“Choáng váng” khi dọn tủ áo quần đổi mùa mà bỏ đi đến 5 bao tải, cô gái quyết tâm thực hiện điều này để 2 năm sau tổng kết lại tiết kiệm được nửa tỷ đồng
Dọn tủ, tôi bỏ liền một lúc 5 bao tải váy áo, có những cái chưa mặc lần nào. Phát hoảng với cách mua sắm hoang phí, tôi quyết tâm cai nghiện mua sắm. Sau 2 năm tôi tiết kiệm được 0,5 tỷ.
Tôi lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội được khoảng 9 năm nay. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng được khoảng 35 – 40 triệu đồng. Số tiền này là chưa tính tiền thưởng lễ Tết. So với những cặp vợ chồng trẻ khác, dù mức thu nhập đó chưa cao nhưng cũng không phải là quá thấp.
May mắn vợ chồng tôi không phải lo chuyện nhà cửa. Hai vợ chồng chỉ phải trả nợ khoảng 300 triệu đồng mà bố mẹ vay để mua cho căn 2 tầng trong ngõ hẻm sau khi cưới. Đối với chúng tôi, đây cũng được coi là khá nhẹ nhàng.
Trả hết nợ, cặp vợ chồng tiêu pha không kiểm soát
Hai năm đầu chưa có con, cả hai vợ chồng chi tiêu rất hợp lý nên khoản nợ 300 triệu đồng được trả hết. Bắt đầu từ năm thứ 3, gánh nặng trả nợ không còn đè nặng trên vai khiến hai vợ chồng tôi tiêu pha thoáng hơn nhiều. Lúc này vợ chồng tôi cũng đã có con.
Ảnh minh họa.
Tiền lương được chuyển thẳng vào tài khoản nên tôi có thói quen mua gì cũng sẽ quẹt thẻ, chuyển khoản online. Đặc biệt là chuyện mua sắm quần áo, giày dép các kiểu. Nếu nhìn thấy món đồ nào ưng ý tôi sẽ mua luôn mà không cần đắn đo quá nhiều so với thời gian hai năm đầu mới cưới.
Có những hôm đi làm nhưng phải tới 4 lần ra cổng công ty để lấy đồ các cửa hàng vận chuyển tới. Có hôm sáng đi làm trong ví có 2 triệu mà chiều về không còn đồng nào vì trả tiền mua sắm online trong ngày.
Những món đồ quần áo tôi mua cho bản thân và gia đình không phải là hàng hiệu, có cái chỉ 200 – 400.000 đồng, có cái hơn triệu đồng. Mức giá bình dân khiến tôi luôn tặc lưỡi, giá cả phải chăng không quá đắt nên mua được.
Mải mua sắm trong vài năm liền, một hôm rảnh rỗi tôi ngồi dọn dẹp 3 chiếc tủ quần áo để bỏ bớt những cái mình không mặc đến. Một ngày dài ngồi phân loại, sắp xếp cái nào mặc được, không mặc được, cái nào mang cho, cái nào bỏ đi để tủ ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Kết quả là số quần áo, váy vóc mà tôi mang đi cho hoặc bỏ đi đủ để chật cứng trong 5 bao tải. Trong đó, những món đồ tôi chỉ mới mua về còn chưa mặc một lần nào, còn nguyên mác, nhiều cái tôi cũng chỉ mới mặc được một vài lần.
Ảnh minh họa.
Lúc đó, tôi mới ngớ người. Hóa ra thời gian lâu nay tôi mua sắm thực sự quá hoang phí. Bởi trong số đống quần áo được tôi mua về, số đồ mặc được đi làm hàng ngày không quá nhiều. Tôi cũng chỉ loanh quanh mặc vài ba bộ, váy vóc đi chơi cũng toàn treo tủ chẳng mấy khi mặc đến.
Video đang HOT
Trong khi đó, gia đình tôi ăn uống cũng khá đơn giản, không cầu kỳ mấy. Nhưng vì quen mua sắm hoang phí nên tiền lương tháng nào cũng hết nhẵn tháng đó. Trong 3 năm sau khi trả hết nợ, hai vợ chồng tôi không tiết kiệm được gì. Vỏn vẹn chỉ mua được một chiếc xe tay ga gần 100 triệu đồng và sửa nhà hết 120 triệu đồng nữa.
Quyết định thay đổi và số tiền tiết kiệm đến chính chủ cũng bất ngờ
Sau khi bỏ đi 5 bao tải quần áo váy vóc các loại, tôi thầm quyết định thay đổi, bắt đầu cai nghiện mua sắm. Ban đầu, nhìn ngắm những bộ quần áo đẹp trên mạng mà không mua tôi cũng cảm thấy khó chịu. Tôi tặc lưỡi chẳng mấy khi thấy bộ đồ đẹp như này, giá thì rẻ hay cứ mua nhỉ?
Nhưng ngay lập tức tôi tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Nó có cần thiết không? Mình đã thiếu quần áo đến mức phải mua chưa? Nó có đẹp xuất sắc đến mức phải mua không? Mua về mặc được mấy lần, có mặc đi làm thường xuyên không hay chỉ đi chơi mới mặc đến?…
Ảnh minh họa.
Tự đặt câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó đồng nghĩa là tôi quyết định không mua nữa vì thấy thật sự chưa cần thiết. Cứ thế, quần áo tôi mua ngày một ít đi. Thay vì tuần mua vài lần thì trong hai năm qua, tháng tôi chỉ mua 1-2 lần, thậm chí có tháng tôi không mua cái nào. Ngay cả quần áo của con, tôi chỉ mua khi cần thiết chứ không còn mua chỉ vì thích và theo sở thích.
Không chỉ quần áo, việc chi tiêu các khoản khác từ ăn uống – đi chơi cuối tuần, ăn nhà hàng dịp lễ tết, đi du lịch hàng năm… cho đến việc mua sắm các thiết bị trong nhà từ nội thất đồ điện tự hay thay mới điện thoại… đều được tôi siết chặt tối đa theo cách trên.
2 năm sau lần bỏ 5 bao tải quần áo đó tôi đã quen với phong cách siết chặt chi tiêu. Cùng với việc không phải chi những khoản lớn như trả nợ, mua xe, sửa nhà nữa… trong khi đó các khoản làm thêm, thưởng đột xuất theo dự án cũng tăng lên đáng kể, đến nay vợ chồng tôi tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chuyện chi tiêu sinh hoạt vẫn duy trì như trước, quần áo thì chỉ mua đủ mặc nên tủ đồ luôn cũng gọn gàng, không còn chất đống nữa.
Tôi đang tính sẽ trích 300 triệu ra mua một chiếc ô tô cũ để đi lại, số còn lại gửi tiết kiệm. Bởi thu nhập của vợ chồng tôi sau khi trừ chi phí sinh hoạt (khoảng 15 triệu đồng) vẫn dư từ 20-25 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ nuôi ô tô mà vẫn có một khoản tiết kiệm hàng tháng.
5 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng dễ dàng "đút lợn" vài triệu/tháng
Dưới đây là những mẹo tiết kiệm đơn giản giúp người làm văn phòng có thể chi tiêu hợp lý hơn, "đút lợn" vài triệu mỗi tháng.
Được đánh giá là nhóm đối tượng có mức thu nhập khá và ổn định song thực tế không ít dân văn phòng vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng mới nửa tháng đã mòn mỏi chờ lương. Dưới đây là những mẹo tiết kiệm đơn giản giúp người làm văn phòng có thể chi tiêu hợp lý hơn.
1. Thiết lập ngân sách
Bạn có thể tham khảo nhiều công thức phân bổ thu nhập khác nhau như 50/30/20 hay 6 chiếc lọ...
Thiết lập ngân sách là bước đầu tiên và cần thiết để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm dù bạn làm việc trong ngành nghề gì.
Bạn cần thống kê thu nhập của mình hàng tháng và tạo ngân sách cho từng nhu cầu của bản thân như: thuê nhà, tiền ăn, giải trí, mua sắm, giáo dục... Nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng thu nhập không thấp nhưng giữa tháng đã phải ngóng lương tháng sau. Họ không biết mình đã chi tiền cho những khoản gì, chi tiêu không có kế hoạch, không lập ngân sách.
Một điều cần nhớ khi lập ngân sách là đừng ép mình vào một chế độ quá hà khắc. Việc tiết kiệm như vậy chỉ khiến bạn nhanh chóng bỏ cuộc và thất bại trong việc tiết kiệm mà thôi. Bạn có thể tham khảo nhiều công thức phân bổ thu nhập khác nhau như 50/30/20 hay 6 chiếc lọ... và đừng quên bắt đầu từ tối thiểu tiết kiệm 10% thu nhập hàng tháng.
2. Biến tiết kiệm thành thói quen, tăng dần con số
Việc tăng dần tiết kiệm theo từng bước sẽ giúp bạn dễ thích nghi với cuộc sống mới khi mức chi tiêu giảm xuống.
Khi lên cho mình một mục tiêu cụ thể như mua nhà vào năm 35 tuổi... sẽ giúp bạn có động lực hơn để bắt đầu tiết kiệm.
Ban đầu, bạn có thể khởi động với con số 10% thu nhập hàng tháng gửi tiết kiệm và đảm bảo không được động đến khoản tiền này. Đừng nghĩ rằng khoản tiền đó quá nhỏ và chẳng đáng là bao so với mục đích của bạn. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi ta bắt đầu từ những bước cơ bản nhất.
Sau khi đã dần quen với việc tiết kiệm, hãy nâng dần mức tiết kiệm lên 20% và sau đó là 25%, 30% thu nhập... Việc tăng dần theo từng bước sẽ giúp bạn dễ thích nghi với cuộc sống mới với mức chi tiêu giảm xuống.
Ví dụ: Bạn là nhân viên văn phòng với mức lương 10 triệu/tháng. 6 tháng đầu trong kế hoạch tiết kiệm, bạn có thể làm quen với mức tiết kiệm 1 triệu/tháng (tương đương 10% thu nhập) rồi sau đó tăng lên mức 2 triệu/tháng (tương đương 20% thu nhập) vào 6 tháng sau.
Sau 1 năm tiết kiệm, bạn đã tiết kiệm được 18 triệu đồng, một con số không nhỏ mà quan trọng là cuộc sống không ảnh hưởng nhiều.
3. Cắt giảm chi phí đồ uống
Nếu thống kê theo tháng, năm, số tiền bạn chi cho các loại đồ uống là không hề nhỏ.
Khởi động ngày mới bằng một cốc cà phê, một cốc trà chanh sau bữa trưa hay cốc trà sữa vào bữa xế chiều... là điều khá phổ biến với dân văn phòng. Bạn có thể nghĩ rằng mỗi đồ uống có giá trung bình 30.000 đồng, không đáng bao so với thu nhập của mình song sự thật là khi cộng dồn vào theo tháng, theo năm, con số đó không hề nhỏ chút nào.
Bên cạnh việc hao tổn túi tiền, thói quen uống các đồ uống như trà sữa, cà phê, trà chanh còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn do lượng đường cao có trong đồ uống. Nếu có thói quen uống các loại đồ uống đó, bạn có thể chuẩn bị đồ uống cho mình từ nhà để tiết kiệm hơn và kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể.
Ví dụ: Mỗi ngày bạn cắt đi một cốc trà sữa hay cà phê, đồ uống bất kỳ khác có giá bình dân khoảng 30.000 đồng, 1 tháng bạn có thể dễ dàng tiết kiệm được 900.000 đồng.
4. Mang cơm trưa đi làm
Tự chuẩn bị đồ ăn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể.
Tiền ăn trưa chiếm phần không nhỏ trong các khoản chi tiêu của dân văn phòng. Những bữa ăn ngoài không chỉ gây tốn kém mà còn khiến bạn không thể kiểm soát được độ an toàn của nguyên liệu đầu vào cũng như lượng dầu mỡ, đường trong thức ăn. Tự chuẩn bị đồ ăn còn giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày, giữ vóc dáng cân đối.
Việc chuẩn bị cơm trưa đi làm không phức tạp như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ cần tìm kiếm trên google, bạn sẽ thấy hiện ra các kết quả hộp cơm đi làm đơn giản cho dân văn phòng. Một mẹo nhỏ là mua hộp cơm và các thiết bị nhà bếp đẹp, hữu ích sẽ giúp bạn có động lực hơn.
Nếu bạn có lịch làm việc căng thẳng và thường phải ăn bữa xế, bạn có thể chuẩn bị các loại thực phẩm lành mạnh vừa tiết kiệm, vừa tốt cho sức khỏe như các loại hạt và trái cây sấy...
5. Kết hợp các loại trang phục
Chỉ với một chiếc áo sơ mi, cô nàng này đã có thể biến hóa, kết hợp với 10 kiểu trang phục khác nhau.
Thông thường các nhân viên công sở, đặc biệt là phái nữ tốn không ít tiền vào việc mua sắm. Đặc thù công việc của nhiều người là cần gặp gỡ khách hàng, giao tiếp nên luôn cần xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, lịch sự.
Bí quyết để bạn có thể tiết kiệm khoản tiền này chính là học cách kết hợp linh hoạt các loại trang phục. Thời trang là không giới hạn, bạn có thể tạo nên nhiều bộ trang phục mới bằng cách kết hợp những chiếc áo hay chân váy mà mình đã có sẵn.
Bên cạnh đó, mỗi khi đi mua sắm, bạn cần có kế hoạch, đặt ra trước thứ mình muốn mua thay vì đi shopping "bừa". Bạn nên ưu tiên mua các trang phục đơn giản, có màu sắc trung tính để dễ kết hợp, tránh mua về một chiếc áo mà không có quần hay váy nào ở nhà có thể phối mặc cùng. Với những trang phục ít khi mặc đến lại có giá thành cao như váy dạ tiệc, bạn có thể cân nhắc đến việc đi thuê hoặc mượn người thân, bạn bè.
Chưa tới 40 tuổi, cặp vợ chồng này đã tìm ra bí quyết tiết kiệm giúp có đủ tiền tiêu tới hết đời "Chúng tôi gửi ngân hàng toàn bộ thu nhập của vợ và chỉ tiêu một nửa lương của tôi", người chồng này chia sẻ. Anh Steve Adcock vốn không phải người tiết kiệm. Suốt những năm tuổi 20 và đầu tuổi 30, anh cũng có cách chi tiêu giống như nhiều người khác. Steve Adcock thích mua xe hơi xịn, nhà to và...