Cho vợ 20 triệu sắm Tết nhưng chưa mua được gì em đã kêu hết tiền, tôi bực mình kiểm tra lịch sử giao dịch của vợ thì ngoan ngoãn đưa nốt 10 triệu
Sững sờ với lịch sử giao dịch của vợ, tôi không ngờ cô ấy lại làm chuyện này. Vừa bực vừa tức nhưng tôi vẫn phải nộp nốt 10 triệu quỹ đen cho vợ vì…
Năm nào cũng vậy, cứ sang tháng Chạp là tôi phải “nộp thuế” cho vợ 20 triệu để cô ấy sắm Tết. Tôi là con trưởng nên phải sắm nhiều thứ, tốn kém, chưa kể quà Tết cho bố mẹ 2 bên, cho sếp… Đủ các loại tiền, khoản chi gõ đầu khiến tôi phải suy nghĩ nhiều, Tết chi thì nhiều chứ chẳng thu về được đồng nào.
Vợ tôi không bắt tôi nộp lương hàng tháng, nhưng cứ có khoản gì cần chi từ 10 triệu trở lên cô ấy lại gọi tôi đóng. Nuôi con cái, chi tiêu vợ cũng để một tài khoản riêng, mỗi tháng 2 vợ chồng sẽ bỏ vào đó 5 triệu, số còn lại là quỹ của từng người. Vợ thoải mái nhưng nhiều khi tôi cũng nhẵn túi vì những khoản to, chi chính đáng vợ liệt kê ra. Tiết kiệm cả năm, có chút tiền thì đóng hết cho vợ chi tiêu, sắm sửa Tết hết rồi.
Đầu tháng Chạp vừa rồi cũng vậy, tôi phải đưa vợ 20 triệu tiêu Tết. Năm nay tôi chuyển hướng sang chạy xe taxi công nghệ nên kinh tế cũng ổn, lại có chút tiền để ra không cho vợ biết. Kinh nghiệm 17 năm kết hôn của tôi là đàn ông phải có quỹ đen, chứ đưa hết tiền cho vợ rồi ngửa tay ra xin nhục lắm. Vả lại mấy bà vợ kiểu gì chẳng có quỹ đen, mình cũng phải phòng thân chứ.
Video đang HOT
Mới đưa 20 triệu cho vợ từ hôm mùng 3, vậy mà ngày 9 em đã kêu hết tiền dù nhà vẫn chưa thấy vợ mua sắm được tý đồ nào. Không hiểu cô ấy “đốt tiền” vào việc gì mà hết nhanh thế, tôi hỏi thì vợ bảo trả nợ vặt nên hết. Nghi ngờ vợ nói dối, tôi âm thầm điều tra xem thế nào. 20 triệu chứ có ít đâu mà vợ bảo tiêu vèo cái hết, trả nợ gì cơ chứ? Mà tiền đó đâu phải để trả nợ.
Đợi vợ ngủ say, tôi lén lấy vân tay của vợ mở điện thoại rồi mở cả tài khoản ngân hàng online của cô ấy ra. Vào kiểm tra giao dịch, tôi sững sờ khi vợ chuyển hết 20 triệu cho số tài khoản lạ. Mở xem chi tiết thông tin tên người nhận, là tên đàn ông. Nghi ngờ vợ cặp bồ, mang tiền của tôi cho trai tôi bực mình muốn lôi vợ dậy tra khảo nhưng nghĩ kiểu gì cô ấy chẳng chối cãi. Nghĩ vậy tôi kiểm tra điện thoại của cô ấy, ở phần ghi chú có tên người đàn ông này kèm theo số điện thoại, nghĩ 1 lúc tôi tặc lưỡi cứ lưu lại rồi tính tiếp.
Ngày hôm sau, tôi gọi điện tới số đó và giả là shipper, giao cho anh ta bộ ấm chén bên ngân hàng tri ân rồi xin địa chỉ nhà giao tới, ai ngờ anh ta cho ngay. Tìm tới nhà người đàn ông đó, tôi hơi ngờ ngợ vì căn nhà này khá quen thuộc với tôi. Cậu thanh niên trẻ tầm 20 tuổi ra nhận đồ khiến tôi sốc. Thằng bé này không ai khác là Tùng – đứa con riêng của tôi và tình cũ. Bao năm nay tôi không nhận nó, không quan tâm và coi nó như người dưng vì sợ vợ ghen. Tại sao nó lại nhận tiền từ vợ tôi?
Nhận ra tôi, Tùng mời tôi vào nhà nói chuyện, nó kể 5 hôm nữa sẽ lấy vợ nhưng không dám mời tôi vì tôi không thừa nhận nó. Mới đây, biết tin Tùng lấy vợ, vợ tôi đã chuyển khoản 20 triệu mừng cưới nó và nói là quà của bố. Tùng kể thêm thi thoảng vợ tôi vẫn đến gặp nó, cho nó chút tiền sinh hoạt.
Chưa bao giờ tôi nghĩ vợ lại làm thế. Cách đây 7 năm, mẹ con Tùng tìm đến gặp tôi đòi nhận bố tôi đã không chấp nhận. Bởi tôi sợ nhận con vợ sẽ không sống được. Cũng vì thế mà từng ấy năm tôi bỏ bê mẹ con tình cũ, không chu cấp cũng chẳng hỏi thăm lấy một câu. Không ngờ vợ lại thay tôi làm tròn nghĩa vụ của một người bố như vậy.
Trở về nhà, tôi hỏi ngay vợ tại sao lại làm thế, cô ấy chỉ mỉm cười bảo: “Em nghĩ kỹ rồi, anh và cô ta có con trước khi cưới em 3 năm. Anh không có trách nhiệm với Tùng từ lúc nó chào đời, giờ cưới phải có quà cưới cho con chứ. Thay vì sợ em ghen, anh hãy làm tròn trách nhiệm của một người bố đi” . Vợ nói câu đấy, tôi thấy xấu hổ về bản thân vô cùng nhưng lại vui khi vợ tôi biết nghĩ cho chồng, tốt với con chồng như thế.
Cảm kích trước tấm lòng của vợ, tôi rút nốt 10 triệu quỹ đen đưa vợ sắm Tết. Tôi nợ vợ nhiều quá rồi, tôi không thể trách vợ, hay có tài sản riêng trong khi cô ấy lại lo lắng con riêng của chồng hơn cả tôi như thế.
Ngày 28/7, cổ phiếu APH chào sàn với giá tham chiếu 41.500 đồng/CP
Sở GDCK TP.HCM vừa có thông báo, ngày 28/7 tới đây, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings với mã chứng khoán APH sẽ chính thức chào sàn HOSE.
Khối lượng chứng khoán niêm yết là hơn 132,56 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá hơn 1.325,62 tỷ đồng. Giá tham chiếu của cổ phiếu APH trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.500 đồng/CP. Biên độ dao động giá trong ngày chào sàn là /-20% so với giá tham chiếu.
Như vậy, cổ phiếu APH chính thức gia nhập thị trường chứng khoán sau hơn 3 năm thành lập (vào tháng 3/2017). Trước đó, ngày 14/7, HOSE đã có công văn chấp thuận niêm yết cổ phiếu APH.
An Phát Holdings hiện có vốn điều lệ 1.423 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học p hân hủy hoàn toàn, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp.
Hiện tại, APH là công ty mẹ sở hữu trực tiếp CTCP Nhựa Hà Nội (Mã: NHH) 55% và CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã: AAA) 48% và có kế hoạch nâng sở hữu lên 65%, CTCP An Tiến Industries (Mã: HII) cùng nhiều đơn vị thành viên khác.
Năm 2020, APH đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm đạt 12.000 tỷ đồng và 650 tỷ đồng, lần lượt tăng 26,14% và giảm 8,7% kết quả thực hiện năm 2019. Trong đó, riêng quý I/2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.834 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế giảm gần 84%, chỉ đạt 41,8 tỷ đồng.
Thêm nhiều "kênh" thu hút nhà đầu tư chứng khoán Kể từ phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên ngày 28/7/2000, đến nay thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư bởi số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng được cải thiện. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 20 năm trưởng thành và phát triển. Ảnh: ST Chú...