Cho vay xuất khẩu đạt hơn 15,2 ngàn tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 2-2020, dư nợ cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với cuối năm 2019 và chiếm tỷ trọng gần 15% so với tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Trong đó, cho vay xuất khẩu ước đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 11,3% so với cuối năm 2019.
Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của tỉnh ước đạt 691 triệu USD, tăng 9,67% so với cùng kỳ năm 2019, thanh toán hàng nhập khẩu ước đạt 666 triệu USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hải Quân
Theo Baodongnai.vn
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ ngân hàng do bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19).
Video đang HOT
ảnh minh họa.
Những khoản nợ nào được cơ cấu lại?
Theo dự thảo Thông tư, TCTD, chi nhánh NHNN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thuộc một trong hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã ký do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung).
Trường hợp thứ hai, khoản nợ đã chuyển nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày Thông tư được ký ban hành do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19.
Tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu theo hợp đồng đã ký.
TCTD, chi nhánh NHNN được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước thời điểm ngày 23/01/2020 đối với phần dư nợ của các khoản nợ nói trên mà thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng từ ngày 23/01/2020 đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch Covid - 19, bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã chuyển nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều kiện để TCTD, chi nhánh NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Dự thảo Thông tư dự kiến, TCTD, chi nhánh NHNN quyết định, chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này phải có quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19
TCTD, chi nhánh NHNN có quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
ảnh minh họa
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của TCTD, chi nhánh NHNN về khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đến khả năng trả nợ của khách hàng. TCTD, chi nhánh NHNN không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khoản nợ mà việc cấp tín dụng vi phạm các quy định của pháp luật.
TCTD, chi nhánh NHNN phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ khi đến hạn (bao gồm cả việc đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại) hoặc TCTD, chi nhánh NHNN đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ thì thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với số lãi phải thu của phần dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, TCTD, chi nhánh NHNN không phải hạch toán thu nhập mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
Trong thời gian 05 ngày đầu tiên của mỗi tháng và khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, TCTD, chi nhánh NHNN phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư này và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất nhằm kịp thời "gỡ khó" cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Hoàng Bách
Theo Baophapluat.vn
Sacombank ưu đãi lãi suất vay 2%/năm Từ ngày 27/02, Sacombank triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất tối thiểu 6,5%/năm đối với...