Choáng ngợp ngôi mộ đá cổ Cẩm Thạch lớn bậc nhất xứ Thanh
Ngôi mộ đá dựng lớn bậc nhất xứ Thanh là mộ của vị Khai quốc công thần triều Lê sơ, hay chỉ là mộ của một thủ lĩnh khuyết danh của tộc người Thái cổ từng cư trú bên dòng sông Mã?
Ông Hoàng Ngọc Kiều (85 tuổi, ở thôn Chiềng 1, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) vui vẻ mời khách đến bên chiếc bàn gỗ kê dưới tán cây cối phủ bóng, nhanh nhẹn chuyên trà.
Ông vốn là dân vùng biển Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa), nhưng lên định cư ở thôn Chiềng 1 từ năm 1978 đến nay. Thôn này là một gò đồi lớn, nằm ngay sát đường 217 và phía bờ phải của sông Mã, thuộc đất Mường Phấm trước đây.
Ông Hoàng Ngọc Kiều bên ngôi mộ đá cổ Cẩm Thạch.
“Khi tôi đến khai hoang, cây cối đã mọc um tùm rậm rạp trên gò đất này như một khu rừng. Phát hiện những phiến đá lớn này, tôi biết là một ngôi mộ cổ của người xưa, nên cố gìn giữ nguyên trạng và hương khói. Lâu lâu, tôi lại dọn dẹp, xây đắp cho gọn gàng, có lúc còn quét sơn trắng lên các tảng đá cho đỡ bị rêu mốc. Lúc trước, đá nằm xen với cây cối, nhìn như một thân cây gỗ mục lớn. Khách đến chơi vẫn nhầm, bảo, sao có gốc cây khô mà không chặt làm củi?” – ông Kiều cho biết.
Trước đây, khi ông Kiều đi làm ăn xa, ngôi mộ từng có lần bị đào trộm. Nhưng khi trở về, ông thấy vết đào không sâu lắm, chỉ khoảng hai mét. Nhìn dấu vết dưới hố chỉ thấy toàn than, dày, không biết đến điểm nào thì sẽ thấy quan quách, nên ông cùng con cái lấp lại như cũ. Hàng xóm của ông kể lại, có tên trộm mộ đang đào thì bị ngất nên chúng sợ quá bỏ đi.
Ông Kiều dẫn tôi đi xem những tảng đá dựng. Sừng sững những phiến đá lớn dựng đứng xếp theo vòng tròn, thoạt trông như ngọn núi giả thường gặp trong khuôn viên của các đại gia tộc xưa. Bên phiến đá lớn nhất, ông kiễng chân, thậm chí nhún người nhảy lên, mà tay không chạm tới đỉnh. Tính từ mặt đất, có lẽ phiến đá này phải cao đến gần 3m, rộng gần 1m, liền khối. Những phiến đá xung quanh thấp hơn, nhưng cũng phải cao gần 2m. Trên thân các phiến đá không có dấu vết chạm khắc hình vẽ hay chữ nghĩa gì.
“Theo lời người già trong vùng, loại đá này được lấy trên vùng Thiết Ống (huyện Bá Thước) hay Ca Da (huyện Quan Hóa) theo sông Mã chuyển xuống đây, không phải loại đá ở địa phương. Các cụ còn bảo, chân của khối đá được chôn rất sâu trong lòng đất, tương đương với mực nước sông Mã. Như vậy, phiến đá phải dài khoảng 20m nữa, bởi dẫu nước cạn, nước dâng cũng chênh lệch dăm ba mét thôi”, ông Kiều nói.
Video đang HOT
Ông Hoàng Ngọc Kiều không biết chủ nhân của ngôi mộ là ai. Chỉ biết, vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm, dân làng Vàn bên cạnh thường ra đây cúng tế. Lại có thời điểm, có cả nhóm người khá đông từ Hà Nội, Thái Bình đến xin làm lễ. Họ ăn mặc lối xưa, tổ chức cầu cúng suốt từ 11h trưa đến tận đêm khuya.
Vẫn theo ông Kiều, sinh thời, Giáo sư Trần Quốc Vượng cùng một cô thư ký từng đến nhà ông thăm khu mộ và phán đoán: “Có lẽ đây là mộ của ông Phạm Cuống, khai quốc công thần thời Lê sơ”.
Năm 1318, vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Ông Phạm Cuống (1367 – 1454), cùng các ông Lưu Trung, Lưu Nhân Chú từ Thái Nguyên vào tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông dốc lòng phò tá, lập nên nhiều chiến công lớn, được phong là Khai quốc công thần, hưởng tước Quan Phục hầu. Trải qua ba đời vua, ông mất ở tuổi 87, được vua Lê Thánh Tông truy phong thêm nhiều tước hiệu nữa. Có thể vùng hoạt động và chiến công của ông gắn với đất Mường Phấm xưa. Có điều lạ, nơi chôn rau cắt rốn và đất phong của ông đều ở mạn sông Hồng, sông Lô, nhưng tại sao linh cữu của vị quốc lão này lại được an táng bên bờ sông Mã? Cho đến giờ, đây vẫn là một dấu hỏi lớn.
Theo Lê Quân (Người đưa tin)
Lạ lùng "thánh ăn" ở Việt Nam, cả đời mới 4 lần cảm thấy no
Do mắc căn bệnh lạ nên đến nay dù đã bước sang nửa dốc bên kia cuộc đời (57 tuổi), nhưng ông Trịnh Văn Mền (thôn Cẩm Hoa, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) mới chỉ 4 lần được ăn no.
Đến xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hỏi tên ông Mền ai cũng biết. Người đàn ông này không nổi tiếng vì làm được cái gì đó to tát trong đời, mà bởi cái sức ăn khủng khiếp mà bất cứ ai chứng kiến ông ăn đều mắt tròn mắt dẹt.
Chảy nước mắt vì 4 bữa no
Nhà của người đàn ông kỳ lạ này nhỏ bé và nằm khuất lấp ở cuối thôn Cẩm Hoa. Tìm đến ông, chúng tôi mang theo 6 gói mì tôm làm quà cho ông và cũng muốn tận mắt chứng kiến khả năng ăn của ông. Ông Mền già nua ở cái tuổi 57, khuôn mặt khắc khổ.
Mặc dù đã đi hết nửa cuộc đời nhưng ông Mền mới chỉ được ăn 4 bữa no. Ảnh: ĐT
Chúng tôi hỏi có ăn hết được số mì tôm mà chúng tôi mang theo hay không? Đôi mắt hấp háy, ông Trịnh Văn Mền nói rằng gấp đôi như vậy ông cũng ăn hết. Nói rồi ông lấy nước bỏ vào nồi đun sôi rồi bỏ cả 6 gói mì tôm vào nồi. Mì chín, người đàn ông tuổi gần 60 này vội vã ăn và chỉ một lúc là hết cả nồi mì khiến chúng tôi không giấu nổi sự kinh ngạc.
Nói về cái ăn bệnh thèm ăn đầy đau khổ của mình, ông Trịnh Văn Mền bảo rằng cuộc đời ông đến nay mới có 4 lần được ăn no. Cũng vì cái bệnh ăn khỏe mà cuộc đời của ông không khá lên được.
Người đàn ông tội nghiệp kể rằng lần đầu tiên trong đời ông được ăn no là khi vào bản làm thuê và xin được bộ da trâu. Khi đó ông thấy người ta thịt trâu, ông thèm lắm. Lân la đến, định bụng có thứ gì đó vụn vặt người ta bỏ đi thì xin về. Nhưng bản làng cách đây gần 30 năm cũng thiếu thốn, con trâu bị tận thu hết nên ông chỉ xin được mỗi bộ da. Đem bộ da ấy về, ông đun nước vôi, ngâm và đánh sạch phần lông rồi luộc chín. Cứ vậy, trong 3 ngày một mình ông ăn hết bộ da trâu mộng.
Lần thứ 2 ông được bữa no là vào năm 1984. Năm ấy lụt lội trắng đồng, không còn kế mưu sinh nên ông đi đào vàng thuê. Một hôm mưa lớn, hầm đầy nước, không làm được nên ông cùng các bạn đào vàng ngồi ở lán hút thuốc lào vặt. Khi đó có người phụ nữ chuyên gánh bánh cuốn vào bán cho phu làm vàng đi tới. Trời mưa, hàng ế, thấy vậy, các phu vàng ở lán tỷ thí với ông. Họ bảo nếu ông ăn hết gánh bánh cuốn ấy sẽ trả cho 4 chỉ vàng. Ông gật đầu nhận lời và ăn một mạch hết gánh bánh cuốn 500 cái.
Lần thứ 3 trong đời ông Mền được ăn no lại vẫn do thách đố. Hôm ấy cũng đi làm thuê, nhân gặp bà bán kẹo lạc quẩy gánh đi tới. Anh em gạ ông xem có ăn hết 30 gói kẹo lạc hay không. Ông lại gật đầu chấp nhận. Ăn hết 30 gói, lúc ấy đã gần trưa. Sợ thua, những người thách đố lại thách đố ông xem có ăn hết thêm 2,5 bơ gạo nữa không, ông lại gật đầu. Anh Đinh Văn Cần, người chứng kiến cuộc tỷ thí này đến nay vẫn còn bàng hoàng kể lại: "Em đã tận mắt chứng kiến. Thú thực trong đời, em đã lang thang khắp nơi nhưng chưa thấy ai ăn khỏe đến mức không thể tưởng tượng nổi như ông Mền".
Lần thứ 4 ông Mền tiếp tục được ăn no là khi đi đào ao thuê. Nhà thuê ông đào ao cũng làm nghề tráng bánh cuốn để kinh doanh. Hôm ấy cũng trời mưa, không làm việc được nên ông đã lân la đến bếp tráng bánh. Sẵn cơn thèm và cơn đói, được bà chủ gạ, mới đầu nghĩ ăn ít cái cho đỡ thèm. Nhưng khi ngồi vào bàn, ông không kìm được trước căn bệnh ăn không biết no của mình. Cứ cái nọ nối cái kia, lúc ông đứng dậy thì 700 cái bánh cuốn đã đi tong.
Bệnh lạ
Anh Nguyễn Văn Ninh, hàng xóm của ông Mền xác nhận rằng: "Ở xã không ai lạ với cái bệnh ăn khỏe của ông Mền. Thương ông ấy có gì thì cho thôi chứ chả ai dám dại mà đi tỷ thí. Trước có mấy người khách hiếu kì, nghe chuyện ông ấy đã lên đây. Họ không dám thách ông ấy bánh cuốn, kẹo lạc, mì tôm vì nghĩ đó là món sở trường, mà thách ông ấy ăn hết 2kg miến dong nấu không và 5 chai mật. Một phần vì muốn được ăn, phần nữa để chứng kiến khả năng của mình nên ông ấy cũng đã xơi hết. Ai cũng mắt tròn, mắt dẹt vì miến thì không sao chứ ăn từng đấy mật mía thì phải uống nước và sẽ chết vì no nước và say mật. Nhưng tuyệt nhiên ông Mền đã không gặp điều ấy".
Ông Mền và những đứa con của mình bên bữa cơm đạm bạc. Ảnh: ĐT
Hiện nay, ngoài ruộng nương để có cái bù đắp cho căn bệnh ăn khỏe của mình, ông Mền phải đi làm thuê. Nhưng theo chị Trịnh Thị Hường, hàng xóm của ông Mền thì mọi thu nhập và làm ra của ông cũng chỉ đủ nuôi sống đàn con 4 đứa và sự cầm cự trong hoàn cảnh đói nhiều hơn no của ông Mền.
Ông Mền có 4 anh em. Cha mẹ và các anh em ông không một ai có chứng bệnh kì lạ như ông. Vì ăn khỏe, lúc nào cũng đói nên năm 15 tuổi ông đã phải bỏ học và tự đi làm thuê để kiếm cái ăn cho mình. Năm 1986, ông đã gặp người vợ đầu và có một con chung. Nhưng sau, vì không hợp, trong đó có cả lý do ăn quá nhiều của ông nên hai vợ chồng chia tay.
Năm 1989, nhờ mọi người mai mối, ông gặp người vợ thứ hai. Nhưng người vợ này của ông cũng đã sớm qua đời sau khi sinh đứa con thứ hai. Bố con ông Mền côi cút nuôi nhau đến năm 2007, thương ông, hàng xóm lại mai mối và ông lấy vợ lần nữa.
Chị Hoàng Thị Nên, người vợ thứ 3 của ông Mền cho biết chị rất thương cái bệnh ăn khỏe của chồng. Chị bảo hiện nay do có tuổi, lại thêm căn bệnh lúc nào cũng đói ăn nên ông Mền bắt đầu yếu ra trông thấy. Nhưng dù yếu ông vẫn phải làm việc.
Ngoài công việc đồng áng, rỗi lúc nào ông lại đi làm thuê, từ gánh lúa, đào giếng, đào ao thuê... bất cứ việc gì ông cũng làm. Ông đi từ 4 giờ sáng đến tối mịt mới về. Nhưng thu nhập cũng chỉ đủ tiền đong gạo và mua ít muối mắm để ăn. Quan niệm của gia đình và bản thân ông Mền là cố gắng sao kiếm đủ cái ăn tuy nhiên với ông thì không lúc nào được ăn no cả.
Là gia đình nghèo, bản thân chưa được ăn no nhưng các con ông Mền lại học rất giỏi. Thương ông, hàng xóm láng giềng thường bảo nhau người cho ông bơ gạo, đấu thóc, kể cả ngô khoai để ông thêm thắt bù cho những bữa no đói phập phù của mình.
Vì ăn khỏe nên ông cũng chẳng dành ra được tiền để mua sắm và sửa chữa nhà cửa. Thương hoàn cảnh của người đàn ông cơ cực này, UBND xã Cẩm Tú đã huy động người dân cùng nhau quyên góp tiền để hỗ trợ ông Mền làm nhà. Bằng nguồn kinh phí này ông Mền và gia đình đã có một căn nhà cấp 4 để ở. Vì đó cuộc đời của người đàn ông này phần nào đã bớt cơ cực hơn. Còn cái bệnh ăn khỏe của ông có lẽ vẫn tiếp tục đeo đẳng ông cho đến hết cuộc đời.
Theo Nguyễn Khánh (Báo Gia đình xã hội)
Gần 70 tấn cá lồng tiếp tục chết trắng sông Mã Đã có gần 70 tấn cá lồng của các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Vĩnh Lộc ở Thanh Hóa chết trắng sông Mã khiến người nuôi cá thiệt hại nặng nề. Người nuôi cá lồng ở Thanh Hóa lao đao trước hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Mã những ngày qua Sáng ngày 16-8, tin từ UBND huyện Cẩm Thủy, tỉnh...