Choáng váng tại vì sập bẫy mạng xã hội của mẹ chồng
Sai lầm lớn nhất là tôi chẳng bao giờ ngờ tới mẹ chồng lại thường xuyên vào mạng xã hội, facebook chỉ với mục đích “giám sát” con dâu.
Chuyện diễn ra đã từ hai năm trước, nhưng mỗi lần nghĩ về ngày con dâu dấm dúi nói xấu mẹ chồng trên mạng xã hội lại khiến tôi không khỏi vừa ngượng vừa buồn cười.
Tôi lập gia đình khi còn khá trẻ, chồng lại hơn tôi nhiều tuổi nên lúc nào, không vừa ý chuyện gì tôi lại giở tính trẻ con hay dỗi. Cuộc sống của chúng tôi khá hạnh phúc, duy chỉ có việc mẹ chồng tôi khó tính khiến tôi luôn bực tức.
Từ ngày chúng tôi yêu nhau, anh dẫn tôi về ra mắt, tôi đã thấy bà lạnh lùng ra mặt, lúc nào cũng tỏ thái độ khó chịu, cau có khiến tôi làm gì cũng thấy run run. Cái nhìn sắc lạnh, xuyên thấu của bà khiến tôi có cảm giác gai gai trong người. Bởi vậy, tôi rất ít nói chuyện với bà, có chăng chỉ một vài câu hỏi thăm cho phải lẽ. Thói quen này duy trì tới lúc chúng tôi cưới nhau.
Vài tháng sau ngày cưới, tôi gần như bị stress vì phải chung sống với mẹ chồng, tôi vẫn giữ bản tính trẻ con, càu nhàu, giận dỗi đòi chồng phải ra ở riêng, nhưng anh không đồng ý.
Tôi được chiều từ bé, nên những việc lớn nhỏ, hoặc cơm nước trong gia đình tôi không làm thành thạo. Dù đã cố hẹn giờ dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, thì kết quả vẫn là tôi dậy khi bà đã bày sẵn đồ ăn trên bàn.
Tới tối, tôi cố gắng đi làm về sớm nấu nướng, nhưng món gì tôi làm không cháy thì hỏng. Nhiều lần bà nhắc nhở, rồi lắc đầu ái ngại.
Tôi làm gì bà cũng xét nét, tới chuyện lau nhà bà cũng kêu tôi lau chưa sạch, tới chuyện ăn mặc thì bà kêu chưa được đứng đắn, có chồng thì đừng ăn mặc hở hang. Vợ chồng tôi mua đồ về tặng bà xem giá đầu tiên, rồi cằn nhằn tốn kém, hoang phí. Tôi thích sắm vài món đồ mới trong phòng 2 vợ chồng bà bảo chẳng cần thiết…
Có lần, bà gọi tôi xuống nói chuyện riêng, giáo huấn tôi rằng không thể mang cái tính tiểu thư đỏng đảnh, hay đòi hỏi về nhà chồng. Tôi ấm ức lắm!
Tôi đem tất cả sự bực bội của mình “chém gió” trên mạng xã hội. Tôi tham gia vào một diễn đàn, và như bao chị em khác, hàng ngày tôi kể lể, kêu than chuyện mẹ chồng, nàng dâu.
Tham gia diễn đàn chưa lâu, tôi lập tức làm quen, rồi trở nên thân thiết với một chị tên Mai cũng tham gia vào hội. Thấy tôi hay kể chuyện nhà chồng, chị comment chia sẻ, khuyên nhủ nhiều điều, tôi coi chị như là nơi để trút sự bực tức với bà mẹ chồng khó tính.
Video đang HOT
Một lần, tôi nhắn tin hỏi chị Mai: “Em chẳng thể tiếp tục sống với bà mẹ chồng như thế này nữa, làm gì cũng không vừa ý bà, em đã cố gắng tới thế này rồi mà chẳng bao giờ bà hài lòng cả. Làm sao một ngày em có thể nấu ăn ngon, dọn nhà sạch, làm gì cũng chu toàn. Em có phải siêu nhân đâu?”.
Đáp lại, chị Mai chín chắn nói: “Em nên trò chuyện với bà nhiều hơn, để hai mẹ con hiểu nhau, chị thấy bà là người tốt”.
Tôi tiếp lời: “Chẳng tốt đâu chị, em đi làm suốt ngày sang nhà hàng xóm nói xấu con dâu, cũng may, em… trả đũa bằng việc hàng ngày được nói xấu bà với chị. Đúng là mẹ chồng, nàng dâu, chuyện muôn đời chẳng bao giờ thay đổi”.
Khi đã “vào cầu”, tôi buôn đủ thứ chuyện nào là tính bà ki bo, kẹt xỉ tới mức tiết kiệm từng tý nước mắm, mặc quần áo tới khi mòn vải, có cái còn rách lỗ chỗ mà vứt đi vẫn tiếc, nhìn thấy con dâu như quân thù, thấy con dâu nhà hàng xóm thì hồ hởi, cởi mở… Tất tần tật những bức xúc gì về mẹ chồng tôi đều không kìm nén nổi mà “xả sạch tức” với người quen xa lạ.
Thấy chị không nói gì, tôi nghĩ chị bận. Nhưng vài ngày sau đó, chị Mai cũng không nhắn nhủ thêm lời nào với tôi. Mới có vài ngày, mà nhà tôi lại thêm bao nhiêu chuyện mới, tự dưng mẹ chồng khó tính khiến tôi “dễ thở” hơn mọi ngày. Chuyện khiến tôi chẳng bao giờ… dám mơ. Người đầu tiên tôi muốn kể là chị, vậy mà mãi không thấy chị online. Thấy thế, tôi liền inbox hỏi thăm chị bận việc gì?
Thêm một tuần sau nữa, tôi nhận được một tin nhắn của chị Mai, đọc xong tôi không khỏi choáng váng: “Chào Lan, mẹ Mai – mẹ chồng của con đây. Xin lỗi con vì đã nói dối con, nhờ có thế mẹ mới biết được con dâu nghĩ gì về mẹ. Ban đầu, mẹ chỉ vào diễn đàn vì rảnh rang thời gian quá, rồi thấy con than thở chuyện về gia đình nhà chồng, tò mò, mẹ đọc rồi khuyên nhủ. Lúc đó, mẹ chưa biết con là con dâu của mẹ, mẹ nghĩ chuyện nhà thiên hạ thì mẹ đọc nhiều, nhưng chẳng bao giờ ngờ được chuyện gia đình mình cũng bị “vạch tội” ở đây. Nhiều lần, mẹ thầm cảm thông cho cô bé tên Lan lắm, nhưng càng ngày, mỗi chuyện cô bé ấy kể lại khiến mẹ thấy giống hệt… chuyện hôm qua ở gia đình mình, giữa mẹ và cô con dâu. Rồi mẹ biết là con, nhưng mẹ cố tình vờ như người bạn xa lạ để xem con than thở gì về gia đình chồng. Mẹ biết, chẳng bà mẹ chồng nào với con dâu mà không có đôi lần xích mích, mẹ cũng đã từng cằn nhằn rất nhiều khi ở chung với mẹ chồng của mẹ. Nhưng, không có lửa làm sao có khói, mẹ khó tính, con cũng nên nhìn nhận lại cách chăm sóc cho gia đình mình. Mẹ chỉ muốn con chu toàn hơn, biết chăm sóc cho chồng con nhiều hơn nữa”.
Đọc tới đây, tôi suýt ngất, hóa ra, chị Mai lại vô tình là mẹ chồng của tôi, điều này, chẳng bao giờ tôi ngờ tới. Trước nay, rút kinh nghiệm từ nhiều người, tôi chẳng bao giờ dám nói xấu nhà chồng với những chị em thân, hay đồng nghiệp, sợ chẳng may đến tai mẹ chồng thì phiền phức. Tôi chọn lên diễn đàn tâm sự chỉ muốn có nơi trút sự bực bội của mình, vậy mà, chẳng may, mẹ chồng, nàng dâu lại gặp nhau trên mạng xã hội.
Cả chiều ở cơ quan, tôi cứ bần thần. Tôi cứ nghĩ, không biết sẽ phải đối diện với bà thế nào, hẳn là lúc này, bà đã chuẩn bị sẵn tâm lý vạch tội của tôi cho bố chồng và chồng tôi cùng biết. Tới lúc ấy, hẳn anh sẽ giận tôi lắm.
Tôi cứ đi tới đi lui, hết giờ làm cũng nấn ná chẳng muốn về. Khi tôi về tới nhà, như mọi lần bà đã nấu cơm xong, tôi chỉ dám lí nhí chào. Cả nhà chỉ đợi cơm tôi, tôi cúi gằm mặt, chẳng nói chẳng rằng trong bữa ăn. Ai cũng vui vẻ, trừ tôi.
Lúc đi ngủ, chồng tôi chỉ khẽ hỏi tôi có việc gì mà mặt buồn thế, dĩ nhiên, đời nào tôi dám nói chuyện tày đình giữa mẹ chồng, nàng dâu như vậy. Những ngày sau, sau nữa, tôi cố gắng dậy thật sớm nấu cơm cho cả nhà, dọn dẹp sạch sẽ như một cách để “chuộc lỗi” với mẹ chồng. Điều lạ là, trái với những thứ tôi dự tính, bà trò chuyện với tôi nhiều hơn, mỗi ngày, mẹ chồng, con dâu gần thêm một chút.
Sau này, mỗi lần nhắc tới kỷ niệm cũ, hai mẹ con lại cười xòa. Nhờ có chuyện nói xấu, và bị mẹ chồng phát giác trên mạng xã hội mà hai mẹ con tôi đã hiểu nhau hơn. Cũng vì thế, mà hiện tại tôi đã trở thành một người phụ nữ đảm đang, biết lo toan hơn nhiều, khác hẳn cô tiểu thư thích đòi hỏi như những ngày trước.
Chuyện bị “sập bẫy mạng xã hội của mẹ chồng” cho đến bây giờ, bố chồng tôi và chồng tôi vẫn không hề biết. Nó mãi mãi sẽ là một kỉ niệm vui vui giữa mẹ chồng, nàng dâu.
Tôi kể chuyện của mình, với ý nghĩ rằng, các chị em hãy thôi than thở, trách móc, kể lể đủ điều về chuyện mẹ chồng. “Không có lửa, làm sao có khói”, trước khi trách các cụ, các chị em cứ thử thay đổi bản thân mình trước đã.
Biết đâu, kết quả mà chúng ta nhận được, sẽ là một bà mẹ chồng vô cùng tuyệt vời đấy!
Theo DanViet
Thủ tướng: Chống tham nhũng là mục tiêu ưu tiên của 2015
Nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quyết tâm thực hiện kiên trì, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, xử lý hành vi tham nhũng.
Sáng 5/12/2014, tại Hà Nội đã khai mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (VDPF 2014) với chủ đề "Cải các thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam" với sự tham dự của một số Bộ, ngành Trung ương và các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế. Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam năm nay tập trung thảo luận các khuyến nghị Chính phủ Việt Nam các nhóm chủ đề chính liên quan đến cải cách thể chế kinh tế thị trường và phát triển khu vực tư nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (Ảnh: Chinhphu.vn).
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh chủ đề của Diễn đàn năm nay là phù hợp với trọng tâm chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng khái quát 6 trọng tâm điều hành của Chính phủ trong năm 2015, trong đó tập trung huy động và sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn lực; cải cách mạnh thủ tục hành chính, cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển, nhất là khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo Hiến pháp năm 2013 là động lực và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã có, đồng thời tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cơ sở để Chính phủ tiếp tục tạo thuận lợi, khuyến khích thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư trên thế giới.
Khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt hơn việc bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu thiên niên kỷ.
Nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ quyết tâm thực hiện kiên trì, đồng bộ các biện pháp phòng, chống tham nhũng, nhất là tập trung hoàn thiện nhà nước pháp quyền, phát huy quyền dân chủ của người dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, theo pháp luật các hành vi tham nhũng.
Tại Diễn đàn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwacho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Những thách thức đó đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động thích hợp và nghiên túc để tận dụng triệt để lợi thế hội nhập kinh tế cũng như giảm thiểu rủi ro.
Là một nước thu nhập trung bình, trong vòng 5 năm tới tại Việt Nam sẽ diễn ra đồng thời một số tiến trình quan trọng - xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2016-2020), chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đầu năm 2016.
"Đây là cơ hội ít có để chúng ta lên kế hoạch cho một đợt cải cách thể chế mới nhằm nâng cao năng suất, đẩy mạnh tăng trưởng" - Bà Victoria Kwakwa khuyến nghị.
Bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, Việt Nam đã hết sức nỗ lực và quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư, qua đó đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn so với các nước có cùng trình độ phát triển và kết quả khả quan là Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ gia tăng GDP đầu người nhanh thứ hai trên thế giới trong suốt 20 năm qua. Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Gần đây, Quốc hội cũng thông qua việc sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng như Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,... Đây là thời điểm rất tốt cho việc xây dựng các biện pháp đổi mới thể chế tiếp theo.
Bà Victoria Kwakwa đề xuất cần tăng cường hơn nữa công tác điều phối giữa các cơ quan Chính phủ; tiếp tục tập trung mạnh cho cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm tập trung vào con số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa; quyết liệt hơn trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng;...
"Các đối tác phát triển sẽ luôn sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển" - Bà Kwakwa cam kết.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương lắng nghe và trực tiếp đối thoại thẳng thắn nhiều vấn đề liên quan đến quan điểm, biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với các đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế.
Trong vòng hơn hai thập kỷ qua, các nhà tài trợ, nay là các đối tác phát triển quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay hơn 80 tỉ USD vốn ODA, trong đó hơn một nửa đã được giải ngân, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Kể từ năm 2013, sau 20 năm là quốc gia nhận tài trợ, Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, thay cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG). Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mạnh của Việt Nam, từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua, đã trở thành quốc gia đối tác phát triển.
Đây là một diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao có tính thực chất hơn, hướng tới hành động và đối tượng bao phủ hơn, tạo điều kiện thảo luận chính sách giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và trong nước. Diễn Đàn được tổ chức vào tháng 12 hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam làm đồng chủ tọa.
P.Thảo
Theo Dantri
Trung Quốc và Đài Loan tổ chức diễn đàn nghiên cứu về Biển Đông Trung Quốc và Đài Loan đã tổ chức "Diễn đàn nghiên cứu vấn đề Biển Đông giữa hai bờ Eo biển lần thứ 12" tại thành phố Hải Khẩu, do Viện nghiên cứu vấn đề Biển Đông Trung Quốc tổ chức. Ảnh minh họa Tổng cộng hơn 30 chuyên gia và học giả đến từ Trung Quốc và Đài Loan tham gia thảo...