Choáng với kiểu thức đêm ngủ ngày của SV
Ít chịu sự quản lý của gia đình, nhà trường hay ký túc xá, không ít sinh viên (SV) đang đi ngược lại với nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày.
Hơn 9 giờ sáng, đi dọc hành lang tầng 2, nhà C1, ký túc xá Mễ Trì (Thanh Xuân, Hà Nội) không khí vẫn còn yên tĩnh, nhiều phòng tối om. 9 giờ 20 phút gõ cửa phòng 204, C1, KTX Mễ Trì, hồi lâu mới có nữ sinh ra mở cửa.
Nguyễn Ngọc Tr, SV năm nhất (ĐH KHXH & NV Hà Nội) còn ngái ngủ. Tr. cho biết, đêm qua thức khuya đọc truyện, xem phim nên sáng nay ngủ bù. Lịch sinh hoạt của phòng Tr.: trước 1-2 giờ sáng thường chơi, buôn dưa lê…; sau đó sẽ học bài rồi ngủ.
Tương tự, hơn 9 giờ 30, phòng 206, C1 vẫn chìm trong giấc ngủ. Đỗ Ngọc L, SV năm nhất (ĐH KHXH&NV) giải thích: “Nếu đóng kín cửa phòng, bọn em có thể ngủ ngon lành đến trưa”. L. tâm sự, thời gian đầu do không quen với nhịp sinh học mới nên thấy uể oải, đến lớp không tập trung. Để tránh sự ồn ào, ăn tối xong, L. thường tranh thủ ngủ đến 12 giờ đêm, chờ mọi người buôn xong rồi dậy học đến 3 – 4 giờ sáng.
Video đang HOT
Không ít sinh viên (SV) đang đi ngược lại với nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày.
10 giờ 30 phút, nắng xiên khắp các căn phòng, phía dưới sân nhà B1, KTX Mễ Trì ồn ào bởi các lớp học thể dục và sinh hoạt của sinh viên, riêng cư dân phòng 307 vẫn đóng cửa im lìm. Nghe tiếng gõ cửa, Bùi Thanh T. (khoa Nhân học, ĐH KHXH&NV) hé cửa tỏ vẻ ái ngại. Phòng tối om, 3 nam sinh vẫn còn cuộn tròn trong chăn say. T. cho biết, cậu dậy sớm hơn các bạn vì phải làm bài tiểu luận, nếu không sẽ ngủ đến trưa dậy ăn cơm, rồi đi học.
“Ngoài thời gian đến lớp ra, em chẳng biết làm gì để tiêu khiển nên chỉ có ngủ là thượng sách. Nếu học buổi chiều, em ngủ hết buổi sáng, nếu học buổi sáng, chiều về ngủ, không thì chơi game giải trí. Giờ thành nếp rồi, mỗi lần về quê mẹ đều than phiền”, T. phân trần. “Em đảm bảo phòng này còn nề nếp. Nhiều phòng thức thâu đêm, người chat, người chơi game”, một thành viên trong phòng T. chen ngang.
Đến KTX Học viện Báo chí và tuyên truyền, ĐH Công nghiệp Hà Nội…, SV ở đây cũng có phong tràongủ tương tự. Trương Văn T. (năm hai, ĐH Công nghiệp Hà Nội) cười xuề: “Không đi học em cũng ngủ xuyên trưa, chỉ khi nào bụng réo quá mới mò dậy. Ngủ nhiều quá thấy ù lỳ cả người, nhưng quen rồi”.
Việc ngủ ngày cày đêm để lại hậu quả mà SV nào cũng biết là học kém, sức khoẻ giảm sút. Nhiều SV vẫn nhớ chuyện của Nguyễn Văn T. (ĐH Bách khoa Hà Nội).
T. là SV giỏi, ngoan nên cậu ruột tin tưởng cho ở nhờ và quản lý căn nhà 4 tầng ở phố Trần Khát Chân. Do nghiện chơi game, T. thường thức trắng đêm, ít giao thiệp, rồi chìm vào lối sống biệt dị, không cắt tóc, bỏ ăn. Chỉ đến khi T. bị nhà trường đuổi học, bố mẹ nhận thấy con có biểu hiện bất thường mới đưa đến viện tâm thần.
Theo VietNamnet
Ngủ ngáy làm hại não
Bệnh ngáy không thể xem thường vì nó tác động lên não, từ đó có thể dẫn đến một số bệnh khác.
Để tìm hiểu hiện tượng ngáy có ảnh hưởng gì đến não, các nhà nghiên cứu Australia đã chọn lọc một số bệnh nhân cả nam và nữ ngoài 40 tuổi, than phiền về việc mình rất khó chịu vì bị ngáy khi ngủ và xin được điều trị.
Các bác sĩ đã quan sát và chụp hình quét não họ trên máy cộng hưởng từ để nghiên cứu. Khi so sánh những tấm ảnh quét não của họ với những người cùng lứa tuổi có giấc ngủ bình thường, các bác sĩ nhận thấy ở những người bị ngáy, vùng chất xám bị hư hại và thể tích có sự giảm sút đáng kể.
Tác giả của công trình nghiên cứu, bác sĩ O'Donohew phát hiện ra phần não bị teo lại (mà tỉ lệ teo có liên quan đến cấp độ trầm trọng của bệnh ngáy), vốn là phần chịu trách nhiệm về sự chú ý, tập trung, phối hợp chuyển động của cơ thể và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu Australia khẳng định, ở những người bị ngáy luôn có hiện tượng ngừng thở một phần, ban đêm thường xuyên bị ngạt dù trong thời gian rất ngắn. Ở những khoảnh khắc đó, ở họ sẽ xảy ra việc "đói" oxi để cung cấp cho não cũng như sự gián đoạn áp suất trong sọ não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và gây những hậu quả vừa nói.
Từ kết quả kiểm tra, các nhà khoa học đi đến kết luận: Những người bị ngáy trong khi ngủ không nên lái xe vì có những thời điểm nhất định, họ mất tập trung, rất dễ xảy ra tai nạn (khi thi lấy bằng lái xe, các cơ quan chức năng nên quan tâm đến việc thí sinh có mắc bệnh ngáy ngủ không), đồng thời sự phá hoại những giấc ngủ ngon, khiến các bệnh nhân ngáy dễ bị thừa cân và béo phì. Đó lại là nguyên nhân của một số bệnh tật khác.
Theo Vietnamnet
Cha mẹ thức đêm xin xếp hàng xin cho con học mẫu giáo Cứ vào thời gian này hàng năm, các ông bố bà mẹ Trung Quốc có con đến tuổi đi mẫu giáo lại lo lắng nộp đơn xin học cho con. Rất nhiều phụ huynh ở Quảng Châu thậm chí còn thức cả đêm để "xí chỗ". Theo CNTV.cn, các bậc cha mẹ thức xếp hàng suốt đêm trước khi trường tiểu học đầu...