Choáng ngợp quần thể lăng mộ các vị vua khủng nhất TQ
Nằm ở Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Thanh Đông lăng hiện được xem là quần thể lăng mộ còn tồn tại lớn nhất, đầy đủ nhất và được bảo quản tốt nhất ở Trung Quốc.
Ảnh: Wikipedia.
Nằm cách Bắc Kinh 125km về phía Đông, Thanh Đông Lăng là nơi yên nghỉ của 5 vị hoàng đế nhà Thanh gồm Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa. Quần thể lăng mộ này được bao quanh bởi các dãy núi và trải dài trên khu vực có diện tích 80 kilômét vuông. Quy mô của nó có lẽ không kém “Thung lũng các vị vua” của Ai Cập.
Ảnh: Wikipedia.
Mặc dù tổng diện tích 224ha còn kém xa so với quần thể Thanh Tây Lăng (1.842ha – nơi chôn cất các vị vua khác của nhà Thanh), nhưng nếu lấy tiêu chí toàn vẹn, tồn tại đầy đủ các công trình thì Thanh Đông lăng là nguyên vẹn nhất, thể hiện sự xa hoa lộng lẫy khi thiết kế nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Thanh.
Ảnh: Wikipedia.
Trung tâm của Thanh Đông lăng là Thanh Hiếu lăng, lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị (1638-1661), là vị hoàng đế nhà Thanh trị vì Trung Quốc đầu tiên. Ông cũng là người đầu tiên được chôn cất tại Thanh Đông lăng.
Ảnh: Wikipedia.
Những lăng mộ lớn nằm ở phía đông là Thanh Cảnh lăng (lăng mộ của Khang Hi) và Thanh Huệ lăng (lăng mộ của Đồng Trị). Về phía tây là Thanh Dụ lăng (lăng mộ của Càn Long), Thanh Định lăng (lăng mộ của Hàm Phong), Phổ Đà Dục Định Đông lăng (lăng mộ của Từ Hi Thái hậu).
Ảnh: Wikipedia.
Tất cả các lăng mộ hoàng gia tại Thanh Đông lăng đều được dựa theo mô hình được thiết lập bởi hoàng đế Thuận Trị. Bố cục cơ bản gồm 3 phần: Thần đạo (con đường thần linh), cung điện và nhà bếp.
Ảnh: Wikipedia.
Video đang HOT
Trong đó, Thanh Hiếu lăng (vua Thuận Trị) là lăng mộ có thần đạo phức tạp nhất với các cấu trúc từ Nam ra Bắc gồm cổng vòm đá, bia đá, cổng cung điện, sảnh thay đồ, vọng lâu đá, điêu khắc đá, cổng rồng phượng, cầu một vòm, cầu bảy vòm, cầu năm vòm, bia đá, cầu thẳng.
. Ảnh: Wikipedia.
Tại cung điện lăng Thanh Hiếu cũng chứa rất nhiều các cấu trúc gồm bia tưởng niệm, sảnh, cổng Long Ân, lò đốt lễ, Long Ân điện, phòng chôn cất, trụ cổng, bàn thờ đá, tháp tưởng niệm… Bếp nằm ở bên trái cung điện gồm có nơi nấu đồ cúng, hai kho và một lò diết mổ
Trong ảnh là một kiến trúc còn nguyên vẹn tới ngày nay của Thanh Hiếu Lăng. Ảnh: Wikipedia.
Ảnh: Wikipedia.
Công trình tại Thanh Dụ Lăng – nơi yên nghỉ của hoàng đế Càn Long – đây được xem là một trong những ngôi mộ lộng lẫy nhất trong số tất cả các lăng mộ hoàng gia ở Trung Quốc. Và tới nay, dù trải qua biến cố năm 1928 do quân phiệt Tôn Điện Anh gây ra, nhưng đa số các công trình ở Dụ Lăng vẫn nguyên vẹn, thể hiện sự lộng lẫy xa hoa.
Ảnh: Wikipedia.
Buồng lăng mộ rất đẹp với một loạt 9 hầm được ngăn cách bởi bốn cửa đá cẩm thạch ở độ sâu 54 mét. Nếu không có sự phá hoại của quân phiệt thì “Địa cung” có lẽ còn lộng lẫy hơn bây giờ rất nhiều
Ảnh: Wikipedia.
Trong suốt thời kỳ nhà Thanh nắm quyền cai trị, Thanh Đông lăng luôn được thiết lập hệ thống quan binh đồn trú bảo vệ, có cơ cấu của Tôn nhân phủ, Lễ công bộ thường trực xử lý các công việc trong lăng tẩm. Nhưng từ năm 1914 sau khi nhà Thanh sụp đổ, Bộ Nội vụ giao việc bảo quản lăng tẩm cho tôn thất nhà Thanh quản lý, nhân viên giữ lăng không còn lương bổng nên bỏ việc, chuyển sang khai khẩn đất rừng quanh lăng làm sinh kế. Từ đó về sau, rừng và đất Đông lăng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Các quan tài của Càn Long và hậu phi, thực tế di hài của họ không còn nguyên vẹn, tất cả được hợp táng cùng một cỗ.
Ảnh: Wikipedia.
Theo giới khảo cổ, mỗi lăng mộ đều có một trục đường chính đi vào, và được coi là con đường thiêng liêng. Đường này được xây dựng để phục vụ lễ tang của các vị hoàng đế. Các hoàng đế kế vị khi đến thực hiện nghi lễ tế tổ hàng năm cũng đều đi qua đây. Ảnh: Đường vào Thanh Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hi.
Ảnh: Wikipedia.
Dù được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Thanh, nhưng lăng mộ của Khang Hi đơn giản một cách đáng ngạc nhiên, không hề xa hoa như Càn Long hay phức tạp như Thuận Trị.
Ảnh: Wikipedia.
Thần đạo dẫn đến ngôi mộ của ông đi qua một cây cầu năm vòm thanh nhã và hai bên là những tượng giám hộ. “Địa cung” của Khang Hi chưa bao giờ được tiếp cận do nơi chôn cất bị ngập trong nước, năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã định cướp mộ nhưng không thành.
Theo kienthuc.net.vn
Lăng mộ bí hiểm bậc nhất Trung Hoa của hoàng đế khai quốc nhà Tống
Các hoàng đế Trung Hoa khi qua đời thường được chôn cất trong các ngôi mộ nguy nga với nhiều của cải, châu báu nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.
Hoàng đế khai quốc nhà Tống Triệu Khuôn Dận sớm qua đời ở tuổi 49.
Tống Thái Tổ (927 - 976) tên thật là Triệu Khuông Dận, tự Nguyên Lãng, là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị ngôi Hoàng đế 16 năm thì qua đời.
Cái chết bất ngờ
Sử sách Trung Hoa chép rằng, tháng 11.976, Tống Thái tổ đột ngột qua đời, thọ 49 tuổi. Vì con còn nhỏ nên em trai Triệu Quang Nghĩa lên thay, gọi là Tống Thái Tông.
Một số nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về cái chết đột ngột của Tống Thái Tổ, cho rằng ông bị chính người em Triệu Quang Nghĩa hãm hại để giành ngôi báu. Sử gia Tư Mã Quang thời nhà Tống chép, vào đêm trước hôm qua đời, Thái Tổ cho truyền Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa vào cung uống rượu.
Không một ai có mặt trong phòng hôm đó, người ta chỉ nghe thấy Thái Tổ nói "hay lắm". Đến 9 giờ tối, Quang Nghĩa lẳng lặng ra về. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận được phát hiện qua đời vào sáng hôm sau.
Lăng mộ các hoàng đế Nhà Tống ngày nay gần như bị bỏ quên.
Triệu Khuông Dận xây dựng nhà Tống theo hướng trọng văn khinh võ. Ông cũng đặt ra lệ không xây lăng mộ khi còn sống. Khi hoàng đế băng hà, triều đình mới bắt đầu khởi công xây dựng lăng mộ, linh cữu quàn trong cung 7 tháng sau mới đưa đi an táng.
Lăng mộ Tống Thái Tổ được đặt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay, gọi là Lăng Vĩnh Xương. Đây cũng là nơi an nghỉ của 7 hoàng đế kế vị nhà Tống. Dưới thời Triệu Khuông Dận, Nhà Tống không mấy quan tâm đến lăng tẩm, nên cũng không cho xây tường bao mà chỉ trồng cây cảnh, hoa cỏ xung quanh. Bốn phía lăng mộ nhìn từ xa tòa lăng này rậm rạp như một cánh rừn còn được gọi là Bách Thành.
Ngoài kiến trúc và quy mô lăng tẩm đơn giản, các lăng mộ nhà Tống chỉ chôn vua, không chôn cùng với hoàng hậu hay các phi tần được sủng ái.
Về lăng mộ của Triệu Khuông Dận, sử nhà Tống có chép rằng, sau linh đài nơi đặt lô nhang và bài vị là nơi dẫn vào huyệt mộ đặt quan tài của Tống Thái Tổ.
Khi ông qua đời, triều đình khâm liệm kèm theo ngọc khuê, bảo kiếm, hoàng bào và rất nhiều vàng bạc, châu báu.
Kết cục bi thảm của kẻ trộm mộ liều lĩnh
Nhà Tống chỉ tồn tại được hơn 100 năm thì mối đe dọa từ phương Bắc xuất hiện. Các bộ tộc du mục hợp nhất thành nhà Kim, kéo quân xuống phương nam chiếm thủ đô Biện Kinh của nhà Tống. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn hình thành nhà Nam Tống để phân biệt với nhà Bắc Tống đã bị tiêu diệt.
Lăng mộ các hoàng đế nhà Bắc Tống, bao gồm cả lăng mộ Tống Thái Tổ từ đó không còn được ai chăm sóc, thường xuyên bị vơ vét của cải và bị những kẻ trộm mộ nhòm ngó.
Theo Sina, ở thời nhà Kim kiểm soát miền bắc Trung Hoa, dựng nên chính quyền bù nhìn Lưu Tề, có một kẻ trộm mộ họ Chu xâm nhập vào lăng Tống Thái Tổ. Thứ mà người này nhắm đến là chiếc đai ngọc được chôn cùng hài cốt vua Tống. Sau khi cậy nắp quan tài, Chu không khỏi sợ hãi khi thấy thi thể của Triệu Khuông Dận sau hơn một trăm năm vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Lăng mộ vua Tống bị lãng quên theo lịch sử.
Trong lúc loay hoay lấy đai ngọc, Chu bị thi thể Tống Thái Tổ phun vào mặt một chất dịch màu đen, về nhà rửa kiểu gì cũng không sạch vết. Người dân địa phương sau đó ai cũng đồn về vết đen khác thường trên mặt Chu.
Theo Sina, nguyên nhân thi hài Tống Thái Tổ vẫn còn nguyên vẹn sau 100 năm cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nhưng quần thần nhà Tống có thể đã dùng một loại chất lỏng đặc biệt đổ vào miệng Thái Tổ, hủy hoại cơ quan nội tạng và chất lỏng này cũng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
Khi kẻ trộm mộ chạm vào thi thể, chất lỏng chuyến sang màu đen này bị phun ra ngoài mà kẻ trộm mộ họ Chu không may dính phải. Câu chuyện đến tai chính quyền bù nhìn Lưu Tề ở Lạc Dương. Sau khi bị tra khảo, Chu thừa nhận đã trộm mộ và giao nộp chiếc đai ngọc.
Chu ngay lập tức bị đem đi xử tử, còn chiếc đai ngọc được đồn rằng cuối cùng rơi vào tay Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt, khi quân Mông Cổ xâm chiếm trung nguyên, lập nên nhà Nguyên.
Cũng có giả thuyết cho rằng, triều đình bù nhìn ở do nhà Kim kiểm soát loan tin về điều bí ẩn trong lăng mộ hoàng đế khai quốc nhà Tống để ngăn không cho những người hiếu kỳ bén mảng đến.
Ngày nay, lăng mộ Triệu Khuông Dận và các nơi an nghỉ của vua Tống khác ở Vịnh Xương Lăng gần như bị lãng quên, không được ngó ngàng đến.
Trong khi đó, cũng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, quần thể lăng mộ Ngụy vương Tào Tháo thời Tam quốc lại luôn là điềm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Theo Danviet
Vụ san ủi lăng vợ vua Tự Đức: Làm việc lần cuối với Nguyễn Phúc tộc UBND TP.Huế được giao phối hợp với chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe làm việc lại lần cuối với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để thống nhất phương án cuối cùng đối với lăng mộ vợ vua Tự Đức. Về vụ lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi, ngày 6/7, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa...