Choáng váng loài ngựa siêu đẹp, đắt ngang chục căn biệt thự “khủng”
Ngựa Đại Uyển cực kỳ thông minh, người ta không thể bắt được, chỉ có thể dụ cho lai giống để nuôi ngựa con mà dùng. Loài ngựa con ấy được người Trung Quốc gọi là ‘thiên mã tử’ tức con của ngựa trời.
Ngựa Đại Uyển hay ngựa Fergana được mệnh danh là loài ngựa đến từ thiên giới, cũng là loài ngựa đắt nhất thế giới, giá trị so với vài căn siêu biệt thự còn nhỉnh hơn. Lý do là bởi chúng quá đẹp, sức khỏe tuyệt vời lại quá quý hiếm.
Theo tìm hiểu, có truyền thuyết ghi lại rằng, ngựa Đại Uyển sống trên các đỉnh núi cao cheo leo, quanh năm phủ mây trắng bồng bềnh, vì thế còn được gọi là Thiên Mã (ngựa trời).
Ngựa Đại Uyển cực kỳ thông minh, người ta không thể bắt được, chỉ có thể dụ cho lai giống để nuôi ngựa con mà dùng. Loài ngựa con ấy được người Trung Quốc gọi là “thiên mã tử” tức con của ngựa trời.
Giống ngựa này mồ hôi đỏ như máu, dai sức và khỏe tuyệt trần, ngày đi ngàn dặm vẫn không hề mỏi mệt. Vì thế, chúng còn có cái tên là “hãn huyết bảo mã”, “hãn huyết thần câu”.
Video đang HOT
Tương truyền, Hán Vũ Đế đã từng tiến hành chiến tranh hai lần chỉ vì giống ngựa trời Đại Uyển này.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung cũng có nhắc đến, Quách Tĩnh tặng ngựa Đại Uyển cho Hoàng Dung, tính ra giá trị còn vượt xa siêu xe thể thao bây giờ.
Được biết, ngựa Đại Uyển có nguồn gốc chính là ngựa Akhal-Teke, là một giống ngựa có nguồn gốc từ Turkmenistan. Đây là một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất.
Akhal-Teke thuộc giống ngựa thuần chủng nhất thế giới, loài ngựa này có tốc độ phi mã cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai.
Một số nhà khoa học tin rằng, chất đỏ chảy ra như mồ hôi của ngựa Đại Uyển có thể là do giun tròn ký sinh Parafilaria Multipapillosa gây ra. Loài giun tròn này ảnh hưởng đến những con ngựa, gây ra các nốt xuất huyết dưới da ở vùng đầu và các chi. Tuy vậy, cũng có nhiều chuyên gia phản đối giả thuyết này.
Ngoài dòng mồ hôi đỏ như máu, tổng thể ngựa Đại Uyển cực kỳ đẹp, đường nét thanh lịch, toàn thân phát ra ánh sáng óng ánh vô cùng thu hút.
Dưới ánh mặt trời, ngựa Đại Uyển hệt như một sinh vật thần thoại.Theo thống kê không chính thức, hiện tại, chỉ có khoảng 1.250 con ngựa trời Đại Uyển thuần chủng trên thế giới, vô cùng quý giá.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/CNT
Bí ẩn quanh bộ hài cốt mà phát xít Đức săn tìm
Trong nhiều thập niên, các nhà khảo cổ học đã cố gắng tìm hiểu về bộ hài cốt có từ thế kỷ thứ 10 phát hiện tại một lâu đài ở CH Séc - vốn trở thành mục tiêu để phát xít Đức tạo ý thức hệ.
Bức ảnh chụp bộ hài cốt khi được khai quật năm 1928. Ảnh: BBC
Bộ hài cốt này là của một người đàn ông, nằm với phần đầu nghiêng về phía bên trái. Dưới khuỷu tay có một tấm thép đánh lấy lửa - loại vật dụng biểu trưng cho địa vị thời xưa. Dưới bàn chân bộ hài cốt là chiếc xô gỗ nhỏ - giống với loại được người Viking sử dụng - và một sống rìu bằng kim loại.
Tay phải của người đã khuất đặt trên một thanh gươm kim loại, trong khi tay trái là một cặp dao. Thanh gươm của chiến binh mới là thứ gây chú ý, dài chưa đầy 1 mét nhưng toát lên sức mạnh và vẻ đẹp bất chấp thời gian 10 thế kỷ.
Ông Jan Frolik tại Viện Hàn lâm Séc đánh giá: "Thanh gươm có chất lượng tốt và có thể được sản xuất ở Tây Âu". Loại gươm này cũng được người Viking tại Bắc Âu, Anh và Trung Âu sử dụng. Ông Jan Frolik nói: "Hầu hết vũ khí của người đàn ông này thuộc về Viking hoặc ít nhất cũng giống Viking. Tuy nhiên, quốc tịch của ông ấy vẫn là một ẩn số".
Đây cũng chính là băn khoăn của các nhà sử học kể từ khi bộ hài cốt chiến binh này được phát hiện tại lâu đài Prague năm 1928.
Khi phát xít Đức đưa quân đến Prague năm 1939, chúng đã nhanh chóng coi người Viking là "những người thuần chủng" giống người Đức thượng đẳng. Theo phát xít Đức, Viking là Bắc Âu do vậy cũng mang yếu tố Đức.
Đối với phát xít Đức, bộ hài cốt tại lâu đài Prague với nguồn gốc Viking sẽ trở thành công cụ tuyên truyền tư tưởng của chúng, theo đó cho rằng việc đưa quân đến nơi này đơn giản là tái chiếm lại vùng đất "thuộc chủ quyền của người Đức".
Phát xít Đức đã đe dọa đưa người phụ trách cuộc khảo quật tại lâu đài Prague năm 1928 - nhà khảo cổ học Ukraine Ivan Borkovsky đến trại tập trung. Chúng còn ép ông phải phục vụ cho lĩnh vực khoa học của phát xít Đức. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ông cũng bị chỉnh sửa.
Hơn 70 năm sau, các nhà sử học đã có được thông tin đầy đủ hơn về bộ hài cốt tại lâu đài Prague. Ông Jan Frolik nói: "Chúng tôi chắc chắn rằng ông ấy không sinh ra tại Séc". Dựa trên phân tích đồng vị phóng xạ răng của hài cốt này, các nhà khoa học cho rằng người đàn ông này đã lớn lên tại Bắc Âu, có thể là bờ Nam của Biển Baltic hoặc Đan Mạch.
Việc người đàn ông này sinh tại Baltic không đồng nghĩa với việc ông ta là người Viking. Ông được cho là đã tử vong khi 50 tuổi và đến Prague ở độ tuổi thanh niên. Việc được chôn cất ở trung tâm lâu đài Prague cho thấy ông là nhân vật có địa vị cao trong xã hội thời điểm đó.
Hà Linh
Theo Báo Tin tức
Phòng bệnh lây truyền qua thực phẩm ô nhiễm Bệnh truyền qua thực phẩm, trong đó nhiễm ký sinh trùng liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống như: tiết canh, gỏi sống, các loại đồ ăn/thức uống chưa đun sôi, nấu kỹ. Nhiều hội chứng bệnh do ký sinh trùng Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng là nhóm...