“Choáng ngợp” cổng làng bằng đá hơn chục tỷ đồng ở Ninh Bình
Cổng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư) có quy mô đồ sộ, làm bằng những khối đá xanh cỡ lớn, được chạm khắc tinh xảo. Công trình cổng làng này hoành tráng bậc nhất ở Ninh Bình với số tiền hơn chục tỷ đồng, phần lớn là nguồn ngân sách Nhà nước.
Cổng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nằm bên đường Tỉnh lộ 447 hướng vào khu vực làng nghề. Công trình có quy mô đồ sộ, hoành tráng khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, UBND huyện Hoa Lư là Chủ đầu tư công trình, đơn vị thi công là một doanh nghiệp kinh doanh, chế tác đá mỹ nghệ tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân. Tổng mức đầu tư dự án hơn chục tỷ đồng từ nguồn ngân sách và nguồn huy động hợp pháp khác.
Cổng làng “khủng” cao cả chục mét, rộng gần 20m làm bằng đá xanh với nhiều khối cỡ lớn. Cổng được thiết kế kiến trúc cổng tam quan với một cổng chính giữa rộng và cao lớn, hai bên là hai cổng nhỏ, bên cạnh đó là nhiều công trình phụ trợ khác.
Lối đi chính của cổng dành cho các phương tiện giao thông, lối đi hai bên dành cho người đi bộ và phương tiện thô sơ. Trên mái, đế và các cột, đá được trạm khắc tinh xảo với những hình thù mang đậm chất nghệ thuật.
Video đang HOT
Để làm ra cổng làng hoành tráng này, đơn vị thi công đã phải làm trong hai năm. Số tiền đầu tư lên đến gần 11 tỷ đồng, chủ yếu là bằng nguồn ngân sách. Được biết, cổng làng hoàn thành khoảng cuối năm 2017.
Để hoàn thành chiếc cổng làng đồ sộ, đơn vị thi công đã trạm khắc đá bên dưới, sau đó gắn các phiến đá lại với nhau. Mọi chi tiết trên cổng được thi công rất công phu và tỷ mỉ. Ngay khi trước cổng làng thành hình hài, nhiều người dân khi đi qua không khỏi trầm trồ.
Tuy nhiên, khi biết số vốn bỏ ra từ nguồn ngân sách hơn chục tỷ nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Một người dân chia sẻ, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân có từ xa xưa, đến nay có nhiều lối ra ra vào làng, không nhất thiết cố định một chỗ. Chiếc cổng này xây lên ở đây chỉ giải quyết khâu thẩm mỹ, còn lại chẳng tác dụng gì mấy, đầu tư số tiền lớn như vậy quả là quá lãng phí.
Hầu hết các cột của cổng làng đều được trạm khắc nổi hình rồng, các chi tiết khác là cỏ cây, hoa lá, chim muông, chi phí để làm ra những bức họa này không hề nhỏ, tốp thợ cả chục người phải làm trong thời gian dài.
Những hình rồng được khắc nổi ngay dưới chân đế cổng làng trên những phiến đá lớn.
Xung quanh chiếc cổng làng, vỉa hè, lan can cũng được lát và làm bằng đá xanh. Đây là chiếc cổng làng lớn bậc nhất ở Ninh Bình hiện nay với số tiền đầu tư cũng vào bậc lớn nhất.
Thái Bá
Theo Dantri
Bắt đầu tháo dỡ công trình xuyên lõi di sản Tràng An
Sáng 30.3, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã thuê hai đơn vị để tháo dỡ công trình cầu không phép xuyên lõi di sản Tràng An.
Sáng 30.3, hàng chục công nhân và máy khoan cắt bê tông được huy động để bắt đầu phá dỡ cầu không phép xuyên lõi di sản Tràng An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình).
Đúng 8h sáng 30.3, chủ đầu tư là Công ty Cổ phương Du lịch Tràng An bắt đầu tháo dỡ công trình cầu không phép xuyên lõi di sản Tràng An (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình).
Hai công ty về xây dựng có năng lực tốt đã được thuê để thực hiện việc tháo dỡ công trình.
Vị trí tháo dỡ bắt đầu từ đỉnh núi Cái Hạ có độ cao 100m - khu vực cầu nối giữa hai vách núi của cầu bậc thang dài hơn 500m.
Doanh nghiệp bắt đầu tiến hành tháo dỡ cầu không phép xuyên lõi di sản Tràng An. Ảnh:Nguyễn Dương
Hàng chục công nhân và máy khoan cắt bê tông được huy động. Phương pháp tháo dỡ chính chủ yếu là khoan cắt bê tông và dùng sức người di chuyển khối bê tông lan can.
Sau đó, các nhóm thợ sẽ dùng ròng rọc kéo các khối bê tông xuống mặt đất nhằm đảm bảo giữ nguyên hiện trạng núi Cái Hạ (vùng lõi Di sản Tràng An). Việc tháo dỡ ở độ cao được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn.
Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Hoa Lư, cho biết từ sáng sớm lãnh đạo tỉnh, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và lực lượng công an có mặt để giám sát, bảo đảm an ninh trật tự.
Nhóm thợ dùng máy khoan cắt bê tông tháo dỡ lan can cầu. Ảnh: Nguyễn Dương
Trước đó, trong cuộc họp với UBND huyện vào sáng 26.3, ông Nguyễn Văn Son, lãnh đạo Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An cam kết sẽ bắt đầu tháo dỡ công trình trước 30.3.
Gần đây, du khách tham quan di sản Tràng An (Hoa Lư, Ninh Bình) bất ngờ với cây cầu bê tông xuyên vùng lõi khu di sản này. Theo đó, cây cầu này bắc từ chân núi lên đỉnh núi Cái Hạ và nằm chênh vênh trên các vách đá. Cầu có chiều dài 510m với hơn 900 bậc thang. Chủ công trình được xác định là Công ty Cổ phần du lịch Tràng An.
Không chỉ xuyên qua di sản hỗn hợp danh thắng Tràng An, cây cầu còn xuyên qua không gian của rừng đặc dụng đã được giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường quản lý.
Cầu được xây từ tháng 8.2017 ngay ở vùng lõi Tràng An, khu di sản UNESCO.
Theo Nguyễn Dương (Zing)
Chủ đầu tư xin tự tháo dỡ công trình sai phạm trong di sản Tràng An Ngày 27.3,UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An đã gửi đơn đề nghị tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ (thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Công trình xây dựng trái phép trong vùng lõi di sản...