Chơi gì, ăn đâu ở quận 3 TPHCM?
Quận 3 (TPHCM) được đánh giá cao về tiềm năng du lịch khi sở hữu những địa điểm độc đáo như: kiến trúc tôn giáo, công trình lịch sử, khu phố ẩm thực…
Ẩm thực luôn là một thế mạnh
Quận 3 có các phố ẩm thực chính như “đường Ốc” (Nguyễn Thượng Hiền), lẩu cá kèo (Bà Huyện Thanh Quan), cơm niêu Sài Gòn (Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Pasteur). Quận có nhiều quán hủ tiếu và phở rất ngon. Nổi tiếng hơn cả là hủ tíu Hồng Phát (Võ Văn Tần) và phở Bình (Lý Chính Thắng).
Bên cạnh đó, các con hẻm ẩm thực nhỏ của Quận 3 cũng là địa điểm khiến du khách mê mẩn. Tại đây, những món ăn bình dân như: Bánh Huế, phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào… vừa đảm bảo chất lượng nhưng giá cả lại rất phải chăng.
Quán bún bò nổi tiếng ở Quận 3. Ảnh: LDO.
Nhiều kiến trúc nổi tiếng
Về du lịch, Quận 3 sở hữu nhiều công trình độc đáo, trong đó đặc biệt phải kể đến các kiến trúc về tôn giáo. Đầu tiên là nhà thờ Tân Định hay còn gọi là Thánh Tâm Chúa Jesus, tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng. Nhà thờ được xây dựng tinh xảo theo phong cách Roman kết hợp Gothic, Baroque. Đặc biệt, lớp sơn toàn màu hồng trẻ trung là điểm nhấn khiến du khách thích thú mỗi khi đến đây tham quan.
Chùa Chantarangsay cũng là một điểm đến ấn tượng tại Quận 3. Công trình này nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được xây dựng hơn 70 năm trước. Ngôi chùa không quá rộng lớn, luôn yên bình dù nằm ở khu trung tâm, thu hút nhiều người dân tới tham quan, lễ bái mỗi ngày. Trong năm, chùa tiến hành các ngày lễ lớn theo truyền thống Phật giáo của người Khmer như lễ tết Chol Chnam Thmay, Phật Đản, lễ Ok Om Bok…
Ngoài ra, Quận 3 còn có nhiều công trình tôn giáo khác như: Nhà thờ Kỳ Đồng và dòng Chúa Cứu Thế, Chùa Pháp Hoa, Chùa Vĩnh Nghiêm… đều là những điểm đến tôn giáo ấn tượng của du khách nếu có dịp ghé Quận 3.
Người dân đi cầu an tại chùa Vĩnh Nghiêm – Quận 3. Ảnh: LDO.
Những điểm đến hấp dẫn khác
Quận 3 có nhiều di tích kiến trúc, lịch sử, văn hóa độc đáo trở thành biểu trưng cho một khu vực lâu đời ở TPHCM, một trong số đó phải kể đến Hồ Con Rùa. Công trình này hay được biết đến với tên chính thức là công trường Quốc Tế và có vị trí đắc địa ngay nút giao giữa ba con đường sầm uất Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân.
Video đang HOT
Đến hồ Con Rùa, du khách sẽ có một không gian rộng rãi, mát mẻ, đặc biệt lung linh ánh đèn về đêm và có ngắm thể đài phun nước nhiều sắc màu vào cuối tuần. Xung quanh hồ có hàng quán ăn vặt nổi tiếng, trở thành nguồn cảm hứng của nhiều trang review, các vlog nổi tiếng.
Nhà Thiếu nhi thành phố cũng là một công trình đặc trưng ở Quận 3. Nhà thiếu nhi sẽ phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của các em thiếu nhi lẫn các bạn trẻ thanh thiếu niên. Công trình này gồm nhiều thanh chắn ngang, bao bọc toàn bộ cấu trúc toà nhà cùng những bệ đỡ vững chắc tạo nên một phong cách độc đáo khiến ai đi qua cũng phải chú ý.
Đến với Quận 3, du khách còn có thể tham quan các công trình kiến trúc độc đáo khác như: Chợ Bàn Cờ, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ…
Chơi đâu khi du lịch Thái Bình?
Dù không có thế mạnh về du lịch, Thái Bình đang dần trở thành điểm đến thu hút du khách với những bãi biển nguyên sơ, bề dày văn hóa lịch sử...
Chùa Keo
Chùa Keo, có tên chữ là Thần Quang Tự, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 15km, chùa Keo tọa lạc bên bờ sông Thái Bình quanh năm hiền hòa, thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.
Toàn cảnh chùa Keo nhìn từ trên cao. Ảnh: Sở Du lịch Thái Bình
Được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632, chùa Keo được đánh giá là ngôi chùa cổ có quy mô rộng lớn bậc nhất ở Vệt Nam, toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau, qua mấy trăm năm nhưng toàn bộ kiến trúc gỗ vẫn rất chắc chắn.
Với những giá trị lịch sử, kiến trúc độc đáo, chùa Keo Thái Bình đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 và đặc biệt Hương án chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 12.2021.
Gác chuông bằng gỗ độc đáo của chùa Keo. Ảnh: Sở Du lịch Thái Bình
Hàng năm, chùa có 2 ngày hội chính là hội Xuân vào mùng 4 tháng Giêng và hội Thu vào trung tuần tháng 9 Âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật gần gũi với nét sinh họat của người dân Thái Bình cùng những nghi lễ truyền thống.
Khu Lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn
Là điểm đến của cầu truyền hình VTV trong trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2022, Khu Lưu niệm nhà bác học Lê Qúy Đôn cách thành phố Thái Bình khoảng 35km, thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn những hiện vật, dấu tích của nhà bác học Lê Qúy Đôn
Khu Lưu niệm Nhà bác học Lê Qúy Đôn. Ảnh: Sở Du lịch Thái Bình
Khu lưu niệm cổ gồm 3 công trình: từ đường danh nhân văn hóa Lê Qúy Đôn, lăng mộ Lê Trọng Thứ (thân phụ của nhà bác học Lê Quý Đôn), và hồ Lê Quý.
Dù đã được xây dựng thêm khu tưởng niệm mới, khánh thành nhân dịp kỉ niệm 293 năm ngày sinh Nhà bác học Lê Quý Đôn năm 2019, song nơi đây vẫn mang đậm nét cổ kính bởi khu di tích cổ trước đó vẫn còn nguyên vẹn từ bia đá viết vào năm 1860 đến lăng mộ của phụ thân nhà bác học vẫn được bảo tồn và lưu giữ. Khu Lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn đã được xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1986.
Lăng mộ cụ Lê Trọng Thứ vẫn giữ được nét rêu phong cổ kính. Ảnh: Du lịch Thái Bình
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình
Nằm ngay trung tâm thành phố, Nhà thờ Chính tòa Thái Bình có lối kiến trúc đẹp và độc đáo nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 1906, có diện tích lên đến hơn 1.500m2.
Nhà thờ chính tòa là một công trình kiến trúc khá bắt mắt với 2 tầng nhà, dài gần 70m và rộng 18m lòng, đủ để trưng bày nội thất bên trong nhà thờ và khu làm lễ. Bên ngoài nhà thờ còn chừa thêm 3m hành lang, để du khách có thể tản bộ, thăm quan trọn vẹn vẻ đẹp của nhà thờ.
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình. Ảnh: Du lịch Thái Bình
Trong khuôn viên nhà thờ là linh đài Đức Mẹ Lavang. Một bức tượng đài được mô phỏng theo linh đài ở thánh địa Lavang và đây cũng là điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách khi tới nhà thờ chính tòa Thái Bình.
Tuy không quá đồ sộ và nổi bật, nhưng sự bình yên và không gian thiêng liêng nơi đây sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Tượng đài "Bác Hồ với nông dân Việt Nam"
Khánh thành tháng 12.2021, tượng đài được xây dựng trên Quảng trường Thái Bình, công trình như một biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của giai cấp nông dân Việt Nam và nhân dân Thái Bình đối với Bác Hồ.
Cận cảnh tượng đài "Bác Hồ với nông dân Việt Nam" . Ảnh: Du lịch Thái Bình
Công trình được làm với chất liệu bằng đá xanh, Bác Hồ ở vị trí trung tâm với chiều cao đến 5,04m, cùng nhóm 12 nhân vật đại diện cho các thế hệ đứng xung quanh Bác.
Các mảng phù điêu của tượng đài là những hình ảnh về nông thôn, nông dân Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước và một số hình ảnh đặc trưng của Thái Bình. Ngoài tượng đài, du khách đến đây có thể tham quan Đền thờ Bác Hồ, công viên cây xanh trong lành, thoáng mát.
Toàn cảnh tượng đài nhìn từ trên cao. Ảnh: Du lịch Thái Bình
"Biển vô cực" Thái Bình
Cách trung tâm thành phố khoảng 40km, bãi biển Quang Lang và Thụy Xuân, thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình gần đây được du khách cả nước gọi là "biển vô cực".
Bởi khi bình minh lên, cả bãi biển như tấm gương khổng lồ, phản chiếu bầu trời dài bất tận, cùng với nét đẹp lao động chân chất của người nông dân hiện lên lung linh dưới ánh nắng bình minh khiến ai cũng phải rung rinh trước sự kì diệu của thiên nhiên.
"Biển vô cực" Thái Bình. Ảnh: Haf Lee
Tuy nhiên, để chinh phục "biển vô cực" thành công, bạn cần phải nghiên cứu trước mực nước của ngày hôm đó để săn được "biển vô cực" đẹp nhất. Vì phải đi bộ khá xa nên cần hạn chế tối đa hành lý để không gặp khó khăn khi di chuyển
Đột phá trong phát triển du lịch ở Thanh Thủy Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch khi được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế về điều kiện tự nhiên cùng các giá trị văn hóa đặc sắc. Đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng giúp nơi đây trở thành điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách và là điều kiện thuận lợi...