chè 30 năm tuổi giá 400.000 đồng/cây; còn những cây chè trên 40 năm tuổi các chủ hàng cho biết giá cụ thể sẽ phải thỏa thuận bởi còn liên quan đến dáng, thế cây đẹp hay xấu.
Do đó, có cây chỉ hơn triệu đồng nhưng cũng có cây lên đến vài chục triệu đồng.
Theo Bảo Hân
VEF
Chàng kỹ sư xây dựng bỏ phố về quê chăn nuôi kiếm tiền tỷ
Đang làm kỹ sư xây dựng ở TPHCM với mức thu nhập không hề thấp, nhưng Võ Ngọc Sơn, chàng trai xứ Quảng bỗng dưng bỏ nghề, trở về quê lập trang trại bắt đầu nghề mới: Chăn nuôi.
Hẹn vài ba lần, tôi mới được anh chàng này đồng ý gặp ở trang trại chăn nuôi ở xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Hỏi ra mới biết, dù là chủ có cả chục người làm nhưng mọi việc điều do anh quán xuyến, từ mua thức ăn, bán sản phẩm đến chăm chút đàn gà, đàn heo ở trang trại của mình đều do anh đảm trách nên anh rất bận rộn.
Đàn heo thịt trong trang trại của Sơn
Dù đã hẹn trước nhưng khi vào đến trang trại, những người làm công mới đi gọi "anh kỹ sư xây dựng" từ ngoài chuồng vào. Giống như một anh kỹ sư chăn nuôi đúng nghĩa với quần áo lấm lem, Võ Ngọc Sơn chạy ra bảo: "Đợi em chút, em thay quần áo rồi tiếp mấy anh".
Sơn kể, năm 2001 tốt nghiệp ĐH Bách khoa TPHCM chuyên ngành xây dựng. Khi ra trường, mục đích là kiếm thật nhiều tiền nên cứ chỗ nào lương cao thì "nhảy" đến. Cuộc sống ở TPHCM cũng thoải mái với thu nhập hàng tháng vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, một ngã rẻ bất ngờ đến với Sơn vào năm 2013 khi về quê ở xã Duy Tân.
Sơn kể: "Năm 2013, trên đường về quê, mình đi ngang cánh đồng hoang vắng thuộc thôn Phú Nhuận ở xã Duy Tân rộng khoảng 10ha bỏ không. Đất này không thể trồng lúa hay hoa màu được nên mấy năm nay, huyện không thể giao cho ai trồng trọt. Chỉ có chăn nuôi là thích hợp nhưng chưa thấy ai đầu tư".
Mạnh dạn hỏi lãnh đạo xã Duy Tân rồi làm việc với huyện. Không ngờ, khi nghe Sơn trình bày ý định sẽ mở trang trại chăn nuôi thì lãnh đạo huyện đồng ý liền và tạo điều kiện giao đất.
Khi được giao đất, Sơn tiến hành cải tạo và lập trang trại nuôi gà đẻ trứng làm nền tảng. Lúc đầu Sơn đầu tư 2 ngàn con gà, nhưng mọi việc không dễ dàng với chàng kỹ sư xây dựng vừa chân ướt chân ráo chuyển nghề. 2 ngàn con gà đẻ trứng không trụ nổi, trứng gà đẻ ra bán không đủ bù chi, lỗ liên tục.
Trang trại gà với 12 ngàn con đang đẻ trứng
"Cơ bản là do giá trứng bấp bênh và chưa có kinh nghiệm nên bị lỗ vốn. Đó cũng là bài học đầu tiên khi bước chân qua lĩnh vực trái với ngành đã học", Sơn tâm sự.
Không nản chí, Sơn bàn với anh em trong HTX chuyển hướng đầu tư qua con heo vì "thịt heo không theo thời vụ như trứng hay thịt gà nên chắc chắn sẽ ổn hơn". Với suy nghĩ như vậy nên Sơn quyết định đầu tư nuôi 300 heo thịt để thử nghiệm. Kết quả thật mỹ mãn, lứa heo đầu tiên nuôi có lãi, và cứ thế đến nay lúc nào trong chuồng của Sơn lúc nào cũng có 100 heo nái đẻ và đàn heo thịt 2.000 con gối đầu.
Tuy thất bại với con gà nhưng sau khi rút kinh nghiệm và bỏ công học hỏi nhiều nơi, đến nay trong chuồng của Sơn cũng có đàn gà lên đến 12 ngàn con đẻ trứng quanh năm. Sơn bảo giờ đã "có kinh nghiệm đầy mình rồi" nên không sợ lỗ nữa.
Theo tính toán, với 12 ngàn con gà đẻ mỗi ngày Sơn thu được 11 ngàn quả trứng. Với giá trứng bán sỉ khoảng 2.200 đồng mỗi quả thì mỗi năm Sơn bán 250 tấn trứng thu về khoảng 7,2 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí, Sơn "bỏ túi" từ 70-80 triệu đồng một tháng.
Đối với đàn heo, bình quân mỗi năm Sơn xuất chuồng 200 tấn heo thịt với giá heo hơi 45 ngàn đồng/kg, mỗi năm Sơn thu về khoảng 9 tỉ đồng. Sơn cho biết, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm lãi khoảng hơn 1 tỉ đồng.
Với số vốn vay đầu tư ban đầu 7 tỉ đồng để xây dựng chuồng trại, cải tạo đất, con giống... đến nay đã trả nợ còn hơn 2 tỉ đồng. "Cố gắng sang năm sẽ trả được hết nợ", Sơn cho biết.
Võ Ngọc Sơn giới thiệu về đàn heo trong chuồng của mình
Chỉ trong 2 năm, thành công của Sơn mới chỉ là bước khởi đầu. Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng chút nào đối với một người chuyên môn là xây dựng. Sơn kể, lúc đầu cũng khó khăn lắm. Khi đầu tư chuồng trại, mấy anh em cũng phải chạy vạy khắp nơi để vay vốn rồi học tập kinh nghiệm ở các nơi.
Theo Sơn, khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn vì cái gì mình cũng muốn làm từ sản xuất con giống đến đầu tư sản xuất thức ăn để tự cấp tự túc. Sơn tính toán, mỗi ngày trang trại tiêu thụ 3 tấn thức ăn, mỗi tháng 90 tấn. Với giá thức ăn mà các công ty cung cấp cho trang trại chỉ cần lời từ 2-3 ngàn đồng một ký, nếu tự sản xuất được thì mỗi năm Sơn "lời" từ việc này tính ra cũng tiền tỉ. "Cái này ao ước nhưng chưa làm được vì không có vốn để đầu tư", Sơn tâm sự.
Khó khăn nữa là ngành chăn nuôi cũng bấp bênh về giá. Chỉ cần tăng hay giảm vài ngàn đồng mỗi ký bán ra là có thể lãi hay lỗ hàng chục triệu đồng. Sơn cho hay, thị trường đầu ra cũng phụ thuộc vào thương lái, do thương lái quyết định giá chứ không phải thị trường. Ví dụ như giá thịt heo ngoài chợ bán cho người tiêu dùng vẫn ổn định nhưng giá heo hơi của thương lái mua tại trại thường hay trồi sụt thất thường.
Hơn nữa, chính những người chăn nuôi cũng đang "kiềm" nhau. Ví dụ, trang trại ông A cần vốn để xoay thì thương lái hạ xuống 1-2 giá cũng bán, trong khi chỉ cần các chủ trang trại liên kết với nhau cùng giữ giá thì cùng có lợi. Việc này khó giải quyết với nhau vì ai cũng có cái khó của mình.
Sơn tự hào hiện nay ngoài đàn gà và heo, trong trang trại còn nuôi 30 con trâu, 200 ngàn con cá dưới ao để tận dụng thức ăn thừa của heo, gà. Ngoài ra, Sơn đang đầu tư một trang trại heo quy mô 6 ngàn con ở xã Đại Tân (huyện Đại Lộc) và chuẩn bị xuống giống.
Hỏi về nghề xây dựng đã học, Sơn cười bảo: "Em hiện là anh chăn nuôi rồi, nghề xây dựng coi như đã quên rồi. Giờ em là kỹ sư chăn nuôi chứ không còn là kỹ sư xây dựng nữa".
Công Bính
Theo Dantri
Phó Thủ tướng: Cấp thiết xử lý tro xỉ nhiệt điện Chiều 10/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, đơn vị hữu quan, chỉ đạo các giải pháp xử lý, sử dụng tro xỉ và giảm tối đa việc ảnh hưởng tới môi trường từ chất thải của các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc. Theo số liệu thống kê, hiện nay đang có...