Choáng váng với giá thực phẩm ngày xuân
Dù đã mùng 6 Tết, giá cả các mặt hàng thiết yếu tại các chợ vẫn giữa mức giá “trên trời”. Dự báo trong 4 ngày tới mức giá này vẫn không có biến động.
Sáng mùng 6 Tết, lượng người đổ về các chợ khá tấp nập
Khảo sát tại các chợ trên địa bàn quận Tân Bình, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và quận 12, giá cả các mặt hàng thiết yếu như: Thịt, cá, thịt gà và rau củ quả vẫn giữ mức giá khá cao như những ngày vừa qua.
Cụ thể, tại chợ Tân Sơn, Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), giá thịt heo ngon vẫn giữ ở mức khoảng 110 ngàn/kg, tăng từ 15 – 25 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Đối với mặt hàng chân giò, và các loại thịt khác đều tăng từ 10 – 15 ngàn/kg. Việc các mặt hàng thiết yếu vẫn giữ giá từ ngày những ngày cận Tết đến sáng mùng 6 Tết khiến nhiều bà nội trợ “choáng”.
“Tưởng đến ngày hôm nay thì các mặt hàng giá cả trở lại mặt đất, nhưng thực tế thì vẫn cao ngất ngưởng không có gì biến động. Nhiều mặt hàng khác lại còn tăng hơn những ngày qua. Khi hỏi đến mấy người bán chỉ nói vẫn còn Tết, lượng hàng khan hiếm, cứ đẩy giá kiểu này chỉ có người tiêu dùng là khổ” – chị Nguyễn Thị Gấm (ngụ phường 15, quận Tân Bình” than thở.
Thịt heo vẫn giữ giá cao ngất ngưởng
Video đang HOT
Ngoài thịt heo, các mặt hàng khác như cá, rau củ và đồ biển tươi sống cũng vẫn giữ giá. Trong đó, mặt hàng cá rô đồng được nhiều người nội trợ lựa chọn. Hiện cá rô đồng có giá khoảng 45 – 55 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 12 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Về đồ biển, sáng mùng 6 Tết, dù mới “quay trở lại” nhưng sò huyết cũng được đẩy giá lên 60 ngàn đồng/kg, cao hơn ngày thường đến 20 ngàn đồng/kg.
Mặt hàng rau củ quả cũng không có biến động về giá. Dù tăng lên khá cao nhưng đến sang mùng 6 Tết mặt hàng này vẫn không có dấu hiệu giảm.
Giá cả ở mức khá cao nhưng lượng người đến các chợ mua sắm khá tấp nập. Tại các chợ nằm gần trung tâm thành phố như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) không khí mua bán diễn ra khá sôi động. Ngoài các mặt hàng thiết yếu, đủ loại hàng hóa được chuyển về phục vụ người tiêu dùng.
Hầu hết, lượng hàng “dự trữ” để trong tủ lạnh phục vụ mấy ngày Tết đã cạn nên lượng người dân đổ đến các chợ sáng mùng 6 Tết khá đông. Năm bắt được điều này, các chủ hàng “vào hùa” đẩy giá.
Theo nhiều tiểu thương tại đây, việc giá cả vẫn giữ ở mức cao không phải vì hàng hóa khan hiếm mà do vẫn còn không khí ngày Tết. Thông thường giá cả sẽ tăng từ mấy ngày cận Tết cho đến mùng 10 âm lịch.
Chủ một sạp thịt heo tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) giải thích, chuyện các mặt hàng tăng giá ngày ngày Tết không phải là chuyện lạ, người tiêu dùng cũng hiểu điều đó. Tất cả các mặt hàng đều tăng, nếu có giảm thì phải hết mùng, ngoài Tết, mà có giảm cũng giảm từ từ chứ không giảm một lần là trở lại như ngày thường được.
Tại các siêu thị trên địa bàn thành phố, giá cả năm nay được cho là khá bình ổn, không có nhiều biến động so với ngày thường.
Quảng Bình: Siêu thị “cháy” hàng, giá thực phẩm leo thang
Ngay từ ngày 28 Tết, các siêu thị lớn ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã cạn hàng trước nhu cầu mua sắm tăng vọt của người dân. Tại siêu thị Hiếu Hằng – siêu thị lớn nhất thành phố – các dãy hàng đã trống rỗng từ trước Tết đến nay vẫn chưa bổ sung vì hàng chưa kịp chuyển về.
Loay hoay lựa chọn những món hàng ít ỏi sót lại trên các kệ hàng vẫn giữ nguyên giá, chị Lê Thu Hiền (phường Bắc Nghĩa) chép miệng: “Đọc báo thấy bảo năm nay sức mua giảm vì kinh tế khó khăn, nhưng với dân Quảng Bình có lẽ không phải vậy”. Chị Hiền cho biết vì giá thực phẩm ở các chợ quá cao, chị phải tìm vào siêu thị hy vọng mua hàng giá phải chăng hơn nhưng vì nhiều người cũng có lựa chọn như chị nên các siêu thị đều “cháy” hàng thực phẩm.
Tết năm nay, nhiều gia đình chọn ngày cúng tiễn tổ tiên vào ngày mùng 5, mùng 6 Tết nên nhu cầu thực phẩm, đồ uống… sau Tết vẫn tăng mạnh. Chủ quầy rượu ngoại Vương Thuận (trên đường Lý Thường Kiệt) cho biết: Tết nay dân Quảng Bình mua sắm rất khỏe, các dòng rượu whisky phổ biến như Johnny Walker, Chivas, Balantine”s… đều hết sạch trước Tết.
“Sau Tết vẫn nhiều người hỏi rượu nhưng không có mà bán. Chúng tôi chỉ bán rượu nhưng hàng lúc nào cũng kín đặc khách, đông hơn cả hàng bánh kẹo”, bà này nói.
Tại các chợ Đồng Hới, chợ Ga…, giá thực phẩm cao hơn ngày thường từ 30-40%. Thậm chí, rau xanh tăng giá tới 3-4 lần so với trước Tết nhưng khách mua vẫn nườm nượp. “Với đà này chắc phải đợi đến sau rằm tháng Giêng giá mới hy vọng giảm. Trước tết đã đắt, sau Tết vẫn tiếp tục đắt thế này thì coi như cả năm đi làm chỉ đủ tiền để ăn Tết là hết”, một bà nội trợ chia sẻ, không giấu sự bực dọc.
Nhưng tăng giá mạnh nhất vẫn là các mặt hàng hải sản tươi sống và thịt thú rừng, những loại thực phẩm được coi là mang lại “vận đỏ” theo quan niệm của người dân Quảng Bình. Thịt lợn rừng ngày thường có giá khoảng 300.000 đồng/kg nay tăng lên 700 – 800.000 đồng/kg nhưng vẫn bán hết veo.
Tôm hùm loại 100 gam/con cũng tăng giá gấp đôi từ 600.000 đồng/kg lên 1,2 triệu đồng/kg. Cua gạch loại một cũng tăng giá gấp đôi lên 1 triệu đồng/kg nhưng không có hàng để bán. “Ngư dân ở đây thường ra khơi đánh bắt muộn, nên các món đặc sản thường rất khan hiếm vào dịp này. Giá tăng là thế, nhưng khách khứa vẫn rất đông, chúng tôi phải giải thích để họ hiểu và không nghĩ là chúng tôi “chặt chém” đầu năm”, chị Sen – chủ nhà hàng nổi Phố Biển giải thích cho việc tăng giá mạnh các món đặc sản tại nhà hàng.
Theo Dân Trí
"Thà lương đừng có tăng!"
Thông tin lương cơ bản tăng lên 830.000 đồng/tháng (bắt đầu từ 1-5-2011) không khiến công chức vui mừng. Ngược lại, họ đang lo ngại bão giá sẽ theo đà này để có cớ tăng thêm một cách chính đáng.
Đi... giật lùi
Thông tin tăng lương cơ bản lên 830.000 đồng/tháng xuất hiện đúng thời điểm cơn bão giá đang hoành hành mạnh nhất. Mỗi tháng được thêm 100.000 đồng tiền lương khiến những người thụ hưởng không những không vui mà nỗi lo còn được nhân đôi.
"Trước khi tăng lương, mọi thứ như: xăng, ga, thực phẩm, vv... đã tăng rồi nhưng tất cả đều vin cái cớ xăng dầu tăng giá để đu theo. Nay có thông tin tăng lương thì giá cả lại tăng tiếp, tăng hiển nhiên và có lý nữa", chị Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng.
Giá rau củ quả, thực phẩm đã tăng chóng mặt kể từ đầu tháng 3 đến nay
Câu chuyện tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng/tháng hâm nóng cả các diễn đàn trực tuyến và trở thành câu chuyện thu hút sự quan tâm của đông đảo các thành viên. Thậm chí, từ thông tin tăng lương tối thiểu trong bối cảnh bão giá như hiện nay, nhiều người đã cùng nhau "hiến kế" để có những cách chi tiêu tiết kiệm nhất có thể.
"Sợ nhất là chưa kịp lĩnh lương cơ bản có cả phần tăng thêm thì đã nai lưng ra gánh các loại tăng khác: học phí của con, tiền đi chợ, xăng xe, tiền ga (mới tăng 50 ngàn đồng/bình), tiền điện (sẽ tăng trong thời gian ngắn nhất), tiền nước v...v... Tóm lại là nếu để nguyên lương ở mức cũ cũng được (vì khoản tăng không thấm tháp vào đâu). Lương cơ bản tăng làm gì để mọi thứ tăng theo? Lương thì tăng theo cấp số cộng, giá cả tiêu dùng thì tăng theo cấp số nhân".
Nhiều người khác cũng đồng cảm với suy nghĩ và thổ lộ: "Đọc xong thông tin tăng lương cơ bản thêm 100 ngàn đồng/tháng mà chảy nước mắt, giờ cái gì cũng lên giá gấp mấy lần rồi mà tận tháng 5-2011 lương mới lên, mà chỉ nhích lên 100.000 đồng. Thà lương đừng có lên để mọi thứ bình ổn còn hơn".
Trước tình cảnh ảm đạm này, có người còn chua chát: "Được tăng lương mà ai cũng buồn thế, đúng là ngược đời, là nghịch lý cuộc sống!".
Bở hơi tai chạy theo giá
Cơn bão giá hoành hành được gần 1 tháng nay và hiện đã "ngấm" đến những cuộc sống của người dân. Nhiều người thu nhập thấp cho biết mình đang "lê lết" sống qua thời kỳ khó khăn này, khi mà mọi thứ đều tăng giá vù vù, cả tiền thuê nhà cũng theo đà bão giá để leo thang.
"Cà pháo trước có giá là 9.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4 mua đã tăng thành 18.000 đồng/kg, tăng đúng gấp đôi. Trước đổ xăng tầm 75 ngàn là đầy bình, giờ đổ 100 ngàn mà vẫn thấy vơi vơi. Mới nửa tháng trước mua 1 chai sữa tươi với giá 25 ngàn, vậy mà nay đã phải mua với giá 28 ngàn rồi. Cứ bão giá thế này chắc phải cố sống lê lết cho qua ngày đoạn tháng mất thôi", chị Thuận (phường Ngọc Thụy, Long Biên) than thở.
Người tiêu dùng chỉ dám ngó ngàng đến nhu yếu phẩm trong siêu thị. Nhiều người đang "bở hơi tai" chạy theo bão giá
Chị Thuận đang thuê nhà giá 1,5 triệu đồng/tháng nhưng từ khi giá cả tăng, giá nhà đã leo lên 1,8 triệu đồng/tháng. Tiền điện tăng từ 3.000 đồng/số lên 3.500 đồng/số. Với khoản thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng của cả 2 vợ chồng, chị Thuận chật vật xoay sở nuôi 2 đứa con nhỏ và trang trải toàn bộ chi phí nhưng cứ đến gần cuối tháng là hết sạch tiền.
"Tôi đang tính phải gửi đứa lớn về quê ngoại cho ông bà nuôi hộ. Nếu cáng cả hai con cùng toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại và các khoản chi tiêu tối thiểu khác thì cả hai vợ chồng không kham được", chị nói.
Thời buổi giá cả tăng cao cũng khiến các khoản chi tiêu bị thu hẹp lại đáng kể, người dân hầu như chỉ dành tiền cho nhu yếu phẩm chứ không hướng đến các khoản làm đẹp, ăn chơi. Anh Trung, chủ một cửa hàng thời trang trên phố Nguyễn Lương Bằng cho biết: "Ở thời điểm này cách đây 1 hoặc 2 năm, mỗi ngày cửa hàng phải bán được 6-7 triệu tiền hàng nhưng từ đợt sau Tết đến giờ mỗi ngày chỉ được 2-3 triệu đồng. Nhu cầu mua sắm áo quần đang giảm rõ rệt".
Tại các siêu thị, giá cả tăng cao đã đặt người tiêu dùng đứng trước những lựa chọn chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý. Các siêu thị như BigC, Maximark cho biết tỷ trọng thực phẩm bán ra so với các mặt hàng phi thực phẩm đang tăng mạng trong tháng 3.
Tại siêu thị Maximark, doanh thu từ nhóm thực phẩm trong tháng 3 chiếm 70% trong tổng doanh thu của siêu thị, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Tại siêu thị Big C, doanh thu từ thực phẩm tăng 20%.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những sinh viên mỗi bữa chỉ ăn một gói mỳ tôm Cô giáo viên tương lai Lưu Thị H. V, sinh viên năm cuối khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư Phạm Hà Nội là ví dụ cay đắng về thế hệ sinh viên thế kỉ 21 với mỗi bữa ăn một gói mì. Bài toán chi tiêu bên hầu bao eo hẹp Là con gái lớn trong một gia đình không khá giả ở...