Choáng với ngư dân Bình Định: Cứ ra khơi là thành tỷ phú
Ở vùng đất đầy duyên nợ với biển, nhiều ngư dân Bình Định sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng để đóng tàu “khủng”, vươn khơi đánh bắt dài ngày tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Dẫu những chuyến mưu sinh luôn rình rập hiểm nguy, nhưng họ vẫn can trường bám biển.
Tỷ phú… đường xa
Sinh ra từ làng chài ven biển, ngư dân Nguyễn Như (SN 1974, trú xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cứ mãi đeo đuổi giấc mơ làm giàu ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa… Gia đình khó khăn, năm 16 tuổi anh phải lặn lội ra biển mưu sinh. Anh Như nhớ lại: “Khi ấy, cả làng chài chủ yếu đánh bắt gần bờ. Mỗi sáng sớm, ăn vội chén cơm với nước mắm là lên ghe ra khơi; buổi chiều thì vội vã cập bến đến bán dọc chợ. Tôm, cá gần bờ cạn kiệt nên thu nhập không cao”.
Thành quả trở về sau chuyến biển. Ảnh: Dũ Tuấn
Theo nhẩm tính của ông Ninh, đội tàu Sáu Ninh hiện nay có gần 200 thuyền viên tham gia đánh bắt trên biển (bình quân mỗi người thu nhập 5 triệu người/ tháng); trên bờ có 20 ngư dân làm việc vá lưới (thu nhập gần 3 triệu đồng/ tháng). Tổng sản lượng đánh bắt gần 2.000 tấn hải sản, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm.
Sau nhiều năm đi biển, dành dụm được ít vốn, năm 2010, anh Như bỏ tiền đóng con tàu đầu tiên với công suất 804CV để có thể đi biển “dài hơi”. Lấy ngắn nuôi dài, anh tiếp tục đeo đuổi ước mơ sắm tàu lớn vươn khơi. Hiện tại, anh đang sở hữu 3 tàu, gồm: BĐ-96011 (804CV), BĐ-96669 (330CV) và BĐ-98101 (750CV); với số vốn đóng tàu lên đến hàng chục tỷ đồng.
“Mỗi năm gia đình tôi thu lời gần 2 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho hơn 30 lao động có thu nhập ổn định. Những người làm nghề trên biển như chúng tôi, rất ít khi ở đất liền nên anh em bạn thuyền thân nhau anh ruột thịt” – anh Như cho hay.
Video đang HOT
Ngư dân Nguyễn Như (huyện Hoài Nhơn) bên con tàu BĐ 96011 TS của mình. Ảnh: Dũ Tuấn
Ở tuổi 41, ngư dân Phan Thanh Tỉnh (ở phường Đống Đa, TP.Quy Nhơn) đã có gần 30 năm lênh đênh trên biển và sở hữu nhiều chiếc tàu “khủng” giá trị tiền tỷ.
“Năm 2009, sau khi tích góp được chút vốn và vay mượn khắp nơi, tôi mới đóng con tàu BĐ-91063 (410CV). Ăn nên làm ra nên đầu năm 2015, tôi đầu tư hơn 4 tỷ đồng để đóng mới con tàu BĐ-91359 (810CV). Ngoài ra, tôi còn đầu tư vốn với anh chị em trong gia đình để sở hữu 3 con tàu với công suất 1.230CV” – anh Tỉnh chia sẻ. Không chỉ làm giàu từ nghề đánh bắt thủy sản, gia đình anh Tỉnh còn sở hữu một xưởng đá cây cung cấp cho tàu cá, với tổng số vốn đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng. Mới đây, anh Tỉnh còn bỏ ra 2,5 tỷ đồng để mua 2 ô tô 7 chỗ để cho thuê tự lái.
Chị Phạm Thị Lệ Thi (vợ anh Tỉnh) chia sẻ: “Chồng đi biển, tôi ở nhà lo gia đình. Mỗi khi tàu sắp về, tôi lo chạy liên hệ các công ty để bán hàng; nhờ vậy, ít bị tình trạng bị thương lái o ép giá. Tôi còn mua sản phẩm của tàu bạn để vận chuyển đi tiêu thụ tại Đà Nẵng, TP.HCM”.
Biển là nhà
Ngư dân Bùi Thanh Ninh (SN 1957, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) được mệnh danh là “vua tàu đất Võ” vì đang quản lý đội tàu 16 chiếc với 8.000CV, quanh năm “đóng quân” tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Tàu “khủng” đang được đóng tại một xưởng đóng tàu của ngư dân Bình Định. Ảnh: Dũ Tuấn
Để quản lý đội tàu “khủng”, ông Ninh tự trang bị bản đồ, theo dõi Internet, máy Icom, radio,… kết nối liên lạc trực tiếp với từng thuyền trưởng trên 16 tàu đang hoạt động ngoài khơi. Được trang bị máy Icom, cứ vào buổi sáng và chiều tối, đều đặn các thuyền trưởng điện về báo tin tình hình đánh bắt, thời tiết… và nêu những yêu cầu cần hỗ trợ. Ông Ninh ở bờ điều hành và đáp ứng rất nhanh gọn. Mỗi tháng, ông đều có cuộc họp 16 tài công để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các ngư dân lênh đênh trên đội tàu.
Theo nhẩm tính của ông Ninh, đội tàu Sáu Ninh hiện nay có gần 200 thuyền viên tham gia đánh bắt trên biển (bình quân mỗi người thu nhập 5 triệu người/ tháng); trên bờ có 20 ngư dân làm việc vá lưới (thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng). Tổng sản lượng đánh bắt gần 2.000 tấn hải sản, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ phí tổn (12 tỷ đồng), lương người lao động (10 tỷ đồng), bảo dưỡng tàu (2 tỷ đồng),… Mỗi năm, đội tàu này đạt lợi nhuận khoảng 6 tỷ đồng (chia theo đầu tàu thì riêng thu nhập của Sáu Ninh khoảng 2 tỷ đồng/năm).
“Tôi nhắc nhở anh em đi biển rằng, cần phải nhớ: Ngư trường, biển cả luôn là nhà, mình phải có trách nhiệm, giữ gìn biển như giữ ngôi nhà chung. Từng tấc đất, thước biển, khối nước… đều là của dân tộc. Anh em ngư dân cần đoàn kết, chia sẻ với nhau, quyết tâm bám biển. Việc phân chia thành quả mỗi chuyến đi phải rõ ràng, ai cũng có phần xứng đáng với công sức bỏ ra, để cùng nỗ lực làm ăn” – ông Ninh trải lòng.
Cá đầy khoang sau chuyến ra khơi.
Ông Trần Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết: “Đội tàu của Bình Định có gần 6.400 chiếc, với khoảng 45.000 ngư dân luôn thường trực trên biển, có mặt tại các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa. Thời gian qua, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để hỗ trợ ngư dân bám biển. Nhờ vậy, rất nhiều ngư dân mạnh dạn sắm được tàu lớn, vươn khơi đánh bắt xa bờ và có được thu nhập kinh tế rất cao”.
Theo Danviet
8 người được cứu sau một ngày lênh đênh trên biển
Đánh bắt hải sản trên quần đảo Trường Sa, cách bờ Nha Trang 70 hải lý, tàu cá ngư dân Bình Định bất ngờ bị hỏng máy, trôi dạt.
8 người gặp nạn trên tàu cá được đưa về bờ. Ảnh: Xuân Ngọc.
Sáng 28/3, tàu SAR27-01 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa 8 thuyền viên cùng tàu cá của ông Lê Văn Thiểu (49 tuổi, quê Bình Định) về đến cảng Nha Trang (Khánh Hòa) an toàn.
Tàu của ông Thiểu đang đánh bắt hải sản trên quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Nha Trang 70 hải lý, bất ngờ bị hỏng máy, hôm 26/3.
Tàu mất khả năng điều khiển, lênh đênh trong tình hình sóng to, gió mạnh. "Mọi người rất hoảng loạn và sợ hãi", thuyền trưởng Thiểu cho hay.
Thuyền trưởng Thiểu kể lại lúc gặp nạn trên biển. Ảnh: Xuân Ngọc.
Gần một ngày trôi dạt trên biển, ông Thiểu cùng các thuyền viên được tàu SAR27-01 tiếp cận, chăm sóc sức khỏe, đưa vào bờ.
Xuân Ngọc
Theo VNE
"Biển là nhà, thuyền là giường" Coi "biển là nhà, thuyền là giường", sau khi nhận tiền đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển, nhiều ngư dân vùng cửa lạch Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) đã chủ động nâng cấp, cải hoán tàu thuyền để tiếp tục bám biển làm giàu. Ngư dân Phạm Trung Quỳnh (thôn 1, xã Cẩm Lĩnh) - một trong những người vừa...