Choáng ngợp với những hình ảnh mới nhất của GTA V PC
Ở độ phân giải 4K, GTA V PC giống như một tuyệt phẩm mà game thủ sắp được tận tay trải nghiệm
Như các bạn đã biết, GTA V đã trì hoãn lần thứ hai trong vòng 6 tháng, có lẽ bất kì lý do nào mà Rockstar Games đưa ra lúc này cũng không thể khiến fan hâm mộ cảm thấy hài lòng. Hãng game này vừa tuyên bố tiếp tục dời ngày phát hành GTA V từ 24/3 sang 14/4, chậm hơn 3 tuần và gần 3 tháng nếu như tính từ thời điểm dự tính ban đầu 27/1.
Xem ra Rockstar Games đang cảm thấy lo lắng trước tình trạng hàng loạt tựa game AAA phát hành gần đây đều rơi vao tình trạng đầy rẫy lỗi, tiêu biểu như Assassin’s Creed: Unity, Dead or Alive 5: Last Round, đồng thời hình ảnh thảm hại của GTA IV PC khi mới ra mắt hồi năm 2008 chắc chắn vẫn còn lưu giữ trong tâm trí nhiều fan hâm mộ.
Dù bản PC của GTA V bị trì hoãn, cập nhật bổ sung thêm các nhiệm vụ Heist cho mục chơi online vẫn ra mắt đúng kế hoạch ban đầu dành cho các hệ máy khác, cụ thể là ngày 10/3. Nó sẽ bao gồm 5 Heist, nhiều loại phương tiện và vũ khí mới. Tuy nhiên mới đây, loạt hình screenshot đầy ấn tượng của GTA V đã được hé lộ, cho thấy bộ cánh đồ họa gần như hoàn hảo trên độ phân giải 4K (3840×2140) trên PC.
Đây chắc chắn là “món khai vị” hoàn hảo trước ngày ra mắt chính thức của tựa game đình đám này trong 2 tuần tới đây. Các bạn có thể theo dõi bộ ảnh với độ phân giải khủng 4K tại đây:
Theo Gamek
Những tựa game khi chơi cần dè chừng phụ huynh
Bạn chắc chắn sẽ không muốn bị phụ huynh bắt gặp khi đang thưởng thức những tựa game này.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nội dung video game ngày càng trở nên phong phú. Nếu có những bộ phim gắn mác R, nhiều tựa gamecũng không ngần ngại đưa vào cảnh nóng hay yếu tố bạo lực. Nhiều trường hợp chúng phù hợp với cốt truyện, nhưng cũng có lúc nhà sản xuất chỉ muốn gây sự chủ ý để bán được game. Sau đây là một số tựa game mà bạn không muốn bị phụ huynh bắt gặp khi đang chơi, nhớ rút điện nhanh khi bố mẹ về nhé.
Grand Theft Auto V
Video đang HOT
Cái tên khét tiếng và gây nhiều tranh cãi này xứng đáng được nhắc đến đầu tiên. Cựu luật sư Jack Thompson và nhiều nhà hoạt động xã hội khác đã dành cả sự nghiệp để chỉ trích sản phẩm chủ lực của Rockstar Games. Mọi phiên bản GTA đều cho phép người chơi bắn cảnh sát, tấn công người vô tội.
Tình hình trở nên nóng hơn khi GTA V được phát hành vào năm 2013. Trong bản dành cho Xbox 360 và PS3, người chơi có thể vào các hộp đêm ngắm vũ nữ, thậm chí với góc nhìn người thứ nhất ở bản next-gen, các vũ điệu khêu gợi có thể được quan sát "tường tận" hơn. GTA: Andreas cũng từng gặp bê bối lớn khi mô tả hoạt động mại dâm trong mini game ẩn Hot Coffee.
Bất chấp những lời chỉ trích, GTA V vẫn là một trong những game có doanh số cao nhất. Do vậy có thể lý luận với phụ huynh rằng game không có gì xấu vì hầu như ai cũng từng chơi GTA.
Mortal Kombat
Giống như GTA, dòng Mortal Kombat là mục tiêu ưa thích của những nhà hoạt động xã hội. Các bậc cha mẹ đã bị choáng nặng khi game ra mắt vào năm 1992 bởi các trận đấu bạo lực và đặc biệt là Fatality - những đòn kết thúc tàn bạo. Hiện nay việc máu xuất hiện trong video game cũng khá bình thường, nhưng vào đầu thập kỉ 90 đó thật sự là một cú shock.
Bạo lực tiếp tục được khai thác triệt để trong những phiên bản Mortal Kombat về sau. Trong bản reboot năm 2011, không những những đòn Fatality được khắc họa rõ nét hơn với đồ họa hiện đại, game còn giới thiệu thêm tính năng X-ray Moves giúp người chơi thấy rõ xương gãy khi bị đánh
Mortal Kombat X ra mắt năm 2015 này sẽ tiếp tục có X-ray Moves và đặc biệt là Brutality, đòn kết thúc hứa hẹn còn kinh khủng và tàn bạo hơn Fatality. Những ai có bố mẹ ở gần khi đang chơi có lẽ sẽ chỉ muốn dùng đòn Babality (biến đối thủ thành em bé) của bản Mortal Kombat 2011.
God of War III
Những ai chưa có cơ hội chơi tựa game đình đám này của Sony có lẽ sẽ bất ngờ khi thấy God of War trong danh sách. Mặc dù không cố tình mang vào nội dung không lành mạnh, có những lý do rất chính đáng để nhắc đến cái tên này. Đó là bên cạnh những màn bạo lực với kẻ thù, Kratos cũng khá là "sát gái". Mọi tựa game God of War đều có cảnh nóng, nhưng có lẽ God of War 3 là phiên bản mô tả chúng một cách lộ liễu nhất.
Bully
Grand Theft Auto không phải sản phẩm gây tranh cãi duy nhất của Rockstar. Khi vừa ra mắt năm 2006, ý tưởng của Bully lập tức nhận sự phản đối quyết liệt của các bậc phụ huynh và thày cô. Trong game, người chơi vào vai "Jimmy" Hopkins, một học sinh của học viện Bullworth. Jimmy phải trải qua các rắc rối thường thấy trong trường phổ thông, lúc là nạn nhân của bạo lực, lúc lại đi bắt nạt những học sinh khác. Mặc dù được giới phê bình đánh giá cao, game bị chỉ trích bởi nhiều tổ chức chống bạo lực học đường. Một trong những chi tiết gây tranh cãi khác trong game là Jimmy có thể hôn cả bạn gái lẫn bạn trai.
Rockstar và nhà phát hành Take Two Interactive đã hé lộ khả năng sẽ ra mắt Bully 2 trong tương lai, đồng thời đăng kí thương hiệu cho game vào năm ngoái. Mặc dù chưa ra mắt, các hội phụ huynh đã sẵn sàng đứng lên phản đối tựa game này.
Saint's Row IV
Lấy cảm hứng từ Grand Theft Auto, không có gì lạ khi bản thân Saint's Row cũng có những yếu tố gây tranh cãi.
Mỗi phiên bản Saint's Row mới đều ngày càng thô tục hơn, và Saint's Row IV (2013) đã đưa tình dục và bạo lực lên một tầm cao mới. Game thậm chí còn bị cấm phát hành tại Australia vì mô tả việc sử dụng chất kích thích, thực tế một số nhiệm vụ còn yêu cầu người chơi phải chơi thuốc để hoàn thành. Một phiên bản đã qua kiểm duyệt rốt cục đã được phát hành tại Australia, nhưng nhà phát triển Volition vẫn phàn nàn trong trailer chính thức của game rằng "Australia không muốn các bạn chơi game này."
Conker's Bad Fur Day
Không ai nghĩ một chú sóc đáng yêu lại nhận nhiều chỉ trích đến vậy. Khi được giới thiệu lần đầu, Conker's Bad Fur Day dự tính là một game phiêu lưu cho mọi lứa tuổi trên N64. Nhưng sau khi nhận những lời phê bình của báo giới, Rare ngừng phát triển tựa game này. Tưởng như đã an nghỉ, nhưng rốt cục Conker's Bad Fur Day vẫn được phát hành, có điều được thiết kế lại thành một game với ngôn ngữ và những trò đùa nhạy cảm.
Dù không quá phản cảm như nhiều tựa game khác trong danh sách nhưng các bậc phụ huynh thời đó không thể chấp nhận việc những thứ thô tục được đưa vào trò chơi điện tử. Nintendo đã cố giữ danh tiếng bằng cách đặt một dòng cảnh báo lớn trên hộp đĩa, nhưng việc này dường như còn làm game nổi hơn.
Game được phát hành lại trên Xbox vào năm 2005 với tựa đề Conker: Live and Reload. Bất ngờ là Microsoft còn tỏ ra cứng rắn hơn cả hãng game Nhật và loại đi rất nhiều từ ngữ thô tục từng xuất hiện trong phiên bản N64. Gần đây Rare vừa hé lộ rằng một game Conker mới đang trong quá trình phát triển.
Manhunt
Tuy được quảng cáo là một game kinh dị, sinh tồn, hành động lén lút, nhưng thực chất Manhunt là thử nghiệm của Rockstar Games về việc đẩy bạo lực trong video game tới giới hạn. Game được phát hành lần đầu trên PlayStation 2 vào năm 2003, phiên bản Xbox và PC ra mắt một năm sau đó. Người chơi vào vai một tử tù bị ép tham giam một series phim bạo lực của giới tội phạm ngầm.
Tờ Chicago Tribune từng đánh giá "Manhunt chắc chắn là game bạo lực nhất từng được sản xuất." Thậm chí một nhân viên của Rockstar còn cho biết nhiều người trong đội ngũ phát triển, vốn đã quá quen với game bạo lực, cũng thấy khó chịu với tựa game này.
Tranh cãi nổ ra mạnh nhất vào năm 2004 khi một thiếu niên người Anh giết hại dã man một người bạn, nói rằng bị ám ảnh bởi các cảnh bạo lực trong game. Manhunt bị một số cửa hàng ngừng bán ngay sau đó. Dù cuối cùng cảnh sát kết luận vụ giết người thực tế liên quan tới ma túy, những nhà hoạt động như Jack Thompson vẫn tiếp tục chỉ trích Rockstar.
Manhunt 2 ra mắt năm 2008 cũng gây nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên xếp hạng của game vẫn được hạ từ Adult Only xuống Mature tại Mỹ.
The Witcher 2: Assassins of Kings
Giống như God of War, The Witcher lẫn The Witcher 2 đều không cố tình dùng cảnh "nóng" để gây chú ý. Tuy nhiên cả 2 game đều chứa những nội dung nhạy cảm, đặc biệt là phiên bản thứ 2. Thậm chí một nhân vật nữ trong The Witcher 2 còn được xuất hiện trên bìa tạp chí Playboy.
Nếu The Witcher 2 được chuyển thành phim và chiếu trên HBO có lẽ người ta đã không phản đối nó nhiều như vậy. Tuy nhiên cho đến bây giờ, game vẫn bị đánh giá bằng các tiêu chuẩn khác so với điện ảnh hay truyền hình. Giống như nhiều game khác, The Witcher 2 đã phải chỉnh sửa lại để được phát hành tại Australia.
Theo Gamek
Đánh giá Triad Wars: Game online miễn phí "nhái" GTA V Trên thực tế, ngay khi nhìn vào những hình ảnh trong Triad Wars, chúng ta có thể nhầm tưởng tựa game này với GTA V. Tất nhiên, lối chơi trong 2 tựa game online này gần như là tương tự. Cuối cùng thì sau khoảng thời gian dài chờ đợi, mới đây NPH Square Enix đã chính thức mở cửa thử nghiệm giai...