“Choáng” trước cụm thiên hà khổng lồ cách xa 10 tỷ năm ánh sáng
Một nhà thiên văn học của Đại học Sussex đã phát hiện ra cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay cách Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, nó cũng có khả năng hình thành từ thời kỳ đầu tiên của vũ trụ.
Cụ thể, Tiến sĩ Romer- người dẫn đầu công trình này cùng nhà vật lý thiên văn Sussex, giáo sư Andrew Liddle và các đồng nghiệp tại các tổ chức thiên văn khác của Anh và Mỹ đã sử dụng Kính thiên văn WM Kech để tìm kiếm các cụm sao ở xa xôi trong vũ trụ.
Bất ngờ, trong quá trình thăm dò, thiết bị đã tìm thấy một cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay, cách Trái đất tận 10 tỷ năm ánh sáng.
Nguồn ảnh: Inverse
“Điều ngạc nhiên ở đây là các thiên hà trong cụm thiên hà này được xây dựng từ những ngôi sao cũ; bởi người ta luôn mong đợi rằng một cụm thiên hà xa xôi như vậy sẽ chứa đầy những ngôi sao mới, trẻ hơn nhưng điều này thì ngược lại”, tiến sĩ Romer nói . “Các cụm thiên hà đặc biệt như thế này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà hình thành trong vũ trụ sơ khai”.
Cụm thiên hà này có tên là XMMXCS 2215-1734, nó có khối lượng lớn đáng kinh ngạc, nặng gấp khoảng 500 nghìn tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Hầu hết khối lượng là “vật chất tối”, một dạng vật chất bí ẩn thống trị khối lượng của tất cả các thiên hà và cụm thiên hà trong vũ trụ, nhưng không thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng.
Được biết, nhóm sẽ nghiên cứu XMMXCS 2215-1734 một cách chi tiết hơn nữa với tất cả các công cụ có sẵn.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: youtube
Huỳnh Dũng
Bí ẩn vũ trụ: Cây cầu mây chứa rượu dài hàng trăm tỷ km
Các nhà thiên văn đặt tại Đài quan sát Jodrell Bank đã phát hiện ra một cây cầu mây khổng lồ chứa nhiều chất methyl alcohol (chất rượu), kéo dài khoảng 463 tỷ km.
Các quan sát mới được thực hiện với kính viễn vọng vô tuyến MERLIN của Vương quốc Anh. Nhóm chuyên gia đã nghiên cứu một khu vực gọi là W3 (OH)- một khu vực trong thiên hà Milky Way, nơi các ngôi sao đang được hình thành do sự sụp đổ lực hấp dẫn của một đám mây khí và bụi.
Các quan sát mới cho thấy các sợi khí khổng lồ phát ra dưới dạng 'masers' (các phân tử trong không khí đang khuếch đại và phát ra các chùm bức xạ vi sóng theo cách tương tự như tia laser phát ra các chùm ánh sáng).
Các sợi của khí kết hợp lại tạo thành cây cầu mây khí khổng lồ W3 (OH), kéo dài khoảng 463 tỷ km, bọc quanh vườn ươm sao chứa đầy các ngôi sao trẻ.
Nguồn ảnh: Scientific American
Đài quan sát đã thăm dò cây cầu mây vùng hình thành sao W3 (OH) theo 3 chiều và cũng đo các tính chất vật lý của khí như nhiệt độ, áp suất và cường độ và hướng của từ trường. Thông tin này rất quan trọng khi kiểm tra các lý thuyết về cách các ngôi sao được sinh ra từ khí nguyên thủy trong các vườn ươm sao.
Tiến sĩ Harvey-Smith cho biết, chất methyl alcohol phát xạ ở nhiều bước sóng khác nhau trong cấu trúc, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về nguồn gốc chất methyl alcohol sao lại có quá nhiều trong đám mây khí phân tử này. Và họ muốn xem điều gì đang thực sự xảy ra trong khu vực.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: youtube
Huỳnh Dũng
Lỗ đen nguyên thủy từng bị ủ trong kén khổng lồ Các lỗ đen lớn đầu tiên trong vũ trụ có khả năng hình thành và phát triển sâu bên trong từ những cái kén khổng lồ, các chuyên gia tại Đại học Colorado, Mỹ cho biết. Theo ông Clark Begelman, giáo sư và chủ tịch bộ phận khoa học vật lý thiên văn và hành tinh Đại học Colorado ở Mỹ cho biết,...