Choáng váng khi biết bộ mặt đê tiện của chồng
Nhà có hai chị em, tôi hiền lành, nhút nhát còn nó lại đáo để và bạo dạn. Với nó mọi việc đều đơn giản, rõ ràng, mạch lạc và dứt khoát đến lạnh lùng.
ảnh minh họa
Học xong lớp 12, tôi đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm. Hai năm sau nó cũng tốt nghiệp cấp III, nhưng không học tiếp mà lại đăng ký học nghề để đi xuất khẩu lao động. Bố can, mẹ khóc lóc lo nó còn quá trẻ để xa nhà, nhưng nó một mực dứt khoát ra đi. Tiễn em ra sân bay, nó bảo tôi “chị ở nhà chăm sóc bố mẹ, khi nào có nhiều tiền, em sẽ về”.
Thấm thoát nó đi đã được ba năm, thỉnh thoảng nó gọi điện về nhà và gửi biếu bố mẹ ít tiền nhưng không thấy nó nói gì đến chuyện về thăm gia đình. Có hỏi nó về chuyện bạn bè, yêu đương, nó chỉ cười rồi bảo khi nào chắc chắn cưới, nó sẽ đưa về nhà ra mắt gia đình.
Tôi ra trường và đi dạy ở một trường cấp II ngay gần nhà. Rồi tôi có người yêu, anh là người tỉnh khác đến mua nhà ở thành phố tôi sống. Anh kể anh ra nước ngoài học nhưng vì nhà neo người quá, bố mẹ lại già yếu nên anh đành về nước để chăm sóc bố mẹ. Anh mở một cửa hàng bán đồ điện tử ngay gần trường tôi và chúng tôi tính đến chuyện “góp gạo thổi cơm chung” khi bố mẹ hai bên đều ủng hộ mối quan hệ này.
Sau sáu tháng yêu nhau, chúng tôi quyết định cưới. Báo tin cho em gái, nó hẹn sẽ thu xếp về dự đám cưới chị. Cách ngày cưới gần một tháng, cô bạn thân của nó về phép, chuyển cho tôi ít tiền nó mừng đám cưới và kể em tôi yêu một người đàn ông cùng làm ở bên đó. Thế nhưng anh ta đã lừa cả tình và tiền của em tôi khi ôm toàn bộ số vốn hai người hùn hạp để làm ăn chung và trốn biệt tích. Gần một năm qua, em tôi đã tìm kiếm anh ta nhưng hoàn toàn vô vọng. Buồn và thương em, tôi chỉ biết điện thoại an ủi nó và giấu nhẹm chuyện này với gia đình bởi sợ bố mẹ lo lắng.
Video đang HOT
Rồi ngày cưới tôi cũng đến, em tôi báo sẽ về trước một ngày nhưng do trễ chuyến bay, nó bảo sẽ chỉ kịp có mặt lúc đón dâu. Đúng lúc MC giới thiệu gia đình hai bên lên sân khấu để chào quan khách, em tôi bước vào hôn trường và vội vã bước lên sân khấu cùng bố mẹ tôi.
Vừa chạm mặt em gái tôi, ly rượu vang trên tay chồng tôi rơi xuống đất, vỡ tan. Còn em tôi, mặt trắng nhợt, gắng gượng đứng chào khách thêm vài phút rồi ra xe về nhà. Tiệc cưới xong xuôi, tôi không hề có tâm trạng của cô dâu mới cưới mà đầy lo lắng, vội vã kéo chồng về nhà để gặp em gái. Phòng em tôi trống trơn, duy nhất trên giường nó, một lá thư dán kín đề tên tôi. Run rẩy bóc thư, dòng chữ em tôi viết khiến tôi muốn ngã quỵ “Chị hai, chồng chị chính là thằng đàn ông khốn nạn đã lừa cả tình lẫn tiền của em đấy. Em đi đây, tùy chị hai quyết định mọi việc nhưng đừng nói gì kẻo ba mẹ buồn”.
Tôi úp mặt vào lòng bàn tay, khóc lặng. Sao chị em tôi lại bất hạnh đến vậy?
Theo VNE
Obama cần làm gì để bảo vệ "Trục châu Á"?
Để chuyến công du châu Á bắt đầu từ hôm nay (23/4) có kết quả, Tổng thống Mỹ nên tập trung vào hai vấn đề TPP và bảo vệ hiện trạng khu vực.
Theo tác giả Harry Kazianis trên tờ Diplomat, trong chuyến công du châu Á lần này, nhiệm vụ của ông Obama là đảm bảo các đồng minh của Mỹ rằng Washington thực sự sẽ theo đuổi chiến lược "Trục chân Á" hay "tái cân bằng" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống Barack Obama bắt đầu chuyến công du từ ngày hôm nay (23/4).
Theo Kazianis, sử dụng từ "trục" là chiến lược "marketing" rất thông minh của chính quyền Obama vì từ này khiến người nghe kì vọng rất cao. Tuy nhiên, trong khi lịch sử sẽ là người phát xét cuối cùng kết quả của các chiến lược ngoại giao, rõ ràng trước việc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, sẽ là không ngoa nếu cho rằng Mỹ có lợi ích lớn nếu đưa châu Á trở thành tâm điểm trong chính sách ngoại giao của mình.
Mặc dù Tổng thống Obama có một số cách để thúc đẩy một chính sách ngoại giao tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông không còn nhiều thời gian (nhiệm kỳ của ông Obama kết thúc vào năm 2016) và ông phải xây dựng một chương trình nghị sự hết sức cẩn thận.
Thảo luận về TPP
Việc thuyết phục các đồng minh của Washington trong khu vực rằng Mỹ chắc chắn sẽ theo đuổi chiến lược "Trục châu Á" và chiến lược này sẽ không bị các điểm nóng khác trên thế giới dù là Ukraine, Syria hay nơi nào khác làm ảnh hưởng. Ông Obama có nhiều sự lựa chọn để đảm bảo với các đồng minh và củng cố chiến lược này.
Mặc dù rõ ràng là các vấn đề an ninh đóng vai trò quan trọng, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp ông Obama đạt được kết quả về ngoại giao tạo cơ sở chắc chắn cho việc thực hiện chiến lược "Trục châu Á". Mặc dù con đường phía trước còn nhiều chông gai, có lẽ không điều gì giúp thể hiện rằng Mỹ thực sự hướng tới "Trục châu Á" tốt hơn việc thương lượng và kí kết TPP.
Trong khi TPP chắc chắn sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, Hiệp định này giúp kết nối nhiều nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất châu Á vào một "sân chơi" chung về kinh tế. Điều rất quan trọng hơn cả là các quốc gia cùng nhau chia sẻ "vận mệnh" kinh tế, do đó TPP nên là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Obama.
Theo ông Kazianis, Tổng thống Mỹ nên thảo luận về TPP, tại sao hiệp định này quan trọng đến vậy và tại sao nước Mỹ đầu tư lớn vào việc xây dựng hiệp định này.
Khẳng định rõ ràng rằng Mỹ sẽ bảo vệ hiện trạng của khu vực
Trong những năm gần đây, Trung Quốc có những hành động quyết liệt để khẳng định cái gọi là "Đường 9 đoạn" trên Biển Đông như chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, tăng cường hiện diện tại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) và tranh chấp chủ quyền Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tại các khu vực này và một số khu vực khác, rõ ràng Bắc Kinh đã thách thức trật tự hiện hữu ở châu Á.
Tổng thống Obama cần phải khẳng định rõ ràng và kiên quyết rằng Washington có lợi ích bất di bất dịch trong việc duy trì trật tự hiện hữu và sẽ bảo vệ hiện trạng ở khu vực.
Khi đến thăm Nhật Bản hay Philippines, mặc dù không nên đề cập cụ thể tới bất kỳ quốc gia nào, ông Obama nên tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ không cho phép bất kỳ cường quốc nào dần thay đổi hiện trạng. Ông nên cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi trật tự hiện nay ở châu Á sẽ bị Washington cản trở quyết liệt.
Việc người đứng đầu nước Mỹ ra tín hiệu tới Bắc Kinh rằng Washington rất coi trọng việc duy trì trật tự hiện hữu xét về đường biên giới quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế và các khu vực quốc tế có thể sẽ có tác dụng mạnh mẽ. Kazianis cho rằng chuyến công du này là cơ hội để Tổng thống Obama thể hiện vị thế lãnh đạo của Mỹ và ông nên nắm bắt cơ hội đó.
Theo Infonet
Ukraina: Nguy cơ ly khai ngày một rõ ràng Khi tình hình ở thủ đô Kiev vừa lắng xuống, bạo lực giữa những người ủng hộ Nga với phe theo chính quyền mới lại bùng phát tại bán đảo tự trị Crimea, phía nam Ukraina. Ngày 27.2, một số tay súng đã chiếm tòa nhà chính phủ và nhà quốc hội ở Simferopol, thủ phủ Crimea. Biểu tình bên ngoài tòa nhà...