Chơi golf giúp giảm nguy cơ tử vong sớm ở người cao tuổi
Theo một nghiên cứ sơ bộ, mỗi tháng chơi golf ít nhất một lần có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm ở người cao tuổi.
Golf hiện nay đã trở thành một trong những môn thể thao phổ biến nhất của người cao tuổi ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, ước tính có gần 25 triệu người chơi golf (thống kê của CNN) và Tổng thống Donald Trump không nằm ngoài con số đó. Ông là một người đam mê và thường xuyên chơi golf, với hơn 260 ngày có mặt tại các sân golf của mình trong ba năm cầm quyền. Và dù đã bước sang tuổi 73, Tổng thống Trump vẫn sở hữu cú swing mạnh và xa không kém gì các golfer trẻ.
“Mức độ, cường độ hoạt động hợp lý có thể giúp duy trì hoạt động trong một thời gian dài. Từ đó giúp mọi người duy trì niềm yêu thích và tiếp tục tập luyện thường xuyên hơn”, Tiến sĩ Adnan Qureshi, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Thần kinh học Đại học Missouri cho biết. Bên cạnh đó, các tác giả của nghiên cứu tại Viện đột quỵ Zeenat Qureshi cũng đưa ra lời khuyên người cao tuổi nên lựa chọn golf nếu muốn tập luyện các môn thể thao bởi tác dụng của golf mang lại.
Tại sao golf có thể cải thiện sức khỏe?
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Zeenat Qureshi Stroke Institute – Một nghiên cứu về các yếu tố tạo nên nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở người từ 65 tuổi trở lên để xác định việc chơi golf thường xuyên liệu có làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong ở người cao tuổi?
Từ năm 1989 – 1999, những người tham gia nghiên cứu đã kiểm tra y tế hàng năm và thăm khám định kỳ 6 tháng một lần. Khi hoạt động thăm khám, kiểm tra kết thúc, mọi người sẽ được liên lạc thường xuyên để xác định họ có bị đau tim hay đột quỵ hay không.
Video đang HOT
Trong số gần 5900 người tham gia nghiên cứu thường xuyên chơi golf, khoảng 384 người ra sân ít nhất 1 lần/tháng. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đau tim hoặc đột quỵ giữa những người chơi golf trong thời gian theo dõi. Do đó, golf không phải là một yếu tố bảo vệ để chống lại đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, khi so sánh tỉ lệ tử vong giữa người có chơi golf và không chơi golf, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người chơi golf có tỉ lệ tử vong thấp hơn 8% (từ mọi nguyên nhân) so với những người không tham gia môn thể thao này.
Như vậy, mặc dù chưa được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ nhưng golf là một yếu tố chống lại nguy cơ tử vong sớm và là một lựa chọn phù hợp cho người cao tuổi do cường độ hoạt động thấp và bản chất thoải mái của golf, nhóm tác giả cho biết thêm.
Tiến sĩ Qureshi chia sẻ: “Do tính chất xã hội và nhịp độ được kiểm soát, mọi người thường duy trì động lực và khả năng tiếp tục chơi golf ngay cả khi ở tuổi già, sau khi bị đau tim hoặc đột quỵ… Đi bộ và chạy bộ cường độ thấp có thể là bài tập tương đương, tuy nhiên lại thiếu yếu tố cạnh tranh và thách thức như golf mang lại. Tập thể dục thường xuyên, tiếp xúc với môi trường không khí trong lành, ít ô nhiễm và các tương tác xã hội do golf mang lại đều có lợi cho sức khỏe”.
Hoạt động thể thao đầu đủ là yếu tố quan trọng nhất
Mặc dù nghiên cứu đưa ra tỷ lệ tử vong của người chơi golf thấp hơn so với người không chơi golf nhưng Tiến sĩ Ulf Ekelund, giáo sư y học thể thao tại Trường Khoa học Thể thao Na Uy (Norwegian School of Sports Sciences) cho biết ông không nghĩ rằng có thể kết luận golf đã làm giảm nguy cơ tử vong sớm.
Ông Ekelund cho rằng vì nghiên cứu không xem xét đến một số yếu tố ảnh hưởng nhất định khác như: Những người chơi golf có hút thuốc lá hay có hành vi không lành mạnh khác không? Kết quả đưa ra có thể có nghĩa là người chơi golf “nói chung khỏe mạnh hơn”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng không lưu ý người chơi golf thường xuyên đi bộ hay lái xe điện khi chơi golf.
“Các nghiên cứu khác liên tục chỉ ra hoạt động thể chất ở bất kỳ cường độ nào cũng có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ tử vong. Nếu những người cao tuổi thích chơi golf, họ nên tiếp tục nhưng tôi chắc chắn đi bộ thường xuyên cũng tốt cho sức khỏe và tuổi thọ”.
Ngoài ra, có một số thói quen lành mạnh khác mà mọi người có thể áp dụng để giảm nguy cơ tử vong sớm. Ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống cân bằng, tránh thực phẩm siêu chế biến (ultraprocessed foods – những sản phẩm tiện lợi, ăn nhanh uống nhanh với nhiều phụ gia, quy trình chế biến công nghiệp) có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Sở hữu một chú chó cưng cũng làm giảm 24% nguy cơ này (theo một bài đánh giá của tiến sĩ Caroline Kramer công bố trên tạp chí Circulation thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ).
Các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác định golf thực sự có thể ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ hay không. Tuy nhiên, golf là một khuyến nghị mà các bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân lớn tuổi khi đưa ra các môn thể thao, hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe.
Theo Thanh Bình/GolfViet/vietnamdaily
Đề phòng viêm phổi corona cho người cao tuổi
Người cao tuổi nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nếu nhiễm nCoV diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Anh, giám đốc bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết nhiều người cao tuổi vừa có hệ miễn dich yếu hơn, lại thường có các bệnh mạn tính phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường.... Trong khi đó, phân tích số ca tử vong do virus corona đến này cho thấy bệnh thường diễn biến nặng ở người cao tuổi và người đa bệnh lý.
Để đề phòng lây các bệnh đường hô hấp, người cao tuổi nên cẩn thận giữ ấm, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, nên đeo khẩu trang khi ra đường; hạn chế bắt tay; rửa tay thường xuyên; ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Nếu bị các bệnh mạn tính nên uống thuốc đủ liều, đúng cách để bệnh ổn định.
Khi nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới virus corona, người bệnh nên đến khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh để theo dõi, cách ly. Khi bệnh diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus mới, bệnh nhân sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.
Người cao tuổi dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng yêu, có nhiều bệnh lý khác đi kèm. Ảnh: CGTN
Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, tuyến cuối điều trị người cao tuổi, không phải là đơn vị y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng căn cứ vào tình hình dịch bệnh, bệnh viện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó.
Bệnh viện đã lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV, nghiêm túc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo, thiết lập hai phòng cách ly ban đầu để tiếp nhận các ca bệnh nghi ngờ.
"Mặc dù có một vài bệnh nhân sốt, chúng tôi đã khám sàng lọc kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân, một số người bệnh có tình trạng sốt do nhiễm trùng bàng quang, tiết niệu.... đã được các bác sĩ xử lý kịp thời. Hiện nay chưa ghi nhận ca bệnh nghi ngờ mắc nCoV nào tại bệnh viện Lão khoa Trung ương", bác sĩ Trung Anh cho biết.
Đến hết ngày 8/2, Việt Nam ghi nhận 13 ca dương tính nCoV trong đó 3 người đã xuất viện. Vĩnh Phúc hiện là tỉnh có nhiều người bệnh viêm phổi nCoV nhất cả nước với 8 ca. Ngành y tế tỉnh này đang giám sát, cách ly 138 người, trong đó 18 người có nguy cơ cao mắc nCoV.
Trong số các ca tử vong vì virus corona tại Trung Quốc đại lục, có tới 80% bệnh nhân trên 60 tuổi.
Thùy An
Theo VNE
Bác sĩ khuyên người già nên đi khám cúm corona khi có triệu chứng sau 'Với người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, nếu nhiễm virus corona sẽ làm cho các bệnh mãn tính trầm trọng hơn và chủ yếu nguyên nhân tử vong là do các bệnh mãn tính này', TS. BS Trần Quang Thắng nói. Bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi Trước con số 80% bệnh nhân tử vong vì dịch corona ở Trung...