Cho vay xây dựng nông thôn mới chiếm tỉ trọng gần 30%
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết, tính đến cuối tháng 7-2020, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn tỉnh đạt hơn 65,6 ngàn tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 30% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong tỉnh. Dư nợ cho vay ở lĩnh vực này tăng gần 5% so với cuối năm 2019.
Một tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp ở xã Phú Bình, H.Tân Phú. Ảnh: Hải Quân
Cho vay xây dựng nông thôn nằm trong các lĩnh vực tín dụng ưu tiên. Nguồn vay vốn này được các địa phương đầu tư vào các công trình hạ tầng, giao thông nông thôn; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân tại các địa phương trong tỉnh; cũng như hỗ trợ người dân đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ vốn khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19
Nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới (vừa chống dịch vừa sản xuất) và mong muốn tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để đẩy nhanh tiến độ khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc tiếp cận các gói hỗ trợ vốn vay vẫn còn không ít khó khăn.
Video đang HOT
Doanh nghiệp đang "khát" vốn
Theo nhận định của các hiệp hội doanh nghiệp (DN) tại TP Hồ Chí Minh, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay vẫn là nguồn vốn. Ông Trần Quốc Mạnh, đại diện Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID -19 vẫn đang tắc nghẽn. "Nếu các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn vay vốn dài hạn, sẽ có khoảng 50% DN trong Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ không thể vay vốn và số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu DN không có vốn để hoạt động, tất cả các chính sách hỗ trợ đều không còn ý nghĩa, vì vốn là vấn đề sống còn của các DN hiện nay", ông Trần Quốc Mạnh cho biết.
Các doanh nghiệp cần nguồn vốn để khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Tương tự, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực - Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho rằng, sau nhiều nỗ lực khơi thông dòng vốn hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa của Thành phố, vừa qua, cũng có một số DN trong ngành lương thực, thực phẩm đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. "Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp đang vướng thủ tục hành chính. Chẳng hạn, đối với các chính sách hỗ trợ về vốn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, nhiều DN trong ngành cũng phản ánh rằng các điều kiện vay vốn thậm chí còn khắt khe, chặt chẽ hơn; thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp, rườm rà; đối tượng áp dụng còn chưa rõ ràng; DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận chính sách ưu đãi, đồng thời các chính sách hỗ trợ hiện cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng...", bà Lý Kim Chi cho biết.
Cũng theo bà Lý Thị Kim Chi, ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm cần được ưu tiên hấp thụ vốn để gia tăng sản xuất, vì cung cấp các sản phẩm thiết yếu. Quan trọng hơn, thời điểm như lúc này, nếu có vốn để triển khai nhanh và hiệu quả việc tái cấu trúc, mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, mã vùng... sẽ giúp DN tận dụng thị trường trong nước và có cơ hội rộng lớn để nhanh chóng trở lại xuất khẩu khi các đối thủ khác còn đang phải chống dịch bệnh.
Theo thống kê của Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh, hầu hết DN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như: cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giày... không phân biệt quy mô lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, trong đó khó khăn chính là về dòng vốn. Một số DN phải đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản và chuẩn bị bên bờ vực phá sản nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước, Chính phủ...
Ông Chu Đức Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh cho biết, thống kê sau mùa dịch COVID-19 cho thấy, 53% doanh nghiệp biết đến chính sách ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay... sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 28% số doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ này. Để thúc đẩy các gói hỗ trợ đến được tay doanh nghiệp, Hiệp hội đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh thiết lập cơ chế thông tin nhanh danh sách các doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch COVID-19 đang nợ ngân hàng hoặc chưa tiếp cận được vốn vay để kiến nghị lên UBND Thành phố có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
Đẩy nhanh các gói hỗ trợ
Theo ông Chu Đức Dũng, để đẩy nhanh các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tháo gỡ một số rào cản về thẩm định, chứng minh thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ... bởi đây đang được xem là nút thắt lớn nhất để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay. Ngoài ra, Hiệp hội cũng vừa phối hợp với ngân hàng để thống kê xem cụ thể từng nút thắt của các doanh nghiệp và từng bước tháo gỡ các nút thắt cho doanh nghiệp khi cần nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất trong tình hình mới - vừa khôi phục sản xuất vừa chống dịch hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động trở lại nhanh chóng nhờ việc đẩy mạnh bán hàng qua mạng, qua truyền hình... trong thời gian trong và sau dịch bệnh COVID-19.
Bà Lý Kim Chi cũng cho biết, vừa qua, DN trong ngành cũng đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn mới đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại; ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng DN chịu thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh để được hưởng hỗ trợ công khai, minh bạch, hạn chế việc "xin- cho" khi tiếp cận các gói hỗ trợ khi doanh nghiệp cần khôi phục sản xuất.
Trong khi đó, ông Bùi Anh Sơn, Phó Chủ tịch Hội cơ khí - điện TP Hồ Chí Minh, kiến nghị các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh nên có những tham mưu mang tính vĩ mô để tránh tình trạng hỗ trợ DN lớn mà bỏ quên những DN nhỏ lẻ và gói hỗ trợ không đạt hiệu quả như mong muốn. "Để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch, trước mắt, các ngân hàng áp dụng giảm lãi suất trần từ 5% xuống còn 4,75%, tức là giảm 0,25%. Mức này là không nhiều và sẽ không có tác dụng đối với DN đang hoạt động cầm chừng, thậm chí đang bên bờ vực phá sản. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên tính toán giảm lãi suất trần ít nhất là 1% thì mới có ý nghĩa cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh muốn khôi phục sản xuất", ông Bùi Anh Sơn đề nghị.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết: 4 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng của TP Hồ Chí Minh là 2,4%, cao gấp đôi cả nước. Mặc dù vậy, dư địa tăng trưởng tín dụng trong năm vẫn còn rất lớn vì kế hoạch tăng 14%, tức còn đến 11,5%, tương ứng 300.000 tỷ đồng, nên không có chuyện thiếu vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, không có chuyện ngân hàng không cho DN vay, mà vấn đề là DN có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng không mà thôi. Bởi tại TP Hồ Chí Minh, không ít DN, nhất là DN nhỏ và vừa thường không có tài sản thế chấp. Đối với các DN này, có thể liên hệ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa tại TP Hồ Chí Minh để được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn khi cần vốn vay khôi phục sản xuất
Chuyển khoản hoặc chi trả trực tiếp tiền vay cho người lao động Tổng Giám đốc NHCSXH vừa ký ban hành văn bản số 2129/HD-NHCS hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do đại dịch Covid-19 với lãi suất 0%. Theo đó, việc giải ngân được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020 thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của...