Choáng với số tiền nợ của gia đình Dương Chí Dũng
Chuyện như đùa, nhưng đó đúng là sự thật với gia đình Dương Chí Dũng, ít nhất đến thời điểm hiện tại…
Dương Chí Dũng
Một thành viên trong gia đình nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khẳng định, vào thời điểm sau Tết Nhâm Thìn 2012, Dương Chí Dũng tâm sự rằng mình đang cần một số tiền lớn và cần các em trong nhà, bạn bè, chiến hữu giúp đỡ. Là người có tiếng nói nhất trong gia đình và vì tin tưởng tuyệt đối anh trai nên các em Dương Chí Dũng cùng bạn bè đã không ngại vay mượn, thu xếp tiền cho Dũng.
Con số mà mọi người gom lại vay cho Dương Chí Dũng vào khoảng 39 tỉ đồng, tuy nhiên ông Dũng không nói với mọi người sử dụng vào việc gì. Con số trên được cho là có “xâu chuỗi” với lời khai và thời điểm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải đã chuyển tổng cộng hơn 1,5 triệu USD đi đâu không rõ vào tháng 5/2012.
Trong nhiều bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến sự khó khăn của vợ con Dương Chí Dũng. Chị Phạm Thị M.P, vợ của Dương Chí Dũng vốn là một nhà kinh doanh tiếng tăm trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, vì thị trường xuống dốc, cộng thêm việc chồng vướng vào vòng lao lý nên công việc kinh doanh của chị gần như bị đình trệ từ 2 năm nay.
Hơn một lần, các em của Dương Chí Dũng, kể cả Dương Tự Trọng trước khi bị bắt cũng khẳng định dù có phải vay mượn nhiều hơn, thậm chí bán nhà, cầm cố tài sản để cứu anh trai thì cả nhà vẫn sẵn sàng. Trước phát hiện thú vị về Nghị quyết 01 của Tòa án nhân dân Tối cao, gia đình Dương Chí Dũng cho biết: Sẽ phải hỏi trước để biết liệu nỗ lực khắc phục hậu quả có cứu được sinh mạng người con trai cả hay không (từ án tử hình xuống án chung thân).
Bà Dương Thị Băng Tâm, em út trong nhà họ Dương cho biết: Ngay cả tiền thuê luật sư bào chữa cho chồng, vợ Dương Chí Dũng cũng phải đi vay mượn của nhiều người thân, bạn bè.
Video đang HOT
Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã mua tặng “vợ lẽ” tên Ph.T.T – người đã có con riêng với Dương Chí Dũng – 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Khi ông Dũng bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.
Cô T.T quê ở Thanh Hóa, ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi ăn uống, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T, phải lòng và hai người có đứa con trai.
Xung quanh vụ bê bối của Dương Chí Dũng, sau khi CQĐT tiến hành kê biên hai căn nhà mà ông Dũng đã mua cho T., vợ của Dương Chí Dũng đã lên tiếng khẳng định số tiền Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền “vay của vợ”. Mọi người trong gia đình đều biết chuyện bà M.P đồng ý cho chồng tìm con trai ở bên ngoài sau khi hai người có với nhau 3 người con gái lần lượt sinh năm 1982, 1987 và 1992.
Theo Xahoi
Đằng sau sự sụp đổ của ông Dương Tự Trọng
Hai anh em ông Dương Chí Dũng lần lượt đứng trước vành móng ngựa, đánh dấu sự sụp đổ danh tiếng một gia đình được coi "danh giá bậc nhất xứ Cảng".
Anh em ông Dương Tự Trọng (trái) và Dương Chí Dũng đều mắc vòng lao lý
Hôm qua, em trai ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Hàng hải, là Dương Tự Trọng nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, hầu tòa vì tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Hai anh em ruột lần lượt đứng trước vành móng ngựa, đánh dấu sự sụp đổ danh tiếng một gia đình được coi "danh giá bậc nhất xứ Cảng".
Bố ông Dũng nguyên Giám đốc CA Hải Phòng; ông Dũng nguyên Cục trưởng Hàng hải; ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, em rể ông Dũng cũng Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng nhưng vừa bị mất chức...
Khi ở đỉnh cao quyền lực, những cái tên trong gia đình họ Dương, dù xướng lên ở hội nghị hay quán trà đá cũng khiến nhiều người nể, sợ? Nhưng, giờ đây, anh em họ, người đối mặt án tử, người hầu tòa, người mất chức...?
Ông cha ta đúc kết "sai một ly, đi một dặm". Nếu khởi đầu "một ly" ấy sai thì đi càng xa cái sai càng không chỉ "một dặm" mà là "rất nhiều dặm".
Vì sao ông Trọng giúp anh mình chạy trốn?
Nếu nói, ông Trọng thiếu sáng suốt khi chọn phương án "vẽ đường cho anh chạy" thì có ý kiến sẽ phản biện rằng, với người được coi có tài đánh án, lại giữ cương vị như ông Trọng thì không thể tính toán đơn giản và mắc lỗi "dễ hiểu" thế được.
Chắc còn có chuyện gì nữa? Xin không bàn sâu chuyện này, vì đó là công việc của tòa. Thử cắt từ vụ án một tình tiết nhỏ (có thể coi là giả thiết), đó là ông Trọng sẵn sàng "chết" vì anh mình.
Ông Dũng quẫn trí, tìm cách bỏ trốn là có thể giải thích được. Nhưng ở vị trí phó giám đốc CA, ông Trọng đáng ra sáng suốt trong lựa chọn: Giúp anh bỏ trốn hay hợp tác với cơ quan điều tra? Và ông Trọng chọn phương án "cùng anh phạm tội".
Có một thực tế khá dễ hiểu, hẳn nhiều người sẽ có cùng suy nghĩ là, với chức vụ Cục trưởng Hàng hải lại dính vào vụ án khiến cả xã hội quan tâm thì ông Dũng trước sau gì cũng sẽ bị bắt. Nếu không đưa được ông Dũng về chịu tội thì còn gì là pháp luật nữa.
Đáng lẽ, với cái đầu của phó giám đốc CA thì ông Trọng phải hiểu là anh mình không thể thoát, và mở đường sống cho anh bằng cách mà ông thường yêu cầu tội phạm thực hiện là "hợp tác với cơ quan điều tra"...
Nói đến đây, sẽ có ý kiến cho rằng "máu chảy ruột mềm", hy sinh cứu anh là việc không quá khó hiểu. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Mấu chốt là cứu được không, cả trên lý thuyết lẫn thực tế? Vì tình riêng đến mức coi thường pháp luật, ông Trọng chẳng những không cứu được anh, mà còn hại thân.
Một số người vốn nặng tình (có thể điều này khiến họ coi nhẹ pháp luật và các quy định) nên đôi khi nể nang trong công việc. Nhìn ra cuộc sống hằng ngày sẽ thấy không ít chuyện như thế và nó thường biến tướng thành vi phạm pháp luật, hoặc gây nhiều mắc mớ.
Thực ra, cái tình luôn có trong cái lý. Khi giải quyết việc đúng luật, đúng quy định với tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng thì chữ tình đã được bảo toàn. Nhưng khi "mê muội", tình cảm làm mờ lý trí thì người thông minh cũng khó nhận ra điều đó.
Lấy hậu quả việc ông Trọng "cứu anh", sẽ thấy ngay lý - tình nằm ở đâu. Việc lập kế hoạch bỏ trốn đã góp phần làm cho tội anh mình nặng thêm và chính ông Trọng cũng thân bại danh liệt...
Nếu ông Trọng giúp anh mình quay đầu tôn trọng pháp luật ở "nước cờ tàn" thì chẳng những tội của anh không nặng thêm mà gia đình họ Dương vẫn còn lại một trụ cột Dương Tự Trọng.
Khi đó, ông Trọng sẽ cứu được anh trai (có thể) thoát chết và bảo vệ được sự nghiệp của mình, đặc biệt còn có thể trở thành gương bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật với tinh thần "pháp bất vị thân"!
Nhân phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng vì tội "giúp anh mình", lạm bàn chút chữ tình. Chuyện anh em nhà họ Dương còn khiến "thiên hạ" phải suy ngẫm nhiều về cách xử thế. Chữ tình! Cuộc đời luôn cần. Nhưng ông cha ta đã nhắc nhở cần phải thận trọng, điều độ với tình cảm, tai họa sẽ đến nếu "trái tim lầm chỗ để trên đầu"...
Theo Lê Anh Đạt
Cái chết của bệnh quyền lực Dương Tự Trọng bị đề nghị 18 - 20 năm tù giam, mức án cao nhất của khung hình phạt. Trước đó, anh trai ông - cựu Chủ tịch Vinalines - bị tuyên phán mức án tử hình. Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa. Dù ông Dương Tự Trọng có đọc thơ trước vành móng ngựa hay không thì thiên...