Chơi gần nhà, 3 em gái chết đuối thương tâm
“Khi đi lên có 3 bạn đi sau thì bất ngờ bạn Như Ý bị trượt chân té xuống và kéo theo chị Thúy, chị Nhung” – Em Diễm Quỳnh kể lại.
Tai nạn đuối nước chiều 26/5 làm 3 cháu gái tử vong khiến cả xóm Vườn Xoài bàng hoàng
Tối 26/5, ông Ngô Văn Đúng – Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, lúc 15 giờ cùng ngày, trên khu vực sông Quán Trường, đoạn thuộc tổ 17, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái xảy ra vụ chết đuối khiến 3 cháu gái tử vong. Nạn nhân là Đoàn Thị Thanh Thúy (12 tuổi, học sinh lớp 6 Trường THCS Trần Nhật Duật, Nha Trang), Nguyễn Nhật Như Ý (10 tuổi, học sinh lớp 4, Trường tiểu học Phước Hải 3, Nha Trang) và Trương Thị Hồng Nhung (12 tuổi, học sinh lớp 6, Trường THCS Trần Nhật Duật, Nha Trang).
Các cháu đều trú cùng tổ dân phố, nhà gần nhau và là chị em họ.
Em Võ Thị Diễm Quỳnh (10 tuổi, học sinh lớp 4 Trường Tiểu học phước Hải 3) kể lại: Lúc 3 giờ chiều, cháu cùng với các bạn trong xóm ra chơi trên khu đất trống đoạn trước nhà cháu chơi. Sau đó, một số bạn kéo xuống dưới sông đoạn nước tràn nhỏ để chơi. Khi đi lên có 3 bạn đi sau thì bất ngờ bạn Như Ý bị trượt chân té xuống và kéo theo chị Thúy, chị Nhung”.
Chị Chi, người dân trong xóm cho biết: “Nghe các cháu kêu cứu, chúng tôi chạy ra nhanh chóng nhảy xuống cứu các cháu nhưng nước chảy xiết quá nên cả tiếng đồng hồ mới phát hiện được nơi các bị nạn, khi đưa lên bờ thì thân thể đã tím tái”.
Video đang HOT
Theo một người dân ở đây, khu vực này ngày nào các cháu trong xóm cũng kéo ra chơi. Ở đây nước lên xuống thất thường, lại có những đoạn hố sâu do bên dự án “chỉnh trị hạ lưu sông Tắc sông Quán Trường” múc 4 – 5 tháng trước đây. Khi đơn vị thi công rút đi không đề biển báo nguy hiểm gì cả! Người lớn trong xóm thấy đều cấm các cháu xuống vì sợ sụp hố nguy hiểm nhưng vẫn không ngăn được tai nạn đuối nước xảy ra. Chị Chi nói thêm: “gia đình tôi ở ngay sát khu vực này, nhà có 4 đứa con, đứa lớn 12 tuổi, nhỏ nhất 1 tuổi nên rất lo”.
Trước khu vực này là đìa của người dân, khi dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường triển khai, đơn vị thi công đã phá bờ nối liền đìa và nạo vét để nối mở rộng sông Quán Trường.
Ông Huỳnh Hòa, Trưởng Ban quản lý Dự án Các công trình Giao thông Thủy lợi Khánh Hòa đơn vị chịu trách nhiệm triển khai dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường xác nhận đã biết thông tin về vụ đuối nước thương tâm trên.
Ông Hòa thừa nhận trong quá trình thi công đơn vị thực hiện đã nạo vét và để lại những hố sâu, nhưng không cắm biển báo nguy hiểm. Ngay trong ngày 27/5, Ban quản lý sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xuống thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ gia đình các cháu và có phương án khắc phục sớm tránh xảy ra sự việc tương tự.
Theo 24h
4 HS chết đuối: Lời kể người thoát nạn
Chiều 14/5, gia đình 4 học sinh lớp 6 trường THCS Hồ Tùng Mậu (xã Ea Vel, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) bị chết đuối trên khu vực hồ thuỷ điện Serepok 4 đã đưa thi thể các em về mai táng. Vụ tai nạn thương tâm này thêm lần nữa đã cảnh báo về nạn đuối nước của học sinh và công tác cảnh báo an toàn trên hồ đập thuỷ điện.
Những cái chết thương tâm
Vào khoảng 10 giờ 30 sáng 14/5, tại khu vực hồ thủy điện Serepok 4 (nằm trên khúc sông Serepok chảy qua thôn Ea Juốt, xã Ea Wel, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), 4 học sinh đã bị chết đuối gồm: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Ngô Thế Hiệp, Lê Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Thị Minh Hiền (cùng 12 tuổi, học sinh lớp 6A, trường THCS Hồ Tùng Mậu, xã Ea Vel). Có 3 học sinh khác cũng bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn được cứu sống, trong đó em Nguyễn Thị Tường Vi (cùng lớp 6A) đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn và đã qua cơn nguy kịch.
Đám tang em Lê Thị Ngọc Huyền
Theo lịch học của trường THCS Hồ Tùng Mậu, sáng 14/5, các học sinh trên đã lên trường đi học và xem điểm thi học kỳ 2. Sau khi biết điểm, các em được phân công dọn vệ sinh trường, đến khoảng hơn 8 giờ sáng cùng ngày thì xong và các em ra về. Trong số này, có khoảng 20 học sinh lớp 6A và một số em học sinh lớp 6E đã rủ nhau đạp xe đạp xuống hồ đập thủy điện nói trên để chơi mừng vì biết thi được điểm cao. Đến nơi, các em đã xuống mép hồ nghịch nước, một HS trong nhóm đã không may bị trượt chân xuống chỗ sâu và bị nước nhấn chìm. Khi thấy bạn gặp nạn, các em hoảng loạn bỏ chạy, một số kêu cứu. Một số hộ dân sống gần hồ đã ra ứng cứu, vớt người nhưng 4 em đã bị tử vong, 3 em được cứu sống.
Khu vực 4 học sinh chết đuối không có biển cảnh báo nguy hiểm
Em Nguyễn Đình Duy Vũ (lớp 6E, nhà ở thôn Ea Juốt) người cùng đi chơi trong nhóm này bàng hoàng kể lại: "Sau khi biết điểm học kì 2, chúng em được giao làm vệ sinh trường sạch sẽ để chuẩn bị cho các em lớp 5 vào học. Làm vệ sinh xong, một nhóm rất đông bạn lớp 6A (được điểm cao trong kỳ thi học kỳ 2 vừa qua) đã rủ nhau xuống hồ chơi. Lớp em (lớp 6E-PV) cũng có 5 người đi. Khi đến hồ, các bạn vứt xe, cặp sách, dép trên bờ hồ rồi cùng lội ra gần mé hồ té nước nghịch nhau.
Một lúc sau, có một anh tên Phúc đi xuồng máy đến. Một số bạn xin lên xuồng và được anh chở ra ngoài hồ chơi, đi được 2 vòng thì xuồng hết xăng nên cả nhóm vào bờ". Lúc này, các học sinh lại tiếp tục lội ra té nước nghịch nhau. Mấy học sinh lớp 6E chỉ dám lội ra mép nước, ngập đến đầu gối. Nghịch thêm một lúc, mấy học sinh trong lớp 6A hô cả nhóm tập hợp để chụp hình. Các em đã tập hợp lại chụp hình chung rồi nắm tay nhau thành hàng đi xa ra ngoài hồ. Bất chợt, một em trong nhóm này sẩy chân tụt xuống chỗ nước sâu kéo theo nhiều em khác ngã xuống cùng.
Em Nguyễn Thị Tường Vi đã qua cơn nguy kịch sau khi được cấp cứu tại bệnh viện
Không biển cảnh báo!
Ông Trần Duy Viễn, Phó Giám đốc Công ty CP Thuỷ điện Serepok 4, cho biết: Khu vực mặt nước 4 học sinh chết đuối nằm giáp với khu dân sinh và đường giao thông. Con đường các em xuống hồ tắm ngày trước là đường dân sinh nhưng sau khi nhà máy ngăn dòng đã bị ngập. Vì thế nó thành con đường cụt. "Khu vực nhà máy chúng tôi có hàng rào bảo vệ và được bảo vệ túc trực 24/24. Nhưng khu vực các em bị chết đuối chúng tôi không có rào bảo vệ và biển cảnh báo. Đây là khu vực người dân thường hay đánh bắt cá và tắm", ông Viễn cho hay.
Cách đây 5 năm, khi vừa xây xong đập thuỷ điện này cũng có 5 người đã bị chết đuối tại khu vực này. Ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, cho biết: "Chúng tôi đã làm việc với Công ty CP Thuỷ điện Serepok 4 và đề nghị họ hỗ trợ gia đình các em học sinh tử nạn. Trên địa bàn huyện hiện có 4 hồ đập thuỷ điện, sắp tới chúng tôi sẽ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập và công tác cảnh báo nguy hiểm của các hồ đập thuỷ điện để tránh những cái chết đau lòng như thế này".
Hỗ trợ nạn nhân kịp thời Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND huyện Buôn Đôn đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Công an xã Ea Vel đã tham gia cùng người dân tìm kiếm, cứu nạn. Trước mắt, mỗi trường hợp chết được UBND huyện hỗ trợ 4,5 triệu đồng và Công ty CP thủy điện Serepok 4 hỗ trợ 2 triệu đồng, trường hợp được cứu sống được UBND huyện hỗ trợ 1,5 triệu đồng và Công ty CP thủy điện Serepok 4 hỗ trợ 1 triệu đồng. Ngoài ra, UBND xã Ea Vel cũng hỗ trợ 500.000 đồng/trường hợp bị nạn.
Theo 24h
2 học sinh chết đuối, 1 người nghi chết ngạt trong cùng một ngày Trưa 19/5, đội cứu hộ bãi biển TP Tuy Hòa - Phú Yên đưa thi thể 2 em học sinh đuối nước lên bờ. Bãi biển phường 7, TP Tuy Hòa, nơi 2 học sinh chết đuối Thi thể Dương Tiến Thành và Huỳnh Nhật Long (đều là học sinh lớp 7B, Trường THCS Nguyễn Thị Định, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa)...