Choáng ngợp thành phố bí mật dưới lòng đất của trùm phát xít Hilter
Hilter từng ra lệnh xây dựng mạng lưới đường hầm, căn cứ cực lớn dưới lòng đất cho 3.300 binh lính phát xít Đức ở Hà Lan.
Lối vào cơ sở dưới lòng đất của phát xít Đức ở Hà Lan
Theo Daily Mail, loạt ảnh tuyệt đẹp mới được công bố đã hé lộ cả một thành phố ngầm dưới lòng đất mà Hilter từng ra lệnh xây dựng.
Bậc cầu thang dẫn vào căn hầm ẩn sâu bên dưới thành phố The Hague.
Nhiều căn cứ bí mật của phát xít Đức mới chỉ được chính quyền Hà Lan phát hiện, sau hàng thập kỷ chôn vùi dưới lòng đất.
Mạng lưới đường hầm do các công nhân Hà Lan xây dựng năm 1942.
Các công trình ngầm được xây dựng bởi các công nhân Hà Lan và kỹ sư Đức. Đây là một phần trong kế hoạch Bức tường Đại Tây Dương của Hitler, trải dài từ Na Uy đến Pháp nhằm ngăn chặn đà tiến quân của phe đồng minh.
Video đang HOT
Khu nhà bếp nằm trong mạng lưới đường hầm và căn cứ bí mật dưới lòng đất.
Gustaaf Boissevain, quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Hà lan nói: “Chúng tôi chỉ mới khám phá được một vài trong số những viên ngọc này. Vẫn còn nhiều bí ẩn nữa dưới lòng đất. Đây đúng là một kho tàng”.
Hitler mở đợt tấn công Hà Lan vào ngày 10.5.1940 và quốc gia này sụp đổ sau đó chỉ 5 ngày. Phát xít Đức nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng căn cứ với hy vọng có thể kiểm soát quốc gia này mãi mãi.
Chính quyền Hà Lan đã phát hiện 500 căn hầm nhờ vào một tổ chức độc lập.
Năm 1942, ngôi làng Scheveningen, ngày nay là một quận của thành phố The Hague, trở thành khu vực tuyệt mật.
135.000 người đân địa phương được yêu cầu chuyển đến nơi khác sinh sống để Hitler cho xây dựng thành phố ngầm dưới lòng đất cho 3.300 binh lính. Ngoài ra, phát xít Đức cũng cho xây dựng 900 tòa nhà quân sự từ 100.000 mét khối bê tông cốt thép.
Giống như kim tự tháp Ai Cập, những căn hầm này đang dần được hé lộ sau hàng thập kỷ.
Chính quyền Hà Lan đã phát hiện 500 căn hầm chỉ trong vài năm qua nhờ vào một tổ chức độc lập. Giống như các hầm mộ Ai Cập, những căn hầm này đang dần được hé lộ sau hàng chục năm.
Đây là hình ảnh căn hầm chỉ huy của phát xít Đức dưới lòng đất trong những năm 1942.
Chuyên gia Alexander Fokke nói phát xít Đức đã cho xây dựng mạng lưới đường hầm với đầy đủ tiện nghi, từ không gian, hành lang cho đến nơi chứa vũ khí, đạn dược, phòng ngủ, phòng bếp và nhà vệ sinh.
Ông Fokke nói mạng lưới đường hầm giống như một thành phố hoàn chỉnh, chỉ khác biệt là có khả năng tránh bom.
Biểu tượng đại bàng của Đức Quốc xã vẫn còn dấu ấn trên các bức tường.
Gần đây, một phần mạng lưới đường hầm bao gồm cả trung tâm chỉ huy của phát xít Đức đã được chính quyền Hà Lan cải tạo thành viện bảo tàng.
Theo Danviet
Nga: Mỹ ném bom quân Syria là "không thể chấp nhận"
Nga vừa đưa ra một tuyên bố, kịch liệt lên án cuộc không kích hôm 18.5 của Mỹ nhằm vào quân đội Syria.
Chiến đấu cơ Mỹ vừa ném bom vào một đoàn xe của quân đội Syria ngày 18.5 (Ảnh minh họa)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Gennady Gatilov vừa tuyên bố cuộc tấn công do Mỹ thực hiện nhằm vào một đoàn xe của quân đội Syria là không thể chấp nhận được và vi phạm chủ quyền của đất nước này, RT đưa tin.
"Bất kỳ hành động quân sự nào có thể làm trầm trọng hóa tình hình ở Syria chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến trình chính trị. Đặc biệt là nếu những hành động đó được thực hiện chống lại lực lượng vũ trang Syria", ông Gatilov nói.
"Hành động này là tuyệt đối không thể chấp nhận được; nó là một sự vi phạm chủ quyền của Syria. Tất nhiên, nó không giúp gì cho tiến trình chính trị ", Gatilov tuyên bố ngày 19.5.
Cảnh tượng tan hoang sau vụ không kích của Mỹ ở Syria
Thượng nghị sĩ cấp cao Nga Konstantin Kosachev cũng lên án cuộc tấn công, đặt câu hỏi liệu đó có phải một cuộc không kích có chủ ý.
"Bạn không thể coi cuộc tấn công do Mỹ thực hiện hôm 18.5 là một tai nạn hoặc một sai lầm. Đây là hành động cố ý và hậu quả của nó vẫn chưa được tính toán", Kosachev viết trên trang Facebook cá nhân.
"Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào Syria và chống lại Syria, mà còn chống lại đàm phán Geneva. Mỹ đang tức giận vì quá trình Geneva không nằm trong tầm kiểm soát của họ, và tệ hơn là đàm phán có thể thành công".
Trước đó, Mỹ thừa nhận đã tấn công đoàn xe lực lượng chính phủ Syria cùng một nhóm dân quân ngày 18.5. Mỹ nói trong một tuyên bố rằng lực lượng Syria "gây ra một mối đe dọa" cho quân đội Mỹ và đồng minh tại căn cứ Tanf gần biên giới Syria-Iraq-Jordan.
Theo Danviet
Trump bị kiện vì lệnh phóng tên lửa tấn công Syria Một nhóm giám sát chính phủ đã đệ đơn kiện chính quyền Trump liên quan đến cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào Syria. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP. Tổ chức giám sát chính phủ Protect Democracy của Mỹ ngày 8/5 đệ đơn kiện, buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải giải...