“Choáng” với cổng tam quan mới đồ sộ ở chùa Bổ Đà rêu phong cổ kính
Chùa Bổ Đà (Bắc Giang) nổi tiếng với vẻ u tịch, rêu phong cổ kính. Nhưng thật bất ngờ khi hiện nay, phía mặt trước của chùa mọc lên cổng tam quan mới cứng, xây bề thế, hoành tráng.
Bắc Giang vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu một nền văn hóa phong phú, chùa Bổ Đà là 1 trong 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất tại đây, cùng với chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Bổ Đà toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà Sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh xưa ).
Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.
Tuy nhiên, đến vãn cảnh chùa vào những ngày đầu năm mới này, điều khiến nhiều du khách ngạc nhiên là án ngữ ngay trước mặt chùa là một cổng tam quan mới cứng, đồ sộ, bề thế đang được xây dựng rất rầm rộ. Nhiều du khách cho rằng, việc xây dựng mới một công trình như vậy chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc cũ và phá vỡ sự độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa cổ kính này. Về nguyên bản, chùa Bổ Đà là một trong số ít những ngôi chùa độc đáo vì không có cổng tam quan.
Chùa Bổ Đà được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2016.
Trước cổng tam quan đã xây dựng xong ở phía trong là một công trình đang làm dang dở. (Ảnh chụp ngày 10.3.2018)
Video đang HOT
Cổng tam quan mới của chùa Bổ Đà rất hoành tráng, mới tinh
Nhìn từ phía trong vườn, công trình này mọc lên với chiều cao án ngữ che khuất cả các dãy nhà phía trong của ngôi chùa.
Vật liệu trang phí dựng khắp nơi trong vườn.
Phần kiến trúc gỗ của cổng tam quan được làm rất chắc chắn, kết từ những thân gỗ to bằng vòng tay người lớn ôm.
Bên trong khu vườn chùa đang ngổn ngang như một công trường xây dựng.
Những người công nhân này cho biết, công trình sẽ được hoàn thiện trước ngày hội chùa Bổ vào rằm tháng Hai âm lịch.
Theo Danviet
"Biển người" dự lễ đón nhận Di tích QG đặc biệt Khởi nghĩa Ba Tơ
Tối 9.3, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức "Lễ đón nhận xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ". Đại diện lãnh đạo bộ ngành trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cùng hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận đã về tham dự.
Cách đây 73 năm, ngày 11.3.1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ với 28 đội viên du kích đã nổ ra. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng trước tháng 8.1945 đã giành thắng lợi trọn vẹn. Và Đội du kích Ba Tơ đã trở thành lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu V.
Hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận đã về và tham dự lễ.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã tạo tiền đề cho phong trào đấu tranh cách mạng của Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ, tiến tới cùng cả nước Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8.1945 giành thắng lợi.
Thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã trao tặng quyết định công nhận các địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là "Di tích quốc gia đặc biệt".
Theo đó năm 1980, Di tích cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã được nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia. Đến năm 2010, Đội du kích Ba Tơ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Với những giá trị đặc biệt của di tích, ngày 22.2.2018 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận các địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là "Di tích quốc gia đặc biệt".
Theo Danviet
Người già, trẻ nhỏ hóa tiên nữ, đại tướng trong lễ rước ở Bắc Giang Người dân làng Thổ Hà hóa trang thành các nhân vật như ông Phúc - Lộc - Thọ, tiên nữ... trong lễ hội hai năm mới có một lần ở làng Thổ Hà, huyện Việt Yên. Từ sáng sớm 8.3 (21 tháng Giêng), tại một gia đình trong xóm 2, làng Thổ Hà, hàng chục người cả già trẻ lớn bé tất bật...