Chọc tổ ong, cậu bé 9 tuổi nguy kịch vì 57 vết đốt
Chọc tổ ong vò vẽ, Tuấn cùng ba người bạn bị đàn ong vây đốt đến hôn mê.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi được chuyển từ Bình Định vào TP HCM ngày 24/6 trong tình trạng khó thở, đầu mặt cổ, tay, chân, ngực lưng sưng phù bởi vết ong đốt.
Bệnh nhân đang được cấp cứu tích cực. Ảnh: Bs Minh Tiến.
Chẩn đoán cho thấy, bé bị biến chứng suy gan, suy thận, tiểu huyết sắc tố, rối loạn đông máu, tán huyết, máu bị nhiễm độc.
Bệnh nhân lập tức được cho thở oxy và lọc máu liên tục để tẩy độc. Đến sáng nay, bé tỉnh dần, bớt vàng da vàng mắt, tình trạng suy hô hấp cải thiện nhưng vẫn chưa thể đi tiểu.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khoa Cấp cứu hồi sức cho biết, nọc ong độc nhiễm vào máu gây tổn thương gan thận nên phải mất thêm vài ngày lọc máu và chạy thận nhân tạo nữa, sức khỏe của bé mới có thể bình phục.
Người nhà cho biết, Tuấn đi chơi với 3 người bạn, một bạn chọc phá tổ ong vò vẽ trên cây. Cả đàn ong bay ra tấn công khiến nhóm bạn tháo chạy. Tuấn bị ong chích nhiều nhất.
Video đang HOT
Ong đốt là một trong những tai nạn với trẻ thường xảy ra trong mùa hè, bác sĩ Tiến khuyên phụ huynh nên dạy con cái không được chọc phá tổ ong, chủ động phá bỏ những tổ ong độc.
Theo VNE
Bệnh khi cơ thể thừa vitamin
Viêc bô sung vitamin bi thiêu hut la cân thiêt. Song, nêu cơ thê thưa vitamin lai gây bênh kho lương. Cai gi qua cung đêu không tôt.
Vitamin là những chất cần thiết cho sự sống của con người nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào. Tình trạng thiếu vitamin (do thiếu nguồn cung cấp hay giảm hấp thu) thường biểu hiện dưới dạng các bệnh lý khác nhau, thường phải điều trị bằng vitamin. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin hoặc dùng nó khi không thiếu vitamin có thể gây thừa chất này, nhiều khi rất nguy hiểm.
Vitamin A: Có vai trò tạo sắc tố võng mạc, biệt hóa tế bào biểu mô, tham gia tái tạo xương, được chỉ định điều trị những bệnh về mắt, xương, da...
Liều cao có thể gây ngộ độc vitamin A; ở trẻ em có thể làm tăng áp lực nội sọ, đau xương, viêm da, viêm teo thần kinh thị giác, mù. Đối với người lớn, thừa vitamin A có thể gây đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, suy gan, tăng canxi máu, rối loạn tâm thần, gây quái thai ở phụ nữ có thai.
Tre em nêu thưa vitamin A co thể làm tăng áp lực nội sọ (anh minh hoa)
Vitamin B6: Là coenzym trong chuyển hóa acid amin, tham gia vào quá trình tạo máu, tái tạo tổ chức biểu mô; đồng thời tham gia chuyển hóa trytophan thành serotonin, một chất quan trọng của hệ thần kinh.
Việc dùng liều cao hoặc dùng kéo dài nhiều tháng có thể gây thừa vitamin B6, biểu hiện bằng viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, tăng men gan...
Vitamin B12: Là coenzym tham gia tổng hợp acid nucleic và myelin nên có vai trò trong cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh, tạo máu, tái tạo nhu mô gan.
Thừa vitamin B12 (thường do tiêm liều cao), có thể gây hoạt hóa hệ đông máu làm tăng đông, gây tắc mạch.
Vitamin C: Có vai trò tham gia cấu trúc của tổ chức liên kết, tổng hợp catecholamin, trung hòa các gốc tự do, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Việc dùng liều cao có thể gây tan máu, nhất là ở những người thiếu men glucose 6 photphat dehydrogenase, người đang có tăng sắt huyết thanh. Tình trạng trên cũng có thể làm tăng tạo gốc tự do, mất ngủ, kích động, sỏi thận, giảm tiết insulin, giảm thời gian đông máu...
Bô sung vitamin C vưa phai đê cơ thê tăng sưc đê khang (anh minh hoa)
Vitamin D: Có vai trò trong tái tạo xương, làm tăng hấp thu canxi từ ruột và điều hòa mức canxi máu.
Thừa vitamin D sẽ làm tăng canxi máu; ở trẻ dưới 1 tuổi có thể gây kích thích, co giật, xương hóa sụn sớm. Với người lớn, liều cao có thể gây chán ăn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong.
Vitamin E: Tham gia ngăn cản quá trình ôxy hóa lipid ở màng tế bào, chống ôxy hóa.
Thừa vitamin E có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, rối loạn thị giác, ức chế chức năng sinh dục, gây tổn thương thận.
Nhiều vitamin khác khi thừa cũng có thể gây bệnh, nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cần quan niệm rằng vitamin cũng như các loại thuốc khác, nếu không có chỉ định thì không dùng. Khi sử dụng vitamin, cần tránh gây trạng thái thừa.
Khi không thiếu vitamin thì không cần bổ sung bằng thuốc mà có thể sử dụng vitamin dưới dạng thức ăn. Nếu dùng thuốc, nên chọn đường uống; trừ khi ống tiêu hóa không hấp thu được vitamin hoặc phải nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Liều lượng vitamin phải tùy theo tình trạng của mỗi người (trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai, trạng thái bệnh lý...). Không nên dùng phức hợp thuốc nhiều loại vitamin tan trong dầu, vì dễ gây tình trạng tích lũy vitamin.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Cậu bé 'thủy tinh' có nghị lực thép 11 năm liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi nhưng ít ai biết rằng cậu học trò Cao Thanh Lịch đang từng ngày từng giờ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo: rối loạn đông máu di truyền cấp độ nặng nhất. "Cậu bé thủy tinh" Là con một trong gia đình, nhưng không may, từ lúc chào đời, cậu bé Cao...