Cho vay tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán
Nhiều chuyên gia tài chính – ngân hàng nhận định, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng khoảng 50-70% so với trong năm.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán. Dịp cuối năm nhiều gia đình mạnh tay hơn cho những khoản chi tiêu dùng, ít thì vài món đồ gia dụng mới, nhiều là cả căn nhà hay chiếc xe. Và đương nhiên, các nhà băng sẽ không bỏ qua “con gà đẻ trứng vàng” này. Nội dung trên tờ Thời báo Kinh doanh số ra sáng 13/12.
Ảnh minh họa.
Lãi suất hấp dẫn là nước cờ của hầu hết các nhà băng như gói vay mua ô tô tại VPBank đang áp dụng là 7,49%/năm, TPBank từ 7,6%/năm, BIDV từ 8%/năm, Techcombank từ 8,29%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay có thể lên đến 85%, thậm chí là 100% nếu khách hàng thế chấp bằng bất động sản. Thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng đối với xe ô tô mới.
Tuy nhiên, tờ Đầu tư lại nhìn câu chuyện cho vay tiêu dùng ở góc độ đề phòng hơn. Bài viết trích ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 đạt hơn 10.200 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ tiêu dùng. Việc tín dụng bất động sản “núp bóng” tiêu dùng cũng được xem là một rủi ro lớn.
Tính đến hết tháng 11/2019, dư nợ bất động sản đã chiếm 11% tổng dư nợ, tăng 9,6% so với đầu năm. Các chuyên gia cho rằng, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn tín dụng sản xuất – kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng tăng, kéo theo cuộc đua lãi suất huy động đầu vào, từ đó tác động lên lãi suất đầu ra lên cao, do vậy, nếu không bóc tách cho vay mua nhà khỏi cho vay tiêu dùng, sẽ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu tăng.
Một trong những kênh cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay đó chính là các trung gian tài chính Fintech. Nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, Ngân hàng nhà nước, gần đây, đưa ra Dự thảo quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 49%.
Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp nhận định, quy định này không chỉ gây khó khăn cho Fintech khi gọi vốn đầu tư mà còn có thể dễ dẫn đến nguy cơ bị khiếu kiện.
Theo các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định Đầu tư song phương Nhật Bản-Việt Nam…thì Việt Nam đều đưa ra cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính – ngân hàng với phạm vi cam kết rất rộng, bao gồm tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền…
Video đang HOT
Mặt khác, mặc dù cơ quan soạn thảo cho rằng “trung gian thanh toán” không được thể hiện trong các lĩnh vực cam kết. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm pháp lý riêng của Việt Nam, còn về bản chất hoạt động này đã được bao gồm trong lĩnh vực được cam kết là dịch vụ thanh toán.
Tờ Đầu tư dẫn ý kiến của Luật sư Phùng Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng chính phủ cần cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát, theo dõi và ngăn chặn các hoạt động đầu tư không mong muốn cụ thể thay vì áp đặt hạn chế trên toàn thị trường.
Theo VTV
Siết tín dụng tiêu dùng: Khó đẩy lùi tín dụng đen
Chủ trương và mục tiêu đưa ra hiện nay là phát triển hoạt động tín dụng chính thức xuống vùng sâu, vùng xa để giúp người dân hạn chế tiếp cận tín dụng phi chính thức. Vì vậy, khi điều chỉnh các chính sách cho vay với lĩnh vực tiêu dùng cũng cần hài hòa các mục tiêu vừa kiểm soát được hoạt động cho vay, vừa đảm bảo sát thực tiễn mới hy vọng mang lại lợi ích cả về kinh tế và hiệu quả xã hội.
Bóng ma tín dụng "đen" đang bủa vây nhiều người nghèo, nhất là ở khu vực xa xôi
Tín dụng "đen" có cơ hội bùng phát trở lại
Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC) có một số nội dung đáng lưu ý và được cho là có xu hướng siết chặt hoạt động của CTTC. Điều này cũng có nghĩa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của người dân, càng tạo điều kiện cho tín dụng "đen" phát triển.
Theo đó, dự thảo quy định CTTC chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đã và đang vay tại CTTC đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của CTTC và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
TS. Cao Sỹ Kiêm
Đồng thời, CTTC phải đảm bảo tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay (cho vay tiền mặt) không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của CTTC. Lý do là vì theo NHNN, cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay có rủi ro cao, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, nên cần hướng đến khách hàng đã vay tại công ty tài chính và có lịch sử trả nợ tốt.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có thông tin cụ thể về thời điểm dự thảo thông tư sẽ được ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu dự thảo với các điều khoản giữ nguyên được thông qua thì ngành cho vay tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn, giảm hiệu quả của chính sách "sử dụng tín dụng tiêu dùng chính thức để đẩy lùi tín dụng đen".
Quả thực, những thay đổi theo chiều hướng trên có thể cản trở mục tiêu dùng tín dụng chính thức để đẩy lùi tín dụng "đen" mà chính NHNN đang nỗ lực thúc đẩy, thông qua những giải pháp mà một trong số đó chính là việc thúc đẩy cho vay tiêu dùng của CTTC, nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bởi thực tế, những người vướng vào tín dụng "đen" thường là người có nhu cầu vay tiền mặt ngay, chứ không phải là người vay tiền để mua hàng hóa và dịch vụ, nên nếu siết lại việc cho vay giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay của CTTC thì người dân càng buộc phải tìm đến tín dụng "đen" để giải quyết nhu cầu vay nóng cấp bách của họ.
Như vậy, siết việc cho vay tiêu dùng của các CTTC thì chủ trương chống tín dụng "đen" sẽ càng khó thành hiện thực, vì chúng ta đã tự hạn chế sự phát triển của một công cụ quan trọng để chống tín dụng "đen", trong khi chỉ còn công cụ đáng kể khác là tín dụng ngân hàng.
Ngoài ra, điểm đáng chú ý khác đó chính là quy định chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay đối với khách hàng đã và đang vay tại CTTC đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của CTTC và không có nợ xấu có thể hạn chế hơn nữa vai trò của CTTC trong việc chống tín dụng "đen" như chủ trương trên.
Thực tế, những người phải tìm đến tín dụng "đen" thường là những người không thể tiếp cận được ngân hàng hay thậm chí là CTTC. Nếu NHNN buộc CTTC loại bỏ những đối tượng vay tiềm năng này thì rõ ràng họ chỉ còn cách tiếp cận tín dụng "đen".
Nếu khống chế CTTC cho vay tiền mặt?
Xét ở góc độ mục đích sửa đổi Thông tư, những điểm mới trong dự thảo này mang ý nghĩa hạn chế giải ngân bằng tiền mặt nhằm giảm rủi ro cho tổ chức tín dụng, cho CTTC, đồng thời cũng hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Quy định này hỗ trợ việc quản lý rủi ro tín dụng trên toàn lãnh thổ và trên toàn hệ thống cho vay tín dụng. Tuy nhiên, dù những điểm này được đề xuất nhằm mục đích tốt nhưng lại không hợp lý. Khi khách hàng đến vay, CTTC đã xét khả năng trả nợ, đồng thời kiểm tra đến việc người vay dùng số tiền này để làm gì. Khi CTTC thỏa mãn các yêu cầu đó và thấy người này không có nợ xấu, có khả năng trả nợ thì theo quy định của dự thảo, các CTTC có thể giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt không quá 30% tổng dư nợ.
Việc hạn chế giải ngân bằng tiền mặt sẽ không hỗ trợ tín dụng tiêu dùng, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang cần "sự chống đỡ" từ sự phát triển của tiêu dùng. Một số nhu cầu về tiêu dùng phải để cho khách hàng tùy chọn cách sử dụng. Nếu giới hạn tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay (giải ngân tiền mặt) không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của CTTC sẽ không phù hợp.
Nếu CTTC bị khống chế 30% giải ngân tiền mặt nên không thể giải ngân được thì có thể họ sẽ đẩy các khách hàng này vào trường hợp đi vay tín dụng "đen" để phục vụ cho chi phí, nhu cầu nóng. Chính vì thế, việc giới hạn giải ngân về tiền mặt sẽ không hỗ trợ giải quyết tín dụng "đen" nếu chúng ta có trần khống chế 30%.
Thực tế hiện nay, dư nợ giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cũng chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các CTTC. Như vậy, nếu quy định mới theo dự thảo được thông qua, ngành cho vay tiêu dùng sẽ chứng kiến một sự giảm tốc rõ rệt, nhất là những công ty tập trung cao vào cho vay tiền mặt với khách hàng cá nhân.
Trong khi đó, ở bất cứ trường hợp nào, các tổ chức cung ứng vốn cũng phải xét đến chuyện người vay có khả năng trả nợ hay không, kiểm tra việc người vay dùng số tiền này để làm gì. Muốn tín dụng tiêu dùng góp phần giảm thiểu tín dụng "đen" thì hơn ai hết là các tổ chức tín dụng, CTTC phải đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng.
NHNN, Chính phủ nên khuyến khích các CTTC mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng quy trình vay, xét cho vay một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn, tất nhiên cũng phải trong khuôn khổ luật pháp, khuôn khổ quản trị rủi ro của các doanh nghiệp.
Kiểm soát tín dụng tiêu dùng để hạn chế rủi ro là cần thiết, trong dự thảo cũng có rất nhiều điểm tiến bộ, khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của NHNN đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động của CTTC nói riêng.
Xét ở góc độ mục đích sửa đổi Thông tư, những điểm mới trong dự thảo này mang ý nghĩa hạn chế giải ngân bằng tiền mặt nhằm giảm rủi ro cho tổ chức tín dụng, cho CTTC, đồng thời cũng hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng không nên chỉ vì mục đích một nền kinh tế phi tiền mặt mà hạn chế tín dụng tiêu dùng, tạo cơ hội cho tín dụng "đen" bùng phát trở lại. Mặt khác, chúng ta biết rằng, trong một nền kinh tế, GDP chịu tác động tích cực bởi chỉ số tiêu dùng, nếu cho vay tiêu dùng phát triển, sẽ hỗ trợ đắc lực cho phát triển nền kinh tế qua sức cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
JP Morgan dự báo VN-Index sẽ đạt 1.105 điểm trong năm 2020, lạc quan với cổ phiếu ngân hàng, tiêu dùng và CNTT Với ngành ngân hàng, JP đánh giá tích cực với VCB, TCB, ACB và đánh giá trung lập với VPB. JP dự phóng upside cho các cổ phiếu này từ 14-68% trong 12 tháng tới. Theo báo cáo mới được công bố, JP Morgan đã đánh giá tích cực với TTCK Việt Nam trong năm 2020 trên cơ sở tăng trưởng kinh tế...