Chơi game mạng LAN – Nét đẹp đã không còn thời internet
“Nhờ vào” việc chơi game qua mạng internet, những LAN party cực kỳ vui nhộn xưa kia đã chẳng còn tồn tại
Trước đây khi internet chưa trở thành tiêu chuẩn cho mỗi quán net tại Việt Nam, thì mạng LAN dường như là thứ duy nhất khiến cho game thủgắn kết tại những quán game tại nước ta trong thời gian trước đây. Những tựa game như AoE, StarCraft hay CS 1.1 đã khiến cho bao cậu bé học sinh hay sinh viên bắt đầu bước vào “sự nghiệp” chơi game cực kỳ “rực rỡ”.
Có thể nói, trong những trận đấu PvP đầy nghẹt thở, thì cảm giác hạ gục một game thủ khác, đôi khi chính là người bạn thân của mình, và quan sát gương mặt của họ khi thua trận là một cảm giác không thể nào so sánh được khi bạn chiến thắng một trận đấu PvP online.
Thế nhưng giờ đây, khi game online nói chung và những tựa game multiplayer nói riêng đã được hệ thống mạng toàn cầu “chắp cánh”, những tựa game từng thống trị những phòng game một thời như Unreal Tournament hay Quake cũng chẳng còn đông đúc như xưa. Với rất nhiều những tựa game mới như DOTA 2, LMHT hay CS:GO, bạn hoàn toàn có thể ngồi một chỗ để chơi game cùng bạn bè thông qua mạng internet mà không cần phải mang lỉnh kỉnh đồ đạc tới các LAN Party như xưa.
Và đó cũng là lúc một nét đẹp tưởng chừng như sẽ sống mãi trong cộng đồng game thủ dần mai một. Bản thân tôi từng đến rất nhiều quán net với hệ thống cấu hình cao cấp tại Hà Nội, thế nhưng định nghĩa “on LAN” của game thủ Việt giờ đây đơn thuần chỉ là game thủ tập hợp bạn bè trong cùng một team, ngồi cùng một chỗ và… tìm kiếm những đối thủ khác trên internet để so tài. Khi đó bạn sẽ chẳng thể nào có được cảm giác “thống khoái” khi được chiêm ngưỡng khuôn mặt méo xẹo của những game thủ đối diện khi thua trận. Thay vào đó sẽ là những câu chat chửi rủa không hồi kết.
Dĩ nhiên cũng có những ngoại lệ. Sau khi DOTA 2 cập nhật chế độ so tài thông qua mạng LAN mà không cần sử dụng những mã lệnh phức tạp hoặc tự tạo mạng chơi thông qua server chính thức của Valve, những trận đấu DOTA 2 tại nhiều quán net ngày càng gay cấn và ấn tượng hơn. Thế nhưng không phải tựa game nào cũng như vậy.
Quay trở lại những trận đấu chuyên nghiệp. Giờ đây game thủ luôn muốn thưởng thức những trận đấu CS:GO hay LMHT tại những giải đấu on LAN thay vì online, đơn giản vì khi đó những vấn đề của đường truyền internet đã không còn là nỗi lo của những game thủ chuyên nghiệp, và họ có thể tập trung phô diễn kỹ năng cá nhân của bản thân trong những trận đấu đỉnh cao.
Thế nhưng đối với những game thủ thông thường, để chơi game on LAN đúng nghĩa với những tựa game hiện nay, họ buộc phải làm rất nhiều thứ, trong đó có cả những đoạn code console phức tạp chỉ để chơi game cùng nhau.
Video đang HOT
Rốt cuộc, giờ đây để thưởng thức những tựa game với mạng LAN theo đúng nghĩa, game thủ buộc phải chịu cảnh… đứt mạng. Khi đó game online không vào được, người chơi game sẽ buộc phải quay trở về với “mái nhà xưa”, với những trận đấu game tuy khó lòng so bì được với những game đình đám gần đây, nhưng lại rất vui nhộn vì những người bạn có thể thưởng thức game một cách trực tiếp với nhau.
Và thế là, những LAN party cực kỳ vui nhộn xưa kia đã chẳng còn tồn tại. Một nét đẹp mà bao game thủ đã đứng tuổi luôn cảm thấy bùi ngùi khi nhớ về những ngày tươi đẹp trong quá khứ, khi bạn không phải chơi game theo kiểu “tự kỷ” tại nhà như bây giờ.
Theo Gamek
Công nghệ Bootrom cơn sốt trên thị trường phòng máy
Ngày nay, nói về phần mềm được sử dụng ở phòng máy thì Bootrom có lẽ là cụm từ không quá xa lạ đối với các chủ phòng máy. Hiện số người biết đến và sử dụng công nghệ lắp đặt phòng máy chuyên nghiệp và hiện đại nàyđang có xu hướng tăng lên.
Bootrom là gì?
Bootrom hay còn gọi là diskless là một hệ thống máy tính được kết nối với nhau giữa một máy chủ và nhiều máy trạm, trong đó các máy trạm không cần sử dụng ổ cứng. Tất cả các dữ liệu và hệ điều hành đều được các máy trạm sử dụng từ máy chủ thông qua kết nối mạng LAN. Khi khởi động lên, các máy trạm sẽ thông qua card LAN để nối tín hiệu đến máy chủ và khởi động từ hệ điều hành đã có sẵn trên máy chủ.
Mô hình phòng máy Bootroom
Những ưu điểm không thể bỏ qua của Bootrom
- Tiết kiệm chi phí tối đa
Điểm mạnh nhất của công nghệ Bootrom phải nói đến chính là tính kinh tế. Các chủ phòng net có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền ngay từ khâu đầu tư vì không phải mua ổ cứng. Phí điện năng do vậy cũng giảm đi đáng kể, các khoản dành cho vận hành và bảo trì lại không tốn là bao.
Có thể làm một phép tính đơn giản, chi phí cho 1 ổ cứng thông thường 500GB hiện nay giá vào khoảng hơn 1 triệu đồng, phòng net có 30 máy thì chi phí ổ cứng tầm 35 triệu, nếu đầu tư máy chủ Bootrom chỉ khoảng 12 triệu, tiết kiệm đến 23 triệu.
Về điện năng, trung bình 1 ổ cứng tiêu thụ 30W/giờ, giá điện trung bình là 2,500đồng/KWh, như vậy 1 tháng tiêu thụ (30W x 30 ổ cứng x 8 giờ x 30 ngày)(W)/1000 (KWh) x 2,500 đồng = 540,000 đồng. Nếu dùng Bootrom thì sẽ không phải mất số tiền này.
- Tiết kiệm thời gian, dễ dàng quản lý
Công nghệ Bootrom hoàn toàn không làm khó những người quản lý quán net từ vấn đề cài đặt cho đến việc cập nhật game bất chấp sự bùng nổ về số lượng lẫn dung lượng game hàng ngày, kèm theo là thường xuyên có các bản cập nhật lớn nhỏ khác nhau từ các nhà phát hành.
Lợi thế khi dùng Bootrom là chỉ cần cập nhật game ngay tại máy chủ, tất cả các máy trạm khởi động lại là thấy ngay bản cập nhật mới. Trong khi đó, nếu dùng máy có ổ cứng thì phải cập nhật game từ máy chủ, rồi từ máy chủ đẩy bản cập nhật xuống tất cả các máy trạm, một công việc hết sức vất vả, tốn thời gian và công sức.
Chưa kể những khi máy gặp sự cố như nhiễm virus, hỏng windows... thì với hệ thống có ổ cứng cần15 phút để sửa cho 1 máy và với 30 máy thì mất 120 phút, số lượng máy càng nhiều thì thời gian sửa chữa càng tăng. Nhưng với Bootrom thì chỉ cần sửa máy chủ trong 5 phút .
Máy chủ Bootrom gọn nhẹ, tiết kiệm và hoạt động hiệu quả
- Tốc độ nhanh và ổn định
Hệ thống máy sử dụng Bootrom sẽ có các ổ đĩa đọc/ghi riêng biệt do vậy cải thiện được tốc độ truy xuất ổ cứng hiệu quả hơn. Mặt khác, vì chạy trên môi trường ảo do máy chủ cung cấp và hoàn toàn không phải sử dụng đến phần mềm đóng băng cho nên Bootroom hơn hẳn các máy có ổ cứng về độ mượt và tính ổn định. Tình trạng giật, lag đường truyền sẽ không còn là nỗi ám ảnh cho người chơi game và chủ quán net.
Xu hướng dùng Bootrom tại các phòng máy
Mặc dù công nghệ Bootrom mới chỉ được áp dụng cho những phòng máy ra đời sau (khoảng 2 năm trở lại đây), nhưng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng và kinh phí thì rất có thể những phòng máy thế hệ trước đang sử dụng công nghệ truyền thống có ổ cứng sẽ phải nâng cấp theo để bảo đảm sức khỏe dài lâu của phòng máy cũng như đổi mới phương pháp kinh doanh và quản lý. Điều quan trọng nhất có lẽ là các phòng máy cần được hỗ trợ chuyển đổi công nghệ một cách nhanh, gọn mà không ảnh hưởng gì đến ngân sách lẫn chất lượng game. Đây chính là bài toán dành cho các nhà sản xuất và phát hành phần mềm Bootrom.
Còn bài toán cho những người làm chủ quán net là phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mặt gửi vàng giữa hàng loạt các phần mềm Bootrom trên thị trường, bởi công nghệ phòng máy chính là một trong những yếu tố quyết định doanh thu, lợi nhuận của quán nhất là trong thời buổi giá giờ chơi không cao, phí điện nước đắt đỏ, đối thủ cạnh tranh thì không đếm xuể như hiện nay. Mà thực chất không phải phần mềm Bootrom nào cũng có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu người dùng. Theo xu thế chung, những phần mềm mang tính kinh tế cao và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của chủ quán net.
Bootrom là trợ thủ đắc lực cho các quán net (hình minh họa)
Thị phần Bootrom Việt Nam đang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ
Trong khi thị phần Bootrom ở Trung Quốc chiếm hơn 80%, Malaysia chiếm đến 91% thì ở Việt Nam mới chỉ 38%, tuy nhiên, con số này đang có xu hướng tăng nhanh. Theo thống kê tại thị trường phòng máy trong nước, chỉ trong 7 tháng đầu năm thị phần Bootrom đã tăng 15%.
Thị phần BootromMalaysia, Trung Quốc và Việt Nam đầu 2014
Trong 7 tháng đầu năm thị phần Bootromở Việt Nam tăng đến 15%
Qua biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng Bootrom thì giới công nghệ phần mềm dự đoán thị trường phòng máy năm nay sẽ khởi sắc, thị phần Bootrom có thể tăng hơn 60% vào cuối 2014 cùng những cuộc cạnh tranh sôi nổi của các nhà sản xuất và phát hành phần mềm quản lý phòng máy, trong đó đang nổi lên là cuộc đua giữa CSM Boot của VNG và GCafe Diskless của Garena.
Theo VNE
Garena đang dần đóng cửa tính năng mạng LAN ảo Như vậy, các game thủ DotA, AOE, Left4Dead... sẽ không còn chỗ trú chân quen thuộc. Bất ngờ và không hề báo trước, tính năng mạng LAN ảo của Garena Plus đã bị chặn tại một số quốc gia cuối tuần qua. Rất nhiều game thủ đã thất vọng khi không thể sử dụng dịch vụ này để chơi các game quen thuộc...