Choáng với công nghệ “tắm” thuốc trừ sâu rau ngót
Chỉ vài nghìn cho một gói thuốc trừ sâu và thuốc “Tàu” (thuốc kích thích tăng vọt), mỗi tuần, rau ngót được “tắm” ba lần trong những thứ thuốc siêu độc hại này.
Và thay vì cả tháng trời mới có rau ngót để ăn, loại rau này được rút ngắn thời gian thu hoạch xuống chỉ vỏn vẹn 1 tuần. Thị trường rau, quả, thực phẩm thời gian qua – vì thông tin trên – đã gây hoang mang người đi chợ bởi hàng loạt mẫu rau ngót phát hiện nhiễm hóa chất độc hại.
Rau ngót là loại rau phun nhiều loại hóa chất độc hại nhất. Ảnh: D.H
Một tuần ba lần “tắm”
Không cần ở đâu xa, ngay ngoại thành Hà Nội – chỉ cách trung tâm nội thành chưa đầy 10km là bạt ngàn những ruộng rau muống, rau ngót thuộc xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì). Bà Nguyễn Thị Thu – nông dân trồng rau ở xóm Bơ – đang thu hoạch những mẻ rau ngót đầu tiên trong ngày để kịp mang ra chợ Ngã Tư Sở nhập hàng. Khi được hỏi đến hai từ “phun thuốc”, bà Thu phủi tay: “Rau mang ra chợ bán thì rau nào chả phun, không phun thì muội hết lá, rau rất xấu có trời mới bán được!”.
Đặc biệt, loại rau ngót mà bà Thu đang hái được khẳng định tần suất phun lớn nhất bởi dễ bị muội lá và xoăn lá. “Quy trình rất đơn giản: Thông thường, sau khi cắt hết phần non còn mỗi gốc, vẫn phải phun một lượt thuốc để chống muội lá. Nếu rau sạch thì phải 20-25 ngày sau mới được ăn. Còn rau bán thì chỉ cần rau lên mầm non là phun ngay thuốc “Tàu”, mỗi tuần 3 lần. Sau một tuần là tha hồ cắt!” – bà Thu cho biết.
Giá của những loại thuốc này chỉ vài nghìn một gói, bán rất rộng rãi ở bất cứ cửa hàng thuốc BVTV nào ở Hà Nội.
Tại một địa điểm trồng rau ngót khác phường Yên Nghĩa (Q.Hà Đông), nông dân ở đây cho hay ngoài thuốc trừ sâu, rau ngót còn được “tắm táp” thêm thuốc trừ cỏ, trừ bệnh… Gần như 100% diện tích trồng rau ngót ít nhất phải phun thuốc trừ bệnh xoăn lá. Vỏ thuốc trừ sâu vứt ngổn ngang khắp nơi, và bà con thì phải bịt kín từ đầu tới chân để tránh thuốc độc hại vương vào người. Hà Nội có rất nhiều vùng trồng rau ngót phục vụ nhu cầu nội thành như Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm)…
Video đang HOT
Bên cạnh những khoảnh ruộng rau an toàn theo quy hoạch, rau ngót “bẩn” trồng tràn lan khắp nơi. Mức độ độc hại đến mức bản thân người trồng rau không hề đụng vào dù chỉ một nhánh rau để ăn. Rau để ăn luôn được trồng riêng ở một khu vực khác, cách xa rau trồng để bán.
Báo động rau “bẩn” tràn lan
Thông tin mới nhất của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) đưa ra khiến không ít bà nội trợ hoang mang: Hàng chục mẫu rau ngót, mướp đắng nhiễm hóa chất độc hại ở cả hai địa bàn lớn là Hà Nội và TPHCM. Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Lý do chính nông dân phun thuốc lên rau ngót là vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn. Thực ra, chúng không ảnh hưởng tới chất lượng rau, nhưng vì muốn đẹp nên bà con vẫn cứ phun”.
Cục Trồng trọt cũng đã cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu để phun trên rau xanh. Theo ghi nhận của cục này, ngay cả khi rau không có sâu nông dân cũng phun thuốc.
Với rau ngót – thứ rau phổ biến luôn được xem là rau rất lành, thậm chí nhiều người còn dùng ăn sống, xay nước uống – thì những thông tin trên quả là đáng giật mình. Ngay cả người đứng đầu ngành nông nghiệp- Bộ trưởng Cao Đức Phát- cũng cho rằng, việc tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép trên loại rau này là đáng báo động bởi đang trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Bộ trưởng Phát đã yêu cầu các cơ quan liên quan thuộc bộ phải quản lý chặt danh mục các thuốc BVTV, ngăn chặn thuốc lậu. Đồng thời các đơn vị này phải xem lại quy trình sản xuất, sớm giúp nông dân về kỹ thuật trồng rau sạch, hạn chế hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc chế phẩm sinh học.
Nhận dạng rau ngót “tắm” hóa chất độc hại
Theo nông dân trồng rau lâu năm, rau ngót “tắm” thuốc trừ sâu thường có cảm quan khá đẹp với lá xanh mượt, màu đậm, cành và lá đều to, dài. Tuy nhiên, khi bảo quản trong tủ lạnh, chỉ sau một hôm cành sẽ rụng hết lá (dù lá vẫn tươi nguyên) và đặc biệt lúc nấu canh, nếu là rau ngót bẩn, màu nước canh sẽ chuyển sang vẩn đục, nhiều nhớt và nổi váng xung quanh thành nồi. Nếu là rau ngót an toàn, màu xanh của lá sẽ nhạt hơn, cành và lá nhỏ hơn và cảm quan xấu: rau mọc không đều lá, có một vài lá bị muội (sâu đục lá).
Theo Dương Hà
Lao Động
80% mẫu rau ngót "tắm" thuốc độc
Rau ngót, khổ qua gần như là loại rau xanh, thực phẩm trồng và sử dụng quanh năm. Trước đây, chỉ có các loại rau muống, giá đỗ, rau bí, cải, xà lách...mới nằm trong danh mục lo ngại của người dân thì nay ngay cả rau ngót cũng "dính" thuốc bảo vệ thực vật.
Tại cuộc họp mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết qua thu thập và kiểm nghiệm ngẫu nhiên 25 mẫu rau ngót bán tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TPHCM, đã phát hiện có tới 7 mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) vượt quá giới hạn cho phép, 15 mẫu dưới mức cho phép, chỉ có 3 mẫu không có thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy là có tới 22 mẫu rau ngót, chiếm 80% có thuốc bảo vệ thực vật rồi, đây là điều rất đáng lo ngại. Tương tự, trong 25 mẫu khổ qua (mướp đắng) ở TPHCM cũng phát hiện 2 mẫu có dư lượng vượt mức cho phép.
Theo Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng thì rau ngót, khổ qua, nho, táo nhập khẩu là những loại đang được xếp vào nguy cơ về dư lượng thuốc bảo quản, bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.
Rau ngót "tắm" thuốc trừ sâu đang là mối lo ngại với người tiêu dùng.
Tại những cánh đồng chuyên về rau ngót ở quanh TP Hà Nội như Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm), Tiền Lệ (Hoài Đức)... Có thể nói, ở đâu cũng đang trồng rất nhiều loại rau này. Tại đây, người ta trồng với quy mô hàng hóa, không phải để bán trong làng, xã mà chuyên phục vụ cho các chợ đầu mối ở nội thành.
Trên cánh đồng 2 phường Yên Nghĩa và Đồng Mai thuộc quận Hà Đông (HàTrên các bờ mương, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng vứt nhan nhản. Trong đó, có nhiều vỏ thuốc mà nhãn toàn chữ Trung Quốc. Trong khi theo Cục Bảo vệ thực vật, tất cả các thuốc được phép nhập vào Việt Nam sử dụng đều phải có nhãn bằng tiếng Việt, còn lại đều nằm ngoài danh mục.
Thậm chí rau không sâu cũng được phun thuốc.
Theo những nông dân ở trên các cánh đồng râu xanh thì họ không chỉ phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích lá mà còn phun cả thuốc diệt cỏ nữa. Nếu không phun thuốc diệt cỏ, chỉ sau vài ngày, cỏ đã mọc kín vườn ruộng.
"Riêng rau ngót là loại rất dễ bị bệnh xoăn lá, nếu mang ra chợ sẽ chẳng ai mua, buộc phải đốn bỏ. Khách thường chỉ thích loại lá mượt, nhìn bắt mắt nên chúng tôi phải phun thuốc mới bán được chứ", chị Nguyễn Thị Thu, một nông dân ở thôn Nghĩa cho biết thêm như vậy.
Tại "vựa" rau Đa Phúc của huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Bà con nông dân ở đây cho biết rau ngót nếu dùng kích thích, thuốc trừ sâu tốt thì chỉ cần 10-12 ngày là thu hái được. Trong khi theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm HTX rau Văn Đức (Gia Lâm-Hà Nội), ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
Vì vậy, để rút ngắn chu kỳ, hầu như rau đều phải dùng thuốc, song nhiều nông dân thanh minh: "Sau khi cắt hái một lượt, chúng tôi mới tính ngày để đánh thuốc chứ không đánh gần ngày hái".
Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, qua điều tra khảo sát thì lý do người nông dân phun thuốc lên rau ngót vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn, lại có thông tin cho rằng trong thuốc trừ sâu có cả chất kích thích sinh trưởng nên đang có tình trạng không có sâu bà con cũng phun.
Trước tình hình nhức nhối trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu phải quản lý chặt danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn thuốc lậu, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân thực hiện đúng quy trình trồng rau an toàn vì sức khỏe cộng đồng và chính sức khỏe bản thân.
Theo Dantri
Cây mía dài 12m, quả mướp dài... 2m Cây mía dài hơn 12m, quả mướp dài 2m, nải chuối nặng cả chục kg hay củ khoai mì nặng 28kg... là những loại hoa quả tạo thích thú cho người xem tại ngày hội cây trái ngon ở Bến Tre. Theo ghi nhận của PV Dân trí, hoạt động đấu xảo sinh vật lạ tại ngày hội cây trái ngon đang diễn...