Choáng với cảnh dân mạng thi nhau khoe tủ lạnh ngày Tết, nhìn cảnh tượng mua đủ cả “thế giới” cũng phần nào tưởng tượng số cân nặng sẽ tăng vọt đến mức nào
Đối với các bà nội trợ, việc lo cho gia đình ăn uống đầy đủ đã vô tình khiến chiếc tủ lạnh trở nên quá tải.
Trong ngày cuối năm những ông chồng thường thích sắm sửa về nhà những cành đào, cây quất thật đẹp, mong một năm sức khoẻ và tài lộc. Nhưng với các mẹ, các chị Tết là phải ăn uống đầy đủ, vì vậy nhiều gia đình đã nhanh tay tích trữ đồ ăn, không chỉ có thịt, giò mà còn có đầy đủ cả một thế giới ẩm thực trong chiếc tủ lạnh.
Sau một năm bận rộn, về nhà tranh thủ dọn dẹp trong ngày 29 Tết, thì nay là ngày nghỉ ngơi, bắt đầu làm những mâm cỗ Tết bày lên ban thờ tổ tiên, tuy nhiên khi mở tủ lạnh ra thì mới biết các bà nội trợ đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thức ăn đầy ắp từ ngăn đông đến ngăn mát, thịt và những đồ ăn ngon cũng khiến cho nhiều người ái ngại bởi chúng tỷ lệ thuận với việc tăng cân sau Tết.
Việc tích đồ ăn trong ngày Tết cũng có lý do, là bởi việc mua sắm vào những ngày cuối cùng của năm thường giá thành sẽ cao hơn, đồ cũng phải đi lựa từ sớm nếu không cũng chẳng còn phần thực phẩm nào ưng ý.
Ngoài ra, việc thiếu thốn đồ ăn vào những ngày đầu năm mới cùng là điều kiêng kỵ và quan niệm ở một số nơi còn cho rằng việc đi ra chợ tiêu tiền vào 3 ngày Tết sẽ vô tình làm mất lộc. Chính vì lẽ đó mà những chiếc tủ luôn trong tình trạng quá tải, con cháu mặc dù cũng không phải quá nhiều, ấy thế nhưng thừa còn hơn thiếu.
Một chiếc tủ lạnh dành cho những người thích ngồi xem phim và ăn vặt trong ngày Tết.
Fan của những món làm từ thịt bò.
Tủ lạnh có lớn đến đâu cũng vẫn thành thiếu diện tích trước khả năng mua sắm của các bà nội trợ.
Video đang HOT
Nếu đã thích ăn trứng đầu năm thì đây sẽ làm một gợi ý.
Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt
Những món ăn truyền thống không chỉ thể hiện ước mong của mọi gia đình về một năm mới sung túc, hạnh phúc, phát tài phát lộc mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ bao đời của người Việt Nam.
Mâm cỗ Tết là một trong những nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt, thể hiện ước mong của mọi gia đình về một năm mới ấm no, sung túc. Gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa mâm cỗ Tết đầy đủ, tươm tất, trước là để dâng lên Tổ tiên, cầu mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, học hành tấn tới, gia đình sung túc, làm ăn phát tài, sau là để mọi thành viên được quây quần, sum họp ngày đầu năm mới.
Những điểm giống nhau trong mâm cỗ Tết ba miền Bắc - Trung - Nam
Bánh chưng, bánh tét là món bánh cổ truyền dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh bùi, thịt ba chỉ béo ngậy tạo nên hương không thể thiếu trong mâm cỗ của mọi gia đình người Việt.
1. Bánh chưng, bánh tét
Ngày nay, nhiều bà nội trợ đảm đang muốn sáng tạo thêm hương vị mới mẻ, độc lạ và màu sắc hấp dẫn hơn cho món bánh cổ truyền. Bánh chưng, bánh tét bảy màu, nhân trứng muối,... khiến mâm cơm ngày đầu năm thêm ấn tượng.
2. Gà luộc
Gà luộc là món ăn thường thấy trong mâm cơm cúng gia tiên của người dân ba miền. Người ta tin rằng, với tiếng gáy gọi mặt trời, ăn thịt gà đầu năm sẽ giúp gia đình có một sự khởi đầu tươi sáng, thuận lợi.
Gà luộc dùng để cúng gia tiên, da phải vàng óng, không bị nứt, thịt vừa chín tới.
3. Nem rán/ chả ram/ chả giò
Dù tên gọi khác nhau, nhưng đây cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân ba miền. Vỏ nem chiên giòn vàng óng, nhân bên trong hòa quyện từ thịt băm, miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, hành lá, trứng gà,... chấm cùng nước mắm tỏi ớt chua ngọt khiến trẻ nhỏ, người lớn đều thích thú, ăn hoài không chán.
4. Dưa hành/ củ kiệu muối chua
Với vị chua chua cay nhẹ, dưa hành được "ghép cặp" với bánh chưng giúp chống ngán, tăng thêm hương vị đặc trưng của ngày Tết. Trước Tết, dường như gia đình nào cũng chuẩn bị một hũ hành/kiệu muối chua để bày biện trong mâm cơm của nhà mình.
Sự khác biệt trong mâm cơm Tết của miền Bắc
Thời tiết se lạnh trong tiết xuân là một trong những "đặc sản" của người miền Bắc. Có lẽ chính vì vậy, một bát thịt đông nấu từ thịt chân giò, mộc nhĩ, nấm hương cũng là món ăn "biểu tượng" ngày Tết của người dân miền Bắc.
Ngoài ra, một đĩa giò lụa, một bát canh măng cũng là những món rất ít khi "vắng mặt" trong mâm cỗ đầu năm của người dân miền Bắc.
Người miền Bắc có câu "Đã có xôi là phải có giò", với ý nghĩa là "trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà"
Bát canh măng khô nấu móng giò giúp trung hòa vị giác rất tuyệt vời cho các món ăn ngày Tết
Nét tinh tế trong mâm cơm ngày Tết của miền Trung
Trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung, bên cạnh gà luộc, bánh chưng bánh tét,... không thể thiếu bò ngâm mắm, nem chua, dưa món.
Nem chua là đặc sản nổi tiếng của nhiều tỉnh miền Trung, vị chua thanh thanh của thịt sống lên men, cay nồng của tỏi ớt khiến mâm cơm ngày Tết thêm tròn vị
Bò kho mật mía cũng là món ngon thường góp mặt trong mâm cơm đầu năm của người miền Trung
Dưa gang bao tử muối vị giòn tan, chua cay mặn ngọt hài hòa là một trong những món dưa món rất được yêu thích vào dịp Tết Nguyên đán
Sự giản đơn mà nồng hậu trong bữa cơm đầu năm mới của người miền Nam
Có lẽ mâm cơm ngày Tết của người miền Nam là giản dị nhất. Canh khổ qua và thịt kho tàu hột vịt là hai món ăn không thể thiếu trong bữa cơm mừng năm mới.
Đúng như tên gọi, người miền Nam ăn món canh khổ qua với mong muốn mọi gian khổ, khó khăn sẽ gác lại ở năm cũ đã qua, hướng đến một năm mới hạnh phúc, viên mãn, ngập tràn niềm vui.
Món thịt kho có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, sự hòa thuận cho gia đình. Trong mâm cỗ Tết, hột vịt sẽ không cắt ra mà để nguyên quả, ngụ ý muốn một năm mới tròn đầy cho gia chủ.
Ngoài những món ăn truyền thống kể trên, mâm cơm ngày Tết của người dân ba miền ngày càng đa dạng và hiện đại hơn. Nhưng những hương vị quen thuộc của ngày Tết vẫn được nhiều gia đình giữ nguyên vẹn như một nét đẹp trong ẩm thực và văn hóa của người Việt Nam.
Mâm cỗ Tết đổi vị với bò Wagyu, cá hồi Na Uy Sự kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống và cách chế biến hiện đại mang lại nhiều món ăn đổi vị cho ngày Tết.