Choáng với độ ăn chơi của các “tỷ phú thủy điện”
Nhận tiền đền bù bạc tỷ, đồng bào nghèo H’re ở Sơn Tây, Quảng Ngãi bỗng chốc thành “tỷ phú”. Kể từ đây, câu chuyện tậu ô tô, xây biêt thự, những cuôc vui trác táng… không còn là chuyên lạ.
Chơi ngông hơn “dân thành phố”
“Tôi tặng mấy em vài chiếc điện thoại iPhone là chuyện thường, miễn là các em làm những gì tôi thích…”, đó là câu khẳng định của “tỷ phú” Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova còn mới cứng.
Là người nhận tiền đền bù cao nhất, anh Đinh Văn Trãi có hơn 5 tỷ đồng từ tiền đền bù dự án thủy điện Đăkđrinh. Chàng trai người dân tộc H’re bỗng chốc trở thành “tỷ phú” giữa rừng núi cao ngút ngàn. Vừa nhận tiền, anh Trãi đã xuống phố mua ngay chiếc xe ô tô 7 chỗ hiệu Innova có giá khoảng 1 tỷ đồng để… đi chơi.
Đinh Văn Trãi bên chiếc xe Innova mới cứng
Nhiêu hô dân cũng mắt đâu xây những ngôi nhà mới khang trang có giá từ vài trăm triêu đên tiên tỷ. Đàn ông trong làng chìm trong men bia rượu. Chị Trần Thị Hạnh – chủ quán tạp hóa nằm trước cổng vào Khu tái định cư Nước Vương thuộc xã Sơn Liên – cho biết: “Từ lúc bà con nhận tiền đền bù, ngày nào nơi đây cũng tiêu thụ hàng trăm thùng bia. Trước đây, người dân chỉ mua rượu hoặc uống vài chai bia, nay thì dùng đến bia lon. Gia đình nào chơi sang thì dùng Heineken. Sau mỗi cuộc nhậu, họ lại hát karaoke đến sáng”.
Những câu thanh niên cũng sắm cho mình những chiếc điện thoại cao câp, đắt tiên. Khi hứng thú những chàng trai “bông dưng có tiên” rủ nhau xuống TP Quảng Ngãi ăn chơi vài ngày mới vê.
Ông Trần Đông Phong – Chủ tịch UBND xã Sơn Liên – bày tỏ lo lắng: “Có tiền rủng rỉnh trong tay, người dân bắt đầu sa vào những cuộc ăn chơi không biết ngày mai. Lo lắng trước sự việc này, địa phương liên tục tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ số tiền để lo cho những ngày không có đất sản xuất, chứ làm sao cấm họ được. Toàn xã có 7ha đất lúa nằm trong lòng hồ, nguy cơ thiếu lương thực khi người dân mải mê ăn chơi là điều khó tránh khỏi”.
Video đang HOT
Thanh niên nghèo Đinh Văn Nhung (ngụ xã Sơn Liên) nhận hơn 1,4 tỷ đồng và giờ cũng không kém bât cứ “tay chơi” nào
Nguy cơ đói khi thủy điện tích nước
Ngược xuống vùng trũng lòng hồ – nơi thủy điện Đăkđrinh chuẩn bị tích nước, PV Dân trí tiếp chuyện già làng Đinh Văn Sỏ (73 tuổi, ngụ xã Sơn Liên). Gia đình ông Sỏ được nhận đền bù đất đai và hỗ trợ nghề nghiệp khoảng 2,6 tỷ đồng. Ông tâm sự: “Nhà tôi có 6 người con, trong đó chỉ có 2 lao động chính. Mặc dù tiền mới nhận nhưng tôi đã mua chịu vật liệu, công thợ xây,… để cất căn nhà mất 550 triệu đồng, còn lại tôi cho con cái một ít để lấy tiền làm ăn. Có tiền là vui rồi nhưng thiếu đất sản xuất, đặc biệt là đất lúa nên sợ bị đói khi chuyển đến nơi ở mới thôi”.
Tiên cũng được đô vào những căn nhà khang trang, đẹp như nhà phô, nằm giữa núi rừng. Trong khi người dân không môt tâc đât sản xuât và nêu không biêt sinh lời đông tiên, chuyên thiêu đói sẽ không còn xa.
Ông Đinh Kà Để – Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch HĐND huyện Sơn Tây – cho biết: “Toàn huyện có khoảng 570ha đất bị ngập trong vùng lòng hồ thủy điện nên diện tích đất sản xuất bị hao hụt nhiều. Trong khi đó, người dân tiêu xài lãng phí và nhiều hộ không chịu đi làm khi có tiền. Địa phương đang trình đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ gạo ăn (30kg/khẩu) cho người dân theo Quyết định 34″.
Câm tiên tỷ từ dự án thủy điên, những đông bào nghèo nơi đây lại chuân bị đứng trước khi cơ thiêu đói.
Theo VNE
Chơi sang như dân xóm Nghèo
Có tiền đền bù, hỗ trợ từ Dự án Thủy điện Đăkrinh, nhiều gia đình nghèo huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bỗng chốc đổi đời: Xây nhà lầu, tậu xe hơi và ăn chơi nhậu nhẹt liên miên.
Nhiều năm qua, dân xóm Nghèo, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, hết sức chật vật, khó khăn. Mọi việc đổi khác khi Dự án Thủy điện Đăkrinh triển khai. Với cả đống tiền đền bù, hỗ trợ nhận được, nhiều người đã mua sắm, ăn nhậu thỏa thích...
Chỉ còn vương lại cái tên
Chúng tôi tìm đến xóm Nghèo vào một buổi trưa tháng 7. Đúng như lời một số cán bộ huyện, xóm Nghèo với những mái nhà sàn cũ kỹ hôm nào đã lùi vào quá khứ. Thay vào đó là những ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự, hoặc nhà tầng với đủ kiểu dáng không thua kém bất cứ nơi đâu ở thị thành đồng bằng.
Bên hiên trước ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự mini, sau giây phút e dè trước người lạ, chị Đinh Thị Vi cho biết: Nhận được hơn 1 tỷ đồng đền bù và hỗ trợ, vợ chồng quyết định bỏ ra nửa tỷ để xây nhà, rồi mua các vật dụng sinh hoạt khác hơn 50 triệu đồng, gửi tiết kiệm 200 triệu đồng.
Cũng như chị Vi, ông Đinh Văn Rao phấn khởi: Cả đời ở nhà cũ rồi nên khi được đền bù hơn 1,5 tỷ đồng từ Dự án Thủy điện Đăkrinh, tôi liền kêu thợ đến xây ngôi nhà giống như đã từng thấy trong ti vi hết hơn 500 triệu đồng. Ngoài cho các con, để lại tiêu, còn lại gửi vào ngân hàng lấy tiền lãi.
Dù về ở nhà mới đã hơn 1 tháng, thế nhưng thỉnh thoảng bà Đinh Thị Bin (60 tuổi) vẫn đưa tay mân mê các vách tường nhà mới còn thơm mùi sơn. Chị Đinh Thị Huôn - con gái bà Bin, kể: Nhiều lúc mẹ hỏi đây là nhà mình à. Gần trọn cả đời vất vả, ngay cả trong giấc ngủ, bà Bin cũng không dám mơ rằng đến một ngày nào đó sẽ được sống trong căn nhà to đẹp đến như vậy.
Không riêng gì 3 trường hợp trên, tại 4 điểm tái định cư của người dân xóm Nghèo nằm xung quanh trụ sở UBND xã Sơn Liên, ngoài hàng chục nhà đã xây xong, ước tính 20 ngôi nhà khác cũng đang dần hoàn thiện.
Có tiền đền bù, nhiều hộ dân ở xóm Nghèo đã xây nhà, mua xe ô tô
Sắm xe xịn, nhậu "tẹt ga"
Cùng với xây nhà đẹp, sau bao nhiêu năm phải sống chật vật do điều kiện kinh tế khó khăn nên sau khi nhận được đền bù, hỗ trợ, với số tiền lên đến cả tỷ đồng, nhiều người dân xóm Nghèo bắt đầu hưởng thụ. Không ít gia đình chẳng mấy ngần ngại chi cả trăm triệu đồng để mua xe máy, điện thoại xịn... Sau khi gia đình nhận được tiền, anh Đinh Văn Rồi liền xin và được cha cho 10 triệu đồng để mua chiếc điện thoại Iphone 4s.
Đưa tay chỉ chiếc xe Exiter trị giá hơn 40 triệu đồng vừa mua cách đây chưa đầy 1 tháng, anh Đinh Văn Dút cho biết: Những nhà có tiền đền bù trong xóm đều mua xe mới xịn hết. Có nhà còn bỏ hơn 80 triệu đồng mua liền 2 chiếc xe máy.
Nhằm giúp người dân sử dụng số tiền đền bù có hiệu quả, chúng tôi đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của huyện, chính quyền xã, thôn đến tận các điểm chi trả vận động, hướng dẫn người dân gửi 1 phần số tiền nhận được vào ngân hàng. Theo đó, đến thời điểm này đã có 54 hộ dân nhận tiền đền bù gửi tiết kiệm, với tổng số tiền 20,4 tỷ đồng. Trong thời gian đến, huyện sẽ định hướng nghề, việc làm cho số hộ trên".
Ông Võ Thìn - Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Tây
Đúng như lời anh Dút đã nói, nhiều chiếc xe máy sản xuất từ Trung Quốc đã không còn nữa, hoặc bị vứt bỏ chỏng chơ ở bờ rào, ngoài góc sân nhà. Thay vào đó là những chiếc xe máy tay ga, xe số xịn chính hãng, mà "bèo" nhất cũng là xe Wave của Hãng Honda, với trị giá gần 20 triệu đồng/chiếc. Tiền trong túi rủng rỉnh, nhiều gia đình bắt đầu lười lên rẫy mà ở nhà đàn đúm, đánh bi-da, nhậu nhẹt.
Một phụ nữ bán hàng tạp hóa tên Hạnh xác nhận: Đông nhất là vào chiều tối, thay vì thỉnh thoảng uống rượu như trước, thì nay họ uống bia lon.
Có nhà một đêm mua đến 4 thùng bia. Nhậu xong thì hát karaoke đến khuya mới chịu nghỉ. Còn đám thanh niên choai choai thì khỏi phải nói, nhiều đứa nhậu nhẹt suốt ngày, chẳng muốn đi làm gì cả. Không những vậy có lúc hứng chí tụi nó còn rủ nhau chạy xe máy xuống TP.Quảng Ngãi chơi vài hôm rồi mới về.
Tuy nhiên chơi trội hơn cả là anh Đinh Văn Trãi. Sau khi nhận số tiền đền bù và hỗ trợ ước tính trên 5 tỷ đồng, cách đây không lâu anh Trãi bỏ ra hơn nửa tỷ đồng để mua chiếc xe ô tô INNOVA. Do chưa biết lái nên anh đành tạm thời trùm mền để đi học.
Theo thống kê của chính quyền Sơn Liên, riêng xóm Nghèo có 34/76 hộ được nhận tiền đền bù từ Dự án Thủy điện Đakrinh, với tổng số tiền ước khoảng 40 tỷ đồng. Và trong số đó trừ anh Trãi, có 16 tỷ phú, với số tiền đã nhận từ 1 - 2,7 tỷ đồng/người.
Theo Khampha
Công nghệ làm giả bia Heineken, Tiger giữa Sài Gòn Bước đầu, chủ cơ sở khai mỗi ngày sản xuất từ 60 két bia giả trở lên với các nhãn hiệu Heineken, Tiger, đem bỏ mối cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. Cơ sở sản xuất bia giả nằm trong hẻm 144 Hồng Lạc, P.11, Q.Tân Bình, do ông Võ Thành Công (44 tuổi, Giám đốc Công ty...