Choáng với điểm trông xe 2.000 đồng trong ngày lễ ở Thủ đô
Gửi xe máy chỉ mất 2.000 đồng/lượt đã là chuyện hiếm gặp trong ngày bình thường, vào ngày lễ, cái giá ấy lại càng khó tin.
Điểm trông xe phục vụ nhân dân tham quan vườn thú Thủ Lệ phía Cầu Giấy
Đến vui chơi tại vườn thú Thủ Lệ (quận Ba Đình, Hà Nội) vào dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, nhiều người sửng sốt khi gặp các điểm trông xe với “giá rẻ bất ngờ”: 2.000 đồng/lượt xe máy, 1.000 đồng/lượt xe đạp.
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, đây là các điểm trông giữ xe do UBND quận Ba Đình tổ chức phục vụ nhân dân đến tham quan vườn thú Thủ Lệ và giao cho Hội Cựu chiến binh cơ quan UBND quận Ba Đình làm nòng cốt. Có 3 điểm trông giữ xe phục vụ khách tham quan như vậy tại trước cửa vườn thú Thú Lệ đoạn trên đường Bưởi, đoạn trước cửa vào phía Cầu Giấy và đoạn góc đường Kim Mã, sát khách sạn Deawoo.
Ông Bùi Thanh Bình – tổ trưởng điểm trông xe khu vực phía Cầu Giấy cho biết đây là lần đầu tiên UBND quận Ba Đình thực hiện thí điểm trông xe vào ngày lễ với giá như vậy.
Lý giải về việc tổ chức các điểm trông xe phục vụ nhân dân này, ông Bình cho biết thông thường vào các dịp lễ Tết, người dân hay bất bình về các điểm trông xe “chặt chém” với giá trên trời. Do vậy, với việc mở các điểm trông xe phục vụ nhân dân này, UBND quận Ba Đình muốn tạo điều kiện cho người dân cảm giác thoải mái khi vui chơi tại vườn thú Thủ Lệ dịp lễ 30/4, 1/5.
Video đang HOT
Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận về các điểm trông xe “đặc biệt” này:
Điểm trông xe phục vụ nhân dân do Hội Cựu chiến binh cơ quan UBND quận Ba Đình quản lý.
Anh Nguyễn Đình Tài (ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết rất sửng sốt khi biết giá gửi xe máy là 2.000 đồng. Thông thường, khi đi chơi ở Hà Nội, anh Tài thường phải gửi xe máy với giá 5.000, 10.000 đồng/lượt.
Ông Bùi Thanh Bình (bên phải) – tổ trưởng điểm trông xe khu vực phía Cầu Giấy cho biết với việc mở các điểm trông xe phục vụ nhân dân này, UBND quận Ba Đình muốn tạo điều kiện cho người dân cảm giác thoải mái khi vui chơi tại vườn thú Thủ Lệ dịp lễ 30/4, 1/5.
Người khách này (bên phải) đến từ quận Đống Đa, Hà Nội. Anh cho biết giá gửi xe 2.000 đồng/xe máy thật dễ chịu và hợp lý.
Nhiều người khách rất vui và hài lòng với giá gửi xe “mềm” như vậy. Có người dí dỏm nhận xét: “Thế mới gọi là trông xe phục vụ nhân dân chứ!”.
Theo xahoi
Trò bẩn "chặt chém" du khách ở thành phố lớn
Lãnh đạo TP Hà Nội thừa nhận những vụ việc "chặt chém" liên tiếp đối với khách nước ngoài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quảng bá, mời gọi du lịch. Ở Tp Hồ Chí Minh tình trạng này cũng không kém phần nghiêm trọng.
Những pha "chém" ngỗ ngược
Không khó để tìm thấy những câu chuyện buồn về tình trạng taxi Hà Nội lừa đảo, chặt chém khách trên các diễn đàn.
Trên các diễn đàn này, câu chuyện được nhiều du khách chia sẻ là tài xế taxi ở Hà Nội thường cố tình chạy lòng vòng để tăng hóa đơn taxi, nói không có tiền lẻ để "xin" khách tiền thừa, chỉnh đồng hồ mét chạy nhanh...
Anh Kevin (32 tuổi, đến từ Úc) cho biết đã đọc rất nhiều thông tin về "taxi lừa" tại Hà Nội trước khi sang VN nên không hề bị sốc khi nghe chuyện những đồng hương của mình bị tài xế taxi Trung Việt lừa. Để tránh rơi vào bẫy, anh Kevin cho biết ghi luôn số điện thoại và cách nhận biết một số hãng taxi được nhận xét tốt vào sổ tay, kiên quyết không đi các hãng khác.
Bà Maria, quốc tịch Papua New Guinea, kể: "Khi tài xế xòe ví không ra bảo tôi là anh ta không có tiền lẻ để trả lại, tôi nói sẽ đợi anh ta đi đổi và ngồi yên trong xe. Anh ta vò đầu gãi tai một lúc rồi rút tiền lẻ từ túi quần ra trả tôi".
Du khách nước ngoài bị "vây" ở Hà Nội
Anh Jean - Jacques Barre của Hãng lữ hành Freewheelin' Tours cho biết, đa số khách của anh hễ tự đi taxi đều gặp cảnh bị "chặt chém". "Tôi nghe rất nhiều lời phần nàn về taxi ở Hà Nội, nào là bị tính giá cắt cổ, đồng hồ tính cước trên taxi nhảy nhót loạn xạ... Ngoài ra, nhiều du khách bị taxi đưa đi lòng vòng, từ đầu phố đến cuối phố khoảng 1km, nhưng taxi đưa khách qua nhiều con phố khác rồi mới quay lại điểm cần đến" - anh Jean - Jacques Barre bức xúc nói.
Tại Tp Hồ Chí Minh tình trạng tương tự cũng thường xuyên xảy ra.
Chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi ngụ P.11, Q. Gò Vấp) kể: "Khoảng 17h30 ngày 23/4, chị gọi một xe taxi 7 chỗ của một hãng taxi có tiếng tại Sài Gòn cho 4 người thân trong nhà đi từ đường Thống Nhất đến khách sạn Bình Vân số 89 Nguyễn Văn Lượng P.17, quận Gò Vấp (tổng quãng đường khoảng 2km). Khi thấy đoạn đường quá ngắn, tài xế taxi tên Thanh liền lên tiếng "Có 2km sao không đi bộ cho rồi, gọi taxi làm gì?".
Thấy thái độ của tài xế Thanh khó chịu, chị Thủy liền tiếp lời: "Anh thông cảm vì người thân của tôi cao tuổi, không đi bộ được. Đến nơi chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm ít tiền cho anh". Khi đến nơi, bà Hồ Sư Phong (56 tuổi, Việt kiều Mỹ) nhìn đồng hồ tính cước thấy báo số tiền 24 ngàn đồng nên rút tờ 100 ngàn đồng ra trả nhưng tài xế xua tay nói "không đủ". Bà Phong đành lấy tờ 500.000 đồng ra và yêu cầu trả lại tiền thừa.
Ở TP HCM có lực lượng thanh niên xung phong nhưng do thiếu chuyên nghiệp nên lực lượng này chưa đủ lực để bảo vệ du khách
Lúc này, tài xế Thanh chỉ trả lại cho bà Phong 25 ngàn đồng rồi nhấn ga bỏ chạy. "Khi sự việc xảy ra, tôi đã gọi điện lên tổng đài của hãng taxi đề nghị làm rõ sự việc nhưng sau nhiều lần hứa sẽ trả lời của nhân viên tổng đài thì sự việc vẫn chưa được sáng tỏ" - Chị Thủy khẳng định.
Cũng rơi vào cảnh đi taxi với giá "cắt cổ" là trường hợp của ông Atshushi Hirako (54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản). Chiều 12/4, ông Hirako đón xe taxi của Hợp tác xã vận tải du lịch 27/7 về khách sạn Khải Hoàn trên đường đường 3/2 (phường 12, quận 1). Khi chiếc taxi mới chạy đến ngã tư CMT8 - Điện Biên Phủ (phường 7, quận 3) tài xế bất ngờ yêu cầu ông Hirako phải trả 650.000 đồng tiền cước.
Quan sát đồng hồ ông Hirako thấy số tiền chỉ là 65.000 đồng nên không chấp nhận và đòi xuống xe ngay trước nhà hàng Tràm Chim trên đường Điện Biên Phủ. Vừa ra khỏi taxi ông Hirako đã bị tài xế đấm thẳng vào mặt và lớn tiếng đe dọa nếu không trả đủ số tiền trên. Chỉ khi công an phường 7 (quận 3) đến giải quyết thì tài xế taxi lái xe bỏ đi.
Qua xác minh nhanh, cơ quan cảnh sát điều tra xác định tài xế tên Lê Minh Phương (35 tuổi, ngụ Q. Tân Bình) điều khiển xe taxi Deawoo Lanos mang biển kiểm soát 51A - 429.80 thuộc Hợp tác xã vận tải du lịch 27/7.
Trước đó, tại TP.HCM cũng xảy ra các vụ taxi "chặt chém" du khách tương tự. Nạn nhân là hai du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rviz. Hai du khách này đã bị một taxi "nhái" chở đoạn đường chỉ chừng 1 km nhưng bị tài xế "chém" gần 400.000 đồng. Vào cuộc các lực lượng chức năng đã bắt được chiếc taxi "chặt chém" khách nước ngoài này.
Thực tế, nhiều khách du lịch đến Việt Nam vẫn đang gặp phải vô số những kiểu "chặt chém" không nương tay của những người làm ăn bất chính, coi thường danh dự, nhân phẩm.
Tự 'cắt thịt' mình
Theo anh Jean - Jacques Barre, "Việt Nam vốn dĩ không phải là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nên nếu họ đã đến rồi lại gặp cảnh bị "chặt chém" như vậy thì không dám quay lại lần thứ hai".
Ông Guim Valls Teruel cho rằng những tài xế đó biết rõ họ đang làm điều xấu nên nếu bị khách đặt vấn đề ngược lại hoặc dọa báo công an, họ sẽ sợ mà không dám tiếp tục làm liều. "Các cơ quan chức năng cần có các hình thức phạt mạnh tay hơn. Nếu không thì các vụ việc sẽ liên tục được truyền miệng cho nhau và những khách du lịch tiềm năng sẽ không nghĩ tới Việt Nam nữa, còn những ai đến rồi cũng chẳng muốn quay lại lần thứ hai" - ông Teruel nói.
Bà Cao Bích Lan - phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - thừa nhận các vụ "chặt chém" du khách nước ngoài đã gây ảnh hưởng xấu tới chủ trương quảng bá hình ảnh, mời gọi khách quốc tế đến Hà Nội. "Khách du lịch nước ngoài bị "chặt chém" chắc chắn họ sẽ kể cho người thân và bạn bè. Rồi họ lại kể tiếp cho những người khác, đó là chưa nói đến việc họ đưa thông tin lên các mạng xã hội, nhiều ảnh hưởng lan tỏa sẽ xảy ra" - bà Lan nói.
Theo bà Lan, để ứng phó với nạn "chặt chém" thì tất cả các ngành trực tiếp góp sức làm du lịch phải cùng vào cuộc. "Đơn vị quản lý xích lô phải giáo dục, chấn chỉnh thái độ phục vụ của nhân viên. Các hãng taxi phải giáo dục lái xe. Còn cơ quan quản lý nhà nước phải yêu cầu các khách sạn, nhà nghỉ ký cam kết về giá. Nếu vi phạm thì cứ thẳng tay xử lý" - bà Lan khẳng định.
Tại một số nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia đã thành lập được lực lượng Cảnh sát du lịch (CSDL). Chẳng hạn tại Thái Lan, khi khách du lịch nước ngoài vừa đặt chân đến xử sở "Chùa Vàng", cảnh sát du lịch nước này đã đưa ra những phần mền nhằm giúp du khách có thể tìm kiếm được vị trí các địa điểm mình muốn đến kèm theo những gợi ý an toàn. Đặc biệt, khi du khách gặp những vấn đề không an toàn, phần mềm ứng dụng sẽ giúp CSDL tìm đến vị trí của họ một cách nhanh chóng nhất để giải quyết mọi vấn đề.
Theo ông Lã Quốc Khánh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, việc thành lập lực lượng CSDL đã được nghĩ tới nhưng cho đến giờ vẫn chưa thể triển khai do ngành công an không thể quyết định mà phải có sự bàn bạc và quyết định trước Quốc hội.
Ông Khánh cho rằng Việt Nam nên thành lập lực lượng cảnh sát du lịch. Các nước như Thái Lan hay Capuchia đều đã thành lập lực lượng này, nên du khách khi đi du lịch ở hai nước này rất an toàn. Như Thái lan, mỗi năm nước này đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế nhưng rất hiếm khi du khách bị chặt chém hay xảy ra nạn chèo kéo, cướp giật. Rõ ràng, khi sang Thái Lan, du khách sẽ cảm thấy an toàn vì khi xảy ra sự cố, du khách cũng được tiếp nhận vụ việc cũng như xử lý tốt hơn.
Theo 24h
Dịch vụ "gửi xe tù" tại nghĩa trang hành người đi tảo mộ Mặc dù chưa đến ngày tết Thanh Minh nhưng tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhiều nhóm người đã tranh thủ xếp gạch đá bịt lối, căng dây để vây xe của các gia đình đi tảo mộ. Khảo sát nhiều nghĩa trang trên địa bàn, xuất hiện nhiều điểm trông xe tự phát. Giá trông xe được...