Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà
Các nhà nghiên cứu phát hiện những đám mây khí carbon khổng lồ trải rộng vơi bán kính 30.000 năm ánh sáng xung quanh các thiên hà trẻ, bằng cách sử dụng Đai quan sat ALMA, Chi Lê.
Đây là công trinh đầu tiên xac nhân, các nguyên tử carbon được tạo ra bên trong các ngôi sao trong vũ trụ sơ khai đã lan rộng ra ngoài các thiên hà.
Trươc giơ, không có nghiên cứu lý thuyết nào dự đoán những cái kén carbon khổng lồ như vậy xung quanh các thiên hà đang phát triển, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về net đăc thu tiến hóa vũ trụ.
Seiji Fujimoto, tác giả chính của bài báo nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra dư liêu ALMA một cách kỹ lưỡng và thu thập tất cả dữ liệu chứa tín hiệu vô tuyến từ các ion carbon trong các thiên hà trong vũ trụ sơ khai, hinh thanh chỉ một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Nguôn anh: Popular Mechanics
Các nguyên tố nặng như carbon và oxy không tồn tại trong vũ trụ vào thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang. Chúng được hình thành sau đó bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các ngôi sao. Tuy nhiên, vẫn chưa hiểu làm thế nào các nguyên tố này lan rộng trong vũ trụ.
Masami Ouchi, giáo sư tại Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản và Đại học Tokyo giải thích: “Các đám mây carbon dạng khí lớn hơn gần gấp năm lần so với cac đam mây khi quanh các ngôi sao trong các thiên hà. Chúng tôi phát hiện ra những đám mây khuếch tán ơ vung ngoai cac thiên ha đang phat triên goi chung la cac khôi ken mây carbon”.
Vây kén carbon được hình thành như thế nào? Giáo sư Rob Ivison, Giám đốc Khoa học tại Đài thiên văn Nam châu Âu cho biết: “Vụ nổ siêu tân tinh ở giai đoạn cuối của sự sống sao đã trục xuất các nguyên tố nặng hình thành trong các ngôi sao.
Các tia năng lượng và bức xạ từ các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà cũng có thể giúp vận chuyển carbon ra ngoài các thiên ha.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huynh Dung
Theo kienthuc.net.vn/Phys
Sự hình thành núi lửa mới được báo trước bởi hàng trăm trận động đất
Các trận động đất được phát hiện bởi các nhà khoa học được cho có liên quan đến sự di chuyển của magma nổi lên từ hồ chứa sâu nhất và lớn nhất ở lớp phủ phía trên.
Những trận động đất được cho có liên quan đến quá trình hình thành núi lửa.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Simone Cesca dẫn đầu đến từ Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất của Đức đã tìm cách ghi lại các quá trình dẫn đến sự hình thành của một ngọn núi lửa dưới nước mới ngoài khơi đảo Mayotte.
Thông tin những phát hiện trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học lưu ý rằng công việc của họ về cơ bản cho thấy cách thức hoạt động của magma ngoài khơi sâu như thế mà không có bất kỳ sự giám sát nào tại chỗ.
Nhóm nghiên cứu đã chú ý khu vực đặc biệt này vào tháng 5 năm 2018 khi khu vực địa chất bình ổn đó đã chứng kiến một loạt các trận động đất.
"Chúng tôi sớm đã nhận ra vào cuối tháng 5 năm 2018 một cơn địa chấn ở một khu vực nơi địa chấn đã ở mức vừa phải trong những năm trước", Newsweek dẫn lời Cesca.
Các trận động đất cho biết rõ ràng có liên quan đến magma chảy lên từ một hồ chứa sâu, hồ chứa magma sâu nhất và lớn nhất ở lớp phủ phía trên cho đến nay", đồng tác giả nghiên cứu Eleonora Rivalta nói.
Và một khi một kênh mở giữa đáy biển và lớp phủ Trái đất hình thành, magma tràn vào để hình thành một ngọn núi lửa ngầm mới.
Theo các phương tiện truyền thông, nhóm nghiên cứu của Cesca, hiện đang tìm cách phát hiện ra các quá trình tương tự, chưa được khám phá có thể đang diễn ra ở các vùng xa xôi của hành tinh chúng ta.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Biện pháp mới để nghiên cứu sự sống ngoài hành tinh Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một kỹ thuật mới nhằm dò tìm khí ôxy trong khí quyển của các hành tinh khác ngoài Trái Đất, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Ngày 19/11/2019, các nhà khoa học đã công bố bản đồ địa chất đầu tiên trên vệ tinh...