Choáng váng: Mì Gấu đỏ hết hạn sử dụng được tặng cho bệnh nhi ung thư
Sáng 6/6, một chiếc xe chở khoảng 100 thùng mì đến tặng các bé đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp (Hà Nội). Bác sĩ, người nhà bệnh nhân ngỡ ngàng khi phát hiện nhiều thùng đã cận date, có thùng hết hạn từ tháng 5.
Chị Hà, có con đang điều trị ung thư ở Khoa ung bướu, Bệnh viện K cơ sở 2 Tam Hiệp kể lại, sáng tầm 9h rưỡi, chị thấy có một ôtô vận chuyển mì đến tặng quà cho các cháu ở khoa.
Khoảng 100 thùng mì được một đại lý mang đến tặng cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp. Ảnh độc giả cung cấp.
Bác sĩ kiểm tra thì thấy có hàng gần hết hạn, chỉ còn khoảng 3-4 ngày nữa. Có 10 thùng hết hạn từ tháng 5; 7 thùng vào ngày 7/6 là hết thời hạn sử dụng; 88 thùng có date rải rác từ ngày 9 đến 18/6. Chỉ có 2 thùng là còn hạn sử dụng đến tháng 8.
“Bệnh viện lập biên bản sự việc, thân nhân một số trẻ khác cùng ký vào. Tôi không rõ là đại lý nào mang đến tặng nhưng tất cả mì mang nhãn hiệu Gấu Đỏ. Phía đại lý cũng đến xin lỗi, cho xe chở hàng về”, chị Hà cho biết thêm.
Bác sĩ của Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp xác nhận sự việc đó. Phía công ty cũng đã xin lỗi vì sơ suất này.
Video đang HOT
Hầu hết đều là hàng cận date, đặc biệt có 5 thùng đã hết hạn từ tháng 5. Ảnh độc giả cung cấp.
Đại diện Công ty Thực phẩm Á Châu, sở hữu nhãn hàng mì Gấu Đỏ cho biết công ty không thực hiện việc tặng hàng từ thiện là mì hết hạn. Sự việc sáng 6/6 tại Bệnh viện K là do một đại lý tại Hà Nội chủ động thực hiện, không thông qua công ty, với mong muốn giúp được phần nào cho các cơ sở mồ côi, bệnh viện… Thông thường, đại lý sẽ thông báo với nơi tiếp nhận về hạn sử dụng còn lại của sản phẩm, nếu nơi tiếp nhận đồng ý thì mới chuyển hàng đến tận nơi để tặng.
Theo đại diện Công ty thực phẩm Á Châu, tại Bệnh viện K sáng 6/6, đại lý đã có sơ suất trong việc bốc xếp hàng hóa có lẫn một số thùng mì gần hết hạn. Tuy nhiên khi dỡ hàng xuống tại bệnh viện thì đại lý đã kịp phát hiện và xin lỗi bệnh viện cùng người nhà bệnh nhân, đồng thời cho mang hàng về.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến với bạn đọc!
Theo GDVN
Kỳ 3: Cuộc "soán ngôi" bằng máu ở phà Mỹ Thuận
Nghĩ lại thời kỳ trộm cắp, Lê Lam tự nhủ "sao mình tàn nhẫn, độc ác quá".
Sau hơn một năm kề vai sát cánh cùng đại ca Sơn Nam tại ga tàu các tỉnh miền Trung, Lê Lam quyết định chuyển vào ga Long Khánh (Đồng Nai). Hắn chọn mảnh đất ngã ba gốc Mít (nay là khu Lò Heo, Long Khánh) làm đại bản doanh. Sau đó, Lê Lam làm mọi cách để vươn lên khẳng định làm ông trùm, cai hơn 300 gái mại dâm. Từ đây hai tiếng "đại ca" trong giới giang hồ dành cho Lê Lam mới được khẳng định đúng nghĩa.
Lê Lam cảm thấy day dứt khi nghĩ về những việc mình làm trong quá khứ
Khẳng định vị thế bằng máu
Vừa bước xuống ga Long Khánh, Lê Lam được mấy đàn em của Sơn Nam ở Đà Nẵng dẫn về lo chỗ ăn ở, nghỉ ngơi. Sau khi nghe đàn em báo cáo tình hình, Lê Lam bắt tay ngay vào công việc. Hắn lên kế hoạch chặn các chuyến hàng trốn thuế do các tiểu thương vận chuyển dọc bến xe Long Khánh để kiếm tiền.
Để ăn "tay trên", Lê Lam bố trí đàn em của mình ở các tuyến vận chuyển hàng lậu. Một tốp vờ ngồi không trên xe để các tiểu thương đến nhờ vận chuyển, số còn lại đến các địa điểm hẹn trước chờ sẵn. Khi xe chạy đến điểm này, tốp trên xe sẽ khuân hàng vứt xuống cho tốp dưới đón.
Trong một thời gian dài, nhiều hàng hóa như bột đậu xanh (loại hàng có giá trị lớn những năm 1980) và các mặt hàng giá trị khác bị băng của Lê Lam "khoắng" sạch. Mỗi khi băng của hắn lên xe, những chủ xe vận chuyển chạy tuyến ga Long Khánh đều khiếp vía.
Nếu chủ xe làm điều gì "không vừa ý", Lê Lam và đồng bọn có thể cho "nếm trái đắng" như: Đánh đập tài xế, đâm thủng lốp xe, đập bể kính...Vì thế, dù biết rõ các vụ "đạo chích" do băng nhóm Lê Lam thực hiện, nhưng họ đành phải im hơi, lặng tiếng.
Tuy nhiên, sau một thời gian rảnh tay hoạt động, Lê Lam thấy sức mình không nên làm những việc tủn mủn và nhỏ nhặt nữa nên có ý định chuyển "nghề". Được biết, thời điểm đó, ngã ba Long Khánh là một tụ điểm gái mại dâm và tệ nạn xã hội nổi tiếng. Nếu có thể bao thầu chiếm được thì đây sẽ là một nguồn lợi khổng lồ.
Tuy nhiên, mảnh đất đó đã có hai đại ca bản xứ "cắm dùi". Đó được coi là hai cái gai trong mắt mà Lê Lam buộc phải nhổ. Y nghĩ, nếu đàm phán mà "đối tác" không chấp nhận nhượng lại thì phải chém, giết, miễn sao cướp bằng được miếng mồi ngon.
Ngay sau đó, Lê Lam quyết định rời ga Long Khánh và điện cho Cao Ân, một đại ca máu mặt đã kết nghĩa với hắn ở trại giáo dưỡng đến "tư vấn". Cao Ân là một gã máu lạnh, sẵn sàng "chơi" tới bến và đang bảo kê ở Ga Sài Gòn. Gặp Lê Lam, Cao Ân nói: "Đây là "mỏ vàng", nếu anh bao được, em ở Sài Gòn sẽ lên hỗ trợ". Nghe vậy, Lê Lam gật đầu đồng ý ngay.
Cả hai sắp xếp cuộc hẹn với hai đại ca bản xứ. Trong cuộc thương lượng, lúc đầu Lê Lam nhỏ nhẹ "xuống nước" rằng: "Nể tình có Cao Ân ở đây, chúng bay nên chấp nhận nhượng lại khu này cho chúng tao quản lý". Nhưng phía đối tác kiên quyết không đồng ý. Nghĩ "rượu mời không uống lại thích uống rượu phạt", Lê Lam phật ý nổi khùng đập bàn. Ngồi bên cạnh, Cao Ân lạnh lùng rút dao đâm một nhát vào bụng đối phương. Hai vị đại ca bản xứ máu me be bét ôm bụng bỏ chạy. Cuộc "chuyển giao" lãnh địa thành công trong chớp nhoáng. Từ đó, Lê Lam trở thành ông trùm, bảo kê hơn 300 gái mại dâm.
Khi đứng trên 300 "đầu gái", mọi việc đều trở nên trôi chảy. Nguồn thu chính của Lê Lam là việc chăn dắt gái mại dâm và hoa hồng từ cung cấp ma túy. Với tỉ lệ ăn chia gái 50 - 50 với gái mại dâm, Lê Lam đã đút túi vô số tiền. Gái mại dâm nào muốn vào nhập địa bàn của hắn buộc phải nộp tiền. Hơn nữa, trong quá trình làm nếu không chia tiền bảo kê thì lập tức bị đàn em Lê Lam đánh đập và trục suất.
Một thời khu vực Ngã ba Long Khánh ngập tràn nạn mại dâm, hút hít, đánh nhau, cướp của... Cho đến giờ ngồi nhớ lại, Lê Lam vẫn thẳng thắn ân hận: "Sao hồi đó tàn nhẫn, vô lương tâm quá".
Theo NDT
Phẫn nộ với cách bạo hành trẻ em Nhẹ thì chửi mắng, xúc phạm, nặng thì thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương xót với con. Chuyện bạo hành trẻ em hiện nay diễn ra không chỉ ở những vùng sâu, vùng xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí còn thấp mà ngay cả những khu vực thành phố lớn, các đô thị được xem là...