Choáng ngợp xem hot boy vẽ tranh chân dung bằng thuật toán và đinh, chỉ
Anh Lê Văn Mạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) đã tìm hiểu và giải mã cách làm tranh chân dung đinh chỉ qua những con số. Bằng thuật toán trên máy tính, anh chàng đã dùng cây đinh, sợi chỉ để tạo hình bức tranh độc đáo ở Việt Nam.
Tranh từ đinh chỉ không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, những bức tranh được tạo ra từ thuật toán, với các đường chỉ được kéo căng chính xác đến con số thì khá đặc biệt.
Anh Lê Văn Mạnh, 25 tuổi, Q. Tân Phú, TP.HCM đã gây bất ngờ cho nhiều người khi tạo ra các bức tranh từ thuật toán máy tính. Nhiều người đến phòng tranh ở đường Lũy Bán Bích, P. Tân Thạch, Q. Tân Phú – nơi các bức chân dung từ thuật toán của Mạnh được kí gửi tỏ ra tò mò và thắc mắc về các tác phẩm đầy sức hút này.
Từ đầu tháng 4.2020, Mạnh tình cờ biết đến thể loại làm tranh đinh chỉ từ thuật toán máy tính trên một số hội nhóm Facebook. Ấn tượng với cách làm tranh của nghệ nhân nước ngoài, Mạnh bắt đầu tìm hiểu cách thức để tạo ra tác phẩm từ những con số.
“Lúc bắt đầu mình mất khoảng 4 tháng để tìm thuật toán và hoàn thiện thuật toán. Sau đó khoảng gần 1 năm, từ lúc mới biết đến bây giờ mình mới hoàn thiện được kĩ năng và cáh làm tranh như hiện tại”, 9X kể lại.
Mỗi bức tranh được tạo nên từ hàng ngàn hay thậm chí hàng chục ngàn lần kéo chỉ – LÊ NAM
Các tác phẩm này chủ yếu phác họa chân dung hoặc cận cảnh khuôn mặt của con người. Vì vậy, vấn đề khó khăn nhất đối với tác giả chính là việc khách thường gửi ảnh mẫu mờ hoặc quá lẫn vào bối cảnh xung quanh. Vì vậy, Mạnh thường mất từ 2-3 tiếng đồng hồ để xử lý hậu kì các bức ảnh thông qua các phần mềm chỉnh sửa như photoshop cho sắc nét và gọn gàng hơn.
Sau đó, thông qua một phần mềm chuyên dụng, anh sẽ tải bức ảnh chân dung lên mà chờ máy tính mã hóa các điểm ảnh thành các con số. Một bức tranh có kích thước 40×40cm sẽ có khoảng 4.000 mã số, tương đương với 4.000 lần căng chỉ.
Theo tác giả chia sẻ, mỗi tác phẩm như vậy anh tốn từ 5-7 giờ để hoàn thành. Có những bức phức tạp, kích thước lớn, thời gian phải hoàn thành lên tới 15 giờ.
Hoàn thiện thuật toán là khâu quan trọng nhất để tạo ra một bức tranh – LÊ NAM
“Mình nhớ bức đầu tiên tập “vẽ” nàng Mona Lisa mất 4 ngày. Mỗi ngày 6-7 tiếng, vừa làm vừa nghỉ giải lao. Sau đó, còn làm một bức lớn hơn, có kích thước 85×85 cm. Mình phải cuốn đến 5.000 lần chỉ, đóng khoảng 500 chiếc đinh, to lắm”.
Anh Mạnh từng thử qua 20 loại chỉ khác nhau để chọn ra loại ưng ý như hiện tại. Nói về lý do chỉ làm tranh cận cảnh gương mặt, 9X nói: “Mình nghĩ thể loại chân dung thứ nhất sẽ được nhiều ưa chuộng, hơn nữa phù hợp với hình thức đinh chỉ này. Tranh phong cảnh thì hạn chế về độ xa, lại nhiều chi tiết nhỏ. Càng xa thì tranh càng nhòe không được đẹp như chân dung. Mình thấy chân dung là hợp lý và làm được theo ý mình”.
Anh Lê Văn Mạnh mày mò học hỏi phương thức vẽ tranh này từ nước ngoài – LÊ NAM
Có mặt tại phòng tranh nơi anh Mạnh kí gửi các tác phẩm độc đáo này, anh Nguyễn Quang Huy (27 tuổi) tỏ ra đầy phấn khích: “Tôi từng thấy thể loại tranh đinh chỉ trước đây nhưng chưa thấy ai làm tỉ mỉ và kì công thế này. Việc áp dụng các con số để tạo nên sự chính xác cho từng đường chỉ đan vào nhau khiến bức tranh rất cân đối”.
Trong khi đó, người bạn đi cùng Quang Huy cũng hào hứng không kém: “Mặc dù chỉ là tranh đen trắng nhưng càng nhìn càng thấy cuốn hút. Các đường chỉ tạo nên chiều sâu vô cùng ấn tượng, đặc biệt là đôi mắt. Bởi vậy, dù có được sự hỗ trợ của máy tính nhưng nếu người thực hiện không tỉ mỉ thì khi kéo chỉ cũng rất dễ mắc sai lầm”.
Mỗi điểm đóng đinh để kéo chỉ cần tuyệt đối chính xác – LÊ NAM
Bức tranh Harry Potter được anh Mạnh hoàn thiện bằng thuật toán – LÊ NAM
Sau khi đưa các tác phẩm lên trang Facebook cá nhân, nhiều người bất ngờ vì độ chi tiết và sắc thái được thể hiện, thậm chí có nhiều người không tin đây là tranh đinh chỉ mà nghĩ anh Mạnh vẽ bằng tay. Đến hiện tại, mỗi tuần anh Mạnh cũng nhận được từ 1 – 2 đơn đặt hàng, đem lại nguồn thu giúp anh duy trì niềm đam mê cá nhân. 9X cũng ấp ủ mở các lớp dạy làm tranh đinh chỉ bằng thuật toán miễn phí cho các em có vấn đề tự kỷ hoặc rối loạn tâm lý trong xã hội.
Nón lá, túi xách, ví từ lá sen, cỏ bàng được tô điểm thành sản phẩm 'ăn tiền'
COVID-19 khiến ngành 'công nghiệp không khói' đóng băng, chị Hồ Sương Lan - làm ở một công ty du lịch tại TP.Huế - đã chuyển hướng kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sản vật quê nhà.
Bạn Thùy Dương ở bộ phận thiết kế đang cắt lại đường may cho mẫu sản phẩm túi xách cách điệu từ cỏ bàng
Từ mô hình kinh doanh hộ gia đình, chị đã tạo công ăn việc làm cho nhiều thợ may thất nghiệp, nghệ nhân ở làng nghề truyền thống.
Trong một lần công tác ở Indonesia, khi đội nón lá sen, chị Lan được nhiều bạn bè quốc tế khen ngợi và tỏ ra bất ngờ với sản phẩm độc đáo như vậy. "Thế là tôi đặt ra câu hỏi ngay: tại sao mặt hàng đẹp như thế nhưng thị trường vẫn còn ít, mẫu mã lại chưa đa dạng?" - chị Lan nói.
Sau đó chị bắt đầu tìm hiểu cụ thể các nguyên vật liệu đặc trưng ở Huế như lá sen, cỏ bàng, xương cỏ bàng, tìm về các làng nghề truyền thống quê nhà để kết nối với nhiều nghệ nhân hơn.
Khi đến các làng nghề ở Huế, chị Lan nhận thấy những sản phẩm ở đây tuy giá trị vì đòi hỏi công sức, tay nghề của người làm cao nhưng giá thành bán ra vẫn thấp và chưa cải thiện nhiều về kiểu dáng, công dụng, cũng như chưa phổ biến đến người dùng. Nhiều hộ gia đình không sống được với nghề truyền thống, phải làm công việc khác để mưu sinh.
"Làng nghề vì thế ít nghệ nhân trẻ dần, chỉ còn người trung niên, người già bám nghề sống qua ngày. Hiểu được vấn đề đó, tôi đã thử nhập về nhiều đơn hàng thô, hợp tác với các nghệ nhân để làm nhiều sản phẩm theo yêu cầu. Sau khi có hàng trong tay, tôi bắt đầu cải biến và thương mại hóa, biến chúng thành sản phẩm thời trang" - chị Lan chia sẻ.
Mặt hàng nón, túi xách, ví từ dòng lá sen, cỏ bàng, xương cỏ bàng được đội ngũ thợ may, họa sĩ tô điểm, vẽ nghệ thuật và trang trí cách điệu thêm. Đây chính là điểm "ăn tiền" để sản phẩm trở nên đặc biệt và phá cách hơn.
Chị Lan mong muốn đưa các mặt hàng này thành những phụ kiện thời trang theo xu hướng, bắt trend và chất lượng cũng đảm bảo hơn để phù hợp với giá tiền của người sử dụng.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, chị đã có nhiều đơn hàng sỉ lẻ bán trong và ngoài nước, chị tâm sự: "Chính nhờ vậy mà nông dân ở làng nghề có nguồn cung lâu dài. Bà con ở làng Phò Trạch hiểu hơn về giá trị của sản vật quê hương mà gìn giữ môi trường để trồng cỏ bàng, nhiều người theo nghề trở lại".
Khởi nghiệp ở một lĩnh vực mới không liên quan đến chuyên môn khi là U40, chị Lan đã mất nhiều thời gian trăn trở và suy nghĩ về lựa chọn của mình. Tuy nhiên, bằng tình yêu mảnh đất cố đô hiền lành, chị đã thử làm cánh tay nối dài giúp bà con giữ lửa và yêu nghề hơn.
Nón lá từ xương lá cỏ bàng sau khi nhập về từ nghệ nhân nổi tiếng ở Huế, chị Lan sẽ thiết kế, tô vẽ để sản phẩm trở nên có hồn hơn
Nón lá cỏ bàng có nhiều họa tiết, hoa văn hợp thời trang
Sản phẩm nón lá sen
Sản phẩm nón lá sen
Bạn Nguyễn Thị Bình (ĐH Mỹ thuật Huế) có công việc ổn định hơn ở cửa hàng của chị Lan sau khi thử việc và nghỉ làm tại nhiều chỗ vì COVID. Trong ảnh: Bình đang vẽ túi theo yêu cầu của khách hàng
Để bảo quản trong quá trình di chuyển, hàng sẽ được đặt trong thùng xốp, đóng gói cẩn thận
Không gian làm việc, sáng tạo của các bạn trẻ - đội ngũ của chị Lan
Sản phẩm túi xách cỏ bàng nghệ thuật
Cận cảnh những cây khế bonsai "tý hon" thế siêu đẹp Với ý nghĩa mang tài lộc, cây khế ngày càng được dân chơi cây cảnh chọn là cây chơi dịp Tết. Nhiều cây khế bonsai nhỏ đẹp có giá từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng. Cây khế trước đây dùng để lấy quả, nhưng dưới bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, những cây khế được tạo thành khế bonsai...